Có bao nhiêu cụ rùa ở hồ gươm

Liên quan việc một người đàn ông câu trộm rùa nặng khoảng 15kg ở Hồ Gươm vào chiều 16.12, nhiều người thắc mắc đây là loài rùa gì, có phải hậu duệ của "cụ rùa" Hồ Gươm?

Về việc này, trao đổi với Lao Động, PGS.TS Hà Đình Đức cho biết, khi xem hình ảnh về cá thể rùa này, có thể nhận định đây là rùa núi nâu.

“Qua đối chiếu với hình dáng mai (mai cứng), tạm xác định đây là rùa núi nâu. Loài rùa này chủ yếu sinh sống tại ở vùng núi. Muốn biết chính xác và cụ thể nhất, phải quan sát vùng bụng, đầu cá thể rùa nhô ra thế nào”, PGS Hà Đình Đức thông tin.

Vị chuyên gia này cũng khẳng định, hiện tại ở Hồ Gươm không hậu duệ của "cụ rùa", mà chỉ có những loài rùa thông thường, như rùa cổ sọc, rùa núi nâu, rùa đất... do người dân thả xuống sau mỗi đợt phóng sinh.

Có bao nhiêu cụ rùa ở hồ gươm
Có bao nhiêu cụ rùa ở hồ gươm
Người đàn ông câu trộm rùa ở Hồ Gươm. Ảnh: C.T.V

"Cụ rùa" Hồ Gươm là cá thể cái, có tên khoa học Rafetus Swinhoei, là một loài rùa nước ngọt khổng lồ cực hiếm, thuộc họ ba ba, phần mai mềm.

Sau khi "cụ rùa" Hồ Gươm chết, hiện trên thế giới chỉ ghi nhận còn 3 con cùng loài với "cụ rùa" (một con ở hồ Đồng Mô và 2 con ở Trung Quốc). Hai tiêu bản rùa Hồ Gươm được trưng bày cạnh nhau trong đền Ngọc Sơn. Trong đó có tủ trưng bày là xác rùa chết năm 1967, một bên là xác rùa năm 2016", PGS Hà Đình Đức cho biết.

Trước đó, chiều 16.12, người dân phát hiện một nam thanh niên giữ một cá thể rùa nặng khoảng 15 kg tại khu vực hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sau đó, nam thanh niên đã bị lực lượng an ninh đưa về trụ sở Công an phường Hàng Trống làm việc.

Trao đổi với Lao Động, thiếu tá Vũ Thế Cường, Trưởng Công an phường Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, danh tính nam thanh niên giữ một cá thể rùa nêu trên tên Thái Hữu Hanh (sinh năm 1978, quê ở Yên Thành, Nghệ An). Tại đơn vị, đối tượng này khai, đã câu cá thể rùa ở Hồ Gươm vào chiều 16.12.

Rùa núi nâu còn được gọi là rùa nâu Châu Á. Đây là loài rùa cạn lớn nhất Châu Á với trọng lượng của con trưởng thành khoảng 25kg trong điều kiện tự nhiên và có thể lớn hơn rất nhiều nếu nuôi nhốt ở các khu bảo tồn.

Mai của rùa núi nâu tương đối thấp, có các vảy hình lục giác màu nâu đất. Các chi trước của rùa núi nâu thường có kích thước lớn hơn các chi sau và được phủ bởi lớp vảy khá to. Mỗi chân thường có 4 hoặc 5 móng vuốt sắc nhọn. Bàn chân sau của loài rùa cạn này khá rộng, giúp chúng đứng vững trong quá trình di chuyển.

Môi trường sống của rùa núi nâu là ở khu vực rừng nhiệt đới, các cao nguyên. Nhiệt độ tốt nhất để chúng sinh sống là từ 13 đến 29 độ C và độ ẩm khoảng 60 đến 100%.

Rùa núi nâu thường sinh sống ở những nơi gần nguồn nước như ao, suối và chúng không bao giờ đi quá xa những khu vực này. Khi khí hậu quá nóng thì chúng thường chui vào các khu đất ẩm hoặc dưới lớp lá cây.

Sáng 18/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các đơn vị liên quan đã công bố kết quả trên.

Theo ông Tạ Văn Sơn, Chi cục trưởng Thủy sản Hà Nội, ngày 22/10 tổ công tác tại hồ Đông Mô bẫy, bắt được con rùa mai mềm. Các đơn vị liên quan đã cân, đo và lấy mẫu gồm máu, mô... gửi đi xét nghiệm gen, sau đó thả rùa lại hồ.

Có bao nhiêu cụ rùa ở hồ gươm

Con rùa ở Hồ Đồng Mô được bẫy bắt và lấy mẫu phân tích gen. Ảnh: ATP

Hai trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích, kết luận gen của rùa mai mềm ở hồ Đồng Mô thuộc loài giải Sinhoe (Rafetus swinhoei) hay còn gọi là rùa Hoàn Kiếm. Đây là cá thể rùa cái, nặng 86 kg, dài mai 99,5 cm, rộng mai 75,5 cm.

