Có báo nhiều cách học

Phương pháp tự học hiệu quả là điều cần thiết với tất cả mọi lứa tuổi. Dù bạn còn là lứa tuổi học sinh hay đã ra trường, chỉ cần còn muốn học kiến thức, bạn sẽ luôn cần những phương pháp này. Hôm nay, Seoul Academy sẽ giới thiệu cho các bạn một số phương pháp tự học tại nhà, giúp bạn nhanh chóng tiếp thu kiến thức và nâng cao trình độ.

Đề ra mục tiêu học tập và luôn nhắc nhở bản thân về lý do và mục tiêu đó. Khi đó, bạn sẽ có đầy đủ động cơ để học tập và trở nên tích cực hơn.

Có báo nhiều cách học
Hiểu rõ việc học là học cho bản thân, mục tiêu học là gì là phương pháp tự học hiệu quả, giúp bạn có động lực và tự giác hơn

Bạn phải hiểu rõ lý do vì sao phải học, mục tiêu là gì và khiến nó thật mạnh mẽ trong tâm trí. Chỉ như thế, mỗi khi bạn nghĩ đến việc học thì nguồn năng lượng trong cơ thể bạn mới dâng trào. Khiến bạn yêu thích, thích thú và tích cực học tập hơn.

Đây là điều đầu tiên cần phải làm trong các phương pháp tự học hiệu quả. Khi lý do và mục tiêu của bạn lớn, trong bạn sẽ có một sự thúc đẩy mãnh liệt. Bạn sẽ chủ động, tự giác học tập, tìm kiếm kiến ​​thức, thay vì chờ đợi ngoại lực tác động.

Để việc suôn sẻ, dù là việc lớn hay nhỏ. bạn cũng cần phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể. Phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định khối kiến thức cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cụ thể để học tập.

Hãy lên kế hoạch theo giờ, ngày, tuần và tháng, càng cụ thể càng tốt. Sau đó, bạn chỉ cần xem và thực hiện theo, tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Khi có nhiều câu hỏi trong đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Chẳng có cách nào khác, bạn phải ngồi dậy để nghiên cứu và trả lời những câu hỏi này. Đây chính là một trong những phương pháp tự học hiệu quả nhất mà bạn nên thử.

Có báo nhiều cách học
Câu hỏi, thắc mắc sẽ làm bạn có động lực tìm tòi, nghiên cứu và tự giác học tập hơn.

>>> Xem thêm: Phương pháp học nhóm hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên quá dễ hài lòng với tất cả những gì người khác chỉ bảo. Việc bạn chấp nhận câu trả lời một cách hời hợt sẽ khiến khả năng tự học của bạn kém đi. Tạo thành thói quen xấu như lười suy nghĩ và không chịu tìm tòi, khiến bạn ngày càng đi xuống.

Mỗi người sẽ có những phương pháp tự học hiệu quả khác nhau. Bạn chỉ nên tham khảo chứ đừng nên cố gắng ép bản thân thực hiện phương pháp của người khác.

Nếu bạn không biết cách nào phù hợp với mình, hãy thử trước nhiều lần. Sẽ mất vài tháng, hoặc tận nửa năm để có kết quả chính xác nhất. Bởi khó mà khẳng định việc học của bạn hiệu quả chỉ sau một vài lần thực hiện. Bạn có thể thử một số cách sau đây xem cái nào hiệu quả với bạn.

Học những gì bạn yêu thích sẽ khiến bạn dễ dàng học tập và làm việc hơn. Những môn này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục việc tự học, ngay cả khi bạn cảm thấy chán nản.

Tuy nhiên, với học sinh, sinh viên, không phải môn nào bạn cũng sẽ muốn học. Vậy nên, phân bổ môn không thích và môn yêu thích đan xen với nhau. Khi học xong một môn khó nhằn, bạn hãy nghỉ ngơi chút và học môn khiến mình hứng thú. Điều này sẽ khơi dậy hứng khởi trong bạn và giúp bạn có động lực trở lại.

Có báo nhiều cách học
Đan xen những môn không thích và những môn bạn hứng thú với nhau để tạo động lực tốt cho việc học

Nếu mới bắt đầu tự học, hãy đặt khoảng thời gian ngắn từ 15 phút đến 30 phút. Sau đó, tăng dần lên để mỗi ngày để việc học ngày càng tốt hơn. Từ đó, bạn sẽ quen dần với việc tự giác học tập.

