Chuyển động của nguyên tử phân tử được gọi là gì

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brown.

Hình 1.1. Chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown

Quảng cáo

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Trong thí nghiệm của Brown nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh, chứng tỏ các phân tử nước chuyển động càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh.

Hình 1.2. Sự va chạm của các phân tử nước vào hạt phấn hoa

Quảng cáo

Hiện tượng khi các phân tử, nguyên tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

a) Hiện tượng khuếch tán trong chất lỏng

Ví dụ: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Do nước nhẹ hơn nên nổi ở trên, tạo thành mặt phân cách giữa nước và đồng sunfat. Sau một thời gian mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt ⇒ Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.

Cơ chế khuếch tán:

b) Hiện tượng khuếch tán trong chất khí

Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra cả trong chất khí đó là trường hợp các phân tử khí tự hòa trộn vào nhau.

Ví dụ: Mở nút lọ nước hoa trong phòng, do hiện tượng khuếch tán mà sau một thời gian ngắn, mọi người trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa.

c) Hiện tượng khuếch tán trong chất rắn

Quảng cáo

Ví dụ:

- Lấy hai thỏi kim loại là vàng và chì mài thật nhẵn ép sát vào nhau. Sau vài năm, giữa hai thỏi hình thành một lớp hợp kim vàng và chì, có chiều dày khoảng 1mm.

- Nhổ một cái đinh đã đóng vào gỗ rất lâu, quan sát lỗ đinh ta thấy phần gỗ trong lỗ đinh có màu của gỉ sét. Đó là kết quả của hiện tượng khuếch tán giữa các phân tử của đinh đã gỉ sét và các phân tử gỗ.

So với chất lỏng và chất khí thì hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất rắn rất chậm, cần phải có một thời gian khá dài mới có thể quan sát được hiện tượng này.

Chú ý: Để so sánh hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hay chậm trong các chất, ta căn cứ vào sự chuyển động nhanh hay chậm của các phân tử cấu tạo nên vật, hay nói cách khác là căn cứ vào nhiệt độ của vật. Nhiệt độ của vật càng cao tức là các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt vì

A: vật phải có nhiệt độ cao thì các phân tử, nguyên tử của vật mới chuyển động.

B: vật phải có nhiệt độ ổn định lâu dài thì các phân tử, nguyên tử của vật mới chuyển động.

C: nếu nhiệt độ của vật thay đổi liên tục thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử sẽ yếu dần đi.

D: chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.

I - CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?

- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.    

Lực liên kết giữa các phân tử:

+ Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu

+ Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn

+ Lực liên kết giữa các phân tử chất rắn mạnh

II - CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brao.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Đó là cách nói ngược, thực ra ta cần hiểu là: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

III - HIỆN TƯỢNG KHUẾCH TÁN

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí

Chuyển động của phân tử, nguyên tử gọi là gì? Vì sao?

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 

1. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

2. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Lưu ý: Trong SGK có câu " nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh" không hàm nghĩa là nhiệt độ quyết định vận tốc của phân tử mà chỉ nêu lên mối quan hệ thấy được qua TN giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử. Ở lớp 6 ta quan niệm nhiệt độ biểu thị sự nóng, lạnh thì ở lớp 8 ta có dịp thấy rõ hơn về bản chất của nhiệt độ. Nhiệt độ có quan hệ với chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật.

Sơ đồ tư duy về nguyên tử, phân tử

Video liên quan

Chủ đề