Quỹ Bảo tồn rùa châu Á (IMC) cho biết, trên hồ Đồng Mô hiện có ít nhất hai con rùa vì đã phát hiện cả hai cùng nổi lên mặt nước tại một thời điểm và chụp được hình ảnh. Hôm 11/12, bộ phận thường trực của quỹ tại hồ Đồng Mô chụp ảnh một con rùa mai mềm, ước tính 130-150 kg. Dự kiến, con này được bẫy, bắt xác định giới tính trong năm 2021. Trường hợp là con đực, nhà chức trách sẽ tạo khu bãi cát ở hồ để rùa có thể sinh sản tự nhiên.

Ngoài ra, còn một con rùa Hoàn Kiếm đã được phát hiện tại hồ Xuân Khanh. Dự kiến đến năm 2021, cơ quan chức năng sẽ bẫy, bắt nó để xác định loài và giới tính. Các đơn vị bảo tồn cũng đề xuất mở rộng vùng tìm kiếm rùa mai mềm ở các hồ lớn khác trên địa bàn như Suối Hai, Đồng Quan...

Có bao nhiêu cụ rùa ở hồ gươm

TS Bùi Quang Tề vui mừng trước kết quả phân tích gen cho thấy đã tìm được rùa cùng loài rùa hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Võ Hải.

Theo kế hoạch bảo tồn các cá thể giải Sinhoe của UBND Hà Nội, giai đoạn 2021-2025 thành phố sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất ghép đôi sinh sản; sau đó sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản loài rùa Hoàn Kiếm.

Chúc mừng các đơn vị "đã tìm thấy hậu duệ rùa Hồ Gươm", chuyên gia thủy sản Bùi Quang Tề cho rằng kết quả xét nghiệm gen của các đơn vị có tư cách pháp nhân đã khẳng định nhận định của ông rằng không chỉ có một con rùa Hoàn Kiếm là đúng. Trước mắt, cần đặt tên cho con rùa đã được xác định gen và mở rộng tìm kiếm vì "tôi tin chắc hồ Đồng Mô không chỉ có một con".

Ông Nguyễn Thanh Bình, Vụ bảo tồn thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đề xuất trước mắt để bảo vệ rùa ở hồ Đồng Mô, thành phố có thể thành lập khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ nơi sống, sinh sản tự nhiên của chúng.

Đại diện thị xã Sơn Tây (nơi có hồ Đồng Mô) và huyện Ba Vì (nơi có hồ Xuân Khanh) đã cam kết thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, phối hợp bảo vệ những con rùa trên địa bàn.

Có bao nhiêu cụ rùa ở hồ gươm

Rùa hồ Hoàn Kiếm được thả lại hồ Đồng Mô sau khi lấy mẫu phân tích gen. Video: ATP

Rùa Hoàn Kiếm (còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei) được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Rùa Hoàn Kiếm hiện còn bốn con, trong đó hai ở Trung Quốc, một ở Đồng Mô và một ở Xuân Khanh. Con rùa Rafetus swinhoei duy nhất sống ở Hồ Gươm đã chết vào tháng 1/2016.

Từ năm 2003, Chương trình bảo tồn rùa châu Á thực hiện các cuộc điều tra phỏng vấn tại nhiều khu vực thuộc 18 tỉnh miền Bắc Việt Nam để tìm kiếm. Loài rùa đặc biệt này từng được tìm thấy tại hầu hết khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, chúng đã bị săn bắt mạnh mẽ trong suốt thập niên 1970 và 1980, cho đến tận những năm cuối của thập niên 1990.

Con rùa Hoàn Kiếm vừa bẫy bắt ở hồ Đồng Mô được các nhà bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á phát hiện lần đầu vào năm 2007. Năm 2008, trong trận lụt lịch sử của Hà Nội, nó đã lọt ra ngoài hồ và bị ngư dân bắt. Nhờ sự vận động của cơ quan chức năng và giới bảo tồn, rùa Hoàn Kiếm được đưa lại hồ và được theo dõi đến ngày nay.

rùa Hoàn Kiếm còn bao nhiêu con 2023?

Con cuối cùng sống ở Hồ Gươm đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Đây là những cá thể thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ Rafetus swinhoei đặc biệt quý hiếm, năm 2023 trên thế giới người ta chỉ tìm thấy được 3 cá thể.

Tại sao Hồ Gươm lại có rùa?

Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.

Còn bao nhiêu con rùa Hồ Gươm?

Đến lần thứ 5, rùa cái qua đời sau 24 giờ thực hiện thụ tinh nhân tạo. Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận 2 con rùa Hoàn Kiếm chính thức, một ở Vườn thú Tô Châu (Trung Quốc) và một con ở hồ Xuân Khanh (Việt Nam).

Tại sao cụ rùa chết?

Cụ rùa dài 2m10, chiều rộng 1m20, nặng 250 kg, trên mai rùa có một lỗ thủng tròn, đường kính rộng 5cm, sâu 6 cm, xuyên thủng xuống phổi của rùa, gây mất nhiều máu và có thể là nguyên nhân làm rùa chết. Cụ Rùa còn sống trong hồ Gươm nổi lên với nhiều vết thương trên cổ và mai trong thời gian gần đây.