Nếu thấy tự học một mình quá khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè. Lập một nhóm nhỏ từ 3 – 5 người có thể sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn. Với sự giao lưu, chia sẻ, trao đổi tài liệu, thảo luận kiến thức,… sẽ tạo động lực học tập cho bạn hơn rất nhiều. Phương pháp tự học hiệu quả này cũng dành cho những bạn chỉ có thể học tốt khi được người khác giảng dạy.

Chia sẻ những điều đã học được sẽ giúp bạn hiểu rõ bài học hơn. Việc này còn giúp tự đánh giá và bổ sung lượng kiến thức thiếu sót cho bản thân. Đây là một trong những cách mà bạn nên thử áp dụng.

Nhiều bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế. Khi hiểu rõ về lý thuyết gắn với hoàn cảnh nào trong thực tế, bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu sâu và nhớ lâu hơn.

Tìm kiếm thêm tài liệu, bài tham khảo, video từ sách báo hoặc mạng có liên quan đến kiến thức. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được thông tin thực tế, và hiểu sâu hơn về những gì cần học.

Có báo nhiều cách học
Liên hệ kiến thức với thực tế là phương pháp tự học hiệu quả, giúp tiếp thu kiến thức nhanh và sâu hơn

>>> Xem thêm: Bật mí 7 phương pháp học hiệu quả cho sinh viên

Có rất nhiều cách ghi nhớ như: viết lại nhiều lần trên giấy, vẽ sơ đồ hệ thống, đọc to, đọc thầm,… Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ kiến thức khác nhau. Bạn hãy lựa chọn cho mình một cách ghi nhớ nhanh và hiệu quả nhất nhé!

Hãy thử một số phương pháp xem bản thân học từ nghe-nhìn tốt hơn hay qua lời nói tốt hơn bạn nhé! Trong thời gian đó, bạn cần kiên nhẫn và chịu khó thay đổi phương pháp học nếu nó không hiệu quả.

Rèn luyện tính kỷ luật khi tự học. Hãy dẹp bỏ toàn bộ những vật có thể gây phân tâm khi học. Và xác định rằng, khi ngồi vào bàn học, bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí, sự tập trung cho bài học chứ không phải là một thứ gì khác.

Kỷ luật này cần gắn chặt với kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Tự học là sự tự giác và bạn cần phải tự ép buộc bản thân làm việc đúng đắn. Tự rèn luyện trật tự kỷ luật sẽ giúp bạn trên con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này rất nhiều.

Tự học sẽ gắn liền với việc tự kiểm tra kiến thức bản thân. Hãy tưởng tượng như mình đang ở trên lớp, bạn có thể tìm kiếm hoặc từ lập những bài kiểm tra ngắn cho mình.

Kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn củng cố lại lần nữa những gì đã học.

Có báo nhiều cách học
Tự kiểm tra kiến thức là phương pháp tự học hiệu quả, rèn luyện tính kỷ luật, tự giác và ôn tập lại kiến thức tốt

Đừng cố ghi nhớ quá nhiều thứ lộn xộn. Bạn chỉ nên ghi nhớ những thông tin, kiến ​​thức quan trọng, cần thiết. 

Hoặc bạn có thể chia nhỏ kiến thức thành từng phần để cảm thấy đỡ nhàm chán và có động lực tự học hơn.

Mỗi một kiến thức được học, bạn cần hiểu rõ và hiểu sâu để nắm vững. Như thế, bạn sẽ biết cách áp dụng chúng phù hợp. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học. Bộ não chúng ta có cơ chế tự lãng quên dần theo thời gian. Vì thế, việc tự học là việc cả đời chứ không phải nhất thời. Lâu lâu hãy ôn lại kiến thức cần thiết nhé!

Trên đây là một số phương pháp tự học hiệu quả được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Bạn có thể thử một hoặc nhiều phương pháp học tập cùng một lúc để xác định cách học phù hợp với bản thân. Chúc bạn nhanh chóng nâng cao việc thành tích học tập và hiểu sâu thêm kiến thức đã học

Có báo nhiều cách học

Dù được tiếp cận với lượng thông tin nhiều gấp 5 lần so với 30 năm trước, song lượng kiến thức thông thường của một người lớn vẫn không khác gì mấy so với thời điểm... 80 năm về trước.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tờ The Telegraph, trong thời đại ngày nay, chúng ta phải tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ - gấp 5 lần so với thời điểm 30 năm trước, tương đương với 174 tờ báo/ngày. Dĩ nhiên, nhiều trong số đó là các tấm ảnh chụp trên Instagram hay nhiều dòng tâm sự trên Facebook. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng thông tin chúng ta tiếp nhận đều đến từ mạng xã hội.

Trong một bài viết trên trang Harvard Business Review, ở khía cạnh doanh nghiệp, không gian học hỏi qua mạng Internet đã lớn hơn gấp 9 lần, khi mà gần như 80% công ty ở Mỹ đều có riêng các khoá học online dành cho nhân viên, góp phần đưa thông tin đến tay người học dễ dàng hơn bao giờ hết.

Có câu nói: “Thông tin là sức mạnh”, nên có lẽ bạn sẽ cho rằng, với lượng thông tin đồ sộ và dễ dàng truy cập như thế, kiến thức của con người sẽ tăng lên. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Theo một khảo sát của tờNewsweek, lượng kiến thức thông thường của một người lớn ở Mỹ vẫn không khác gì mấy so với thời điểm... 80 năm về trước. Và, ở khía cạnh doanh nghiệp, một nhân viên thực tế chỉ áp dụng được khoảng 15% những gì đã học online.

Link bài viết

Một cách ngắn gọn, có thể thấy, chúng ta đang tiêu thụ nhiều thông tin hơn, nhưng lại chẳng học hỏi tốt hơn. Nói cách khác, chúng ta đang trở thành những người học tập kém hiệu quả hơn. Vậy. làm cách nào để chúng ta có thể học tập hiệu quả hơn trong một thế giới tràn ngập thông tin như hiện nay? 4 bí quyết sau sẽ cho bạn lời đáp.

1. Tập trung vào duy nhất một chủ đề trong vài tháng

Thay vì để những cái tít giật gân làm bạn xao nhãng, hãy lựa chọn cho mình một chủ đề duy nhất và chỉ đọc về nó mà thôi. Ngoài việc giúp nạp thêm thông tin mới trên nền các thông tin cũ, việc tập trung tìm hiểu duy chỉ một chủ đề còn mang đến một lợi ích quan trọng khác, có liên quan đến cách mà não bộ của chúng ta hoạt động.

Gần đây, Adam Gazzaley - một nhà thần kinh học nổi tiếng người Mỹ - đã chia sẻ trong quyển sách The Distracted Mind của mình rằng, “chúng ta càng lọc bỏ được nhiều thông tin không cần thiết bao nhiêu, thì bộ nhớ của chúng ta sẽ càng hoạt động hiệu quả bấy nhiêu”. Nếu cứ phải xử lý những thông tin vốn dĩ chẳng liên quan gì đến mục tiêu của mình, thì rốt cuộc, bạn sẽ bị xao nhãng. Việc chắt lọc thông tin là điều thực sự cần thiết cho quá trình tiếp thu, ghi nhớ kiến thức và ra quyết định. Vì thế, thói quen đọc tràn lan mà không chọn lọc sẽ mang đến hậu quả nghiêm trọng.

2. Hệ thống hoá kiến thức đang học dưới dạng sơ đồ

Một sơ đồ được trình bày mạch lạc sẽ đóng vai trò như một bản thiết kế, giúp não tạo lập không gian để sắp xếp thông tin mà nó tiếp nhận được một cách đâu ra đó. Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, nhà tâm lý học Jean Piaget - người đầu tiên sử dụng thuật ngữ schema (sơ đồ/lược đồ) - đã khẳng định giá trị của việc hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ trong quá trình học tập. Thuật ngữ này được Piaget sử dụng để mô tả quá trình phân loại thông tin mới theo những kiểu mẫu nhất định.

Có báo nhiều cách học

Một sơ đồ được trình bày mạch lạc sẽ đóng vai trò như một “bản thiết kế”, giúp não tạo lập “không gian” để sắp xếp thông tin mà nó tiếp nhận được một cách đâu ra đó

Ứng dụng sơ đồ trong học tập sẽ giúp não bộ nạp thêm thông tin mới một cách hiệu quả hơn, khi mà nó giúp liên kết thông tin mới - cũ với nhau một cách có hệ thống. Một ví dụ đơn giản: Chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy một chiếc máy vi tính được đặt cụ thể trong phòng làm việc hơn là trong một căn nhà kho rộng lớn mà không có bất cứ gian phòng nào. Giống như vậy, nếu biết sắp xếp và phân loại thông tin mới một cách hệ thống, có liên kết với thông tin cũ, chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu thông tin ấy hơn.

3. Thường xuyên tổng hợp kiến thức được học

Tổng hợp là hành động liên kết các kiến thức rời rạc với nhau nhằm tạo nên một khối thống nhất; với trọng tâm là khối kiến thức sau khi được tổng hợp phải mang ý nghĩa hoặc có cấu trúc hoàn toàn mới. Định nghĩa này đến từ một công trình nghiên cứu mang tên Bloom’s Taxonomy of Cognitive Development (Thang đo nhận thức của nhà tâm lý học người Mỹ Benjamin S. Bloom). Đây là một thang đo nhận thức 6 cấp độ, mà trong đó, tổng hợp kiến thức là kỹ năng tư duy đứng ở bậc cao nhất, thậm chí trên cả việc ứng dụng kiến thức. Điều này có nghĩa là, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn từ việc tổng hợp kiến thức.

Link bài viết

Tổng hợp kiến thức là một kỹ năng khá phức tạp, vì nó đòi hỏi người học tìm ra cái mới dựa trên nền tảng kiến thức cũ. Khác với tóm tắt thông tin, khi tổng hợp kiến thức, bạn cần phải có ý kiến và suy nghĩ của riêng mình để có thể tìm thấy điểm nổi bật; còn tóm tắt chỉ đơn thuần là việc “nhả” lại những kiến thức đã nhận mà thôi. Một cách đơn giản để giúp luyện tập kỹ năng tổng hợp kiến thức là tự đặt câu hỏi cho bản thân. Ví dụ như: “Tôi rút ra được bài học quan trọng gì sau khi đọc bài viết này?”

4. Có chu kỳ nạp và ngưng nạp thông tin

Trong quá trình học, sẽ có lúc bạn cần phải hạn chế việc tiếp nhận thêm thông tin mới, để có thể tập trung ôn tập, xem xét và vận dụng những điều đã học. Hãy nhớ rằng, thông tin mới sẽ ít nhiều có tác động lên những gì đã học. Trên trang TechCrunch, một nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ hàng triệu người học ngoại ngữ sử dụng ứng dụng Duolingo đã chỉ ra rằng, những cá nhân có dành thời gian để ôn lại bài cũ sẽ học tập hiệu quả hơn những người liên tục nạp thêm kiến thức mới.

Vậy thế nào để biết khi nào cần nạp thêm kiến thức và khi nào cần dừng lại để ôn tập? Duolingo cho biết, nếu cảm thấy mình sắp sửa quên một kiến thức nào đó đã học, ấy là lúc bạn nên ôn tập. Hãy tự tóm tắt những thông tin đã học theo một chủ đề ưa thích, và nếu bạn nhận ra mình không thể làm điều này, thì ấy là lúc cần dừng việc tiếp thu để ôn tập.

Giữa lúc con người bị bủa vây bởi một lượng thông tin khổng lồ từ những trang blog, video YouTube, post Facebook v.v.. như ngày nay, đừng để bản thân bạn trở thành nạn nhân của những thông tin trông có vẻ thích mắt nhưng thực tế lại chẳng mang đến chút giá trị nào. Hãy trở thành một người biết đọc và biết học một cách hiệu quả; mà nhờ đó, có thể tận dụng triệt để lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận.

  • 13 bài học từ Steve Jobs dành cho tất cả những nhà sáng lập startup

  • Không phải tiền tài hay địa vị, đây mới là thước đo thành công của tỷ phú Warren Buffett

  • Ngày đi học, tối làm shipper, chàng trai 19 tuổi này đã kiếm tiền trăm triệu đô như thế nào?