Chương trình đào tạo công nghệ thông tin đại học Sài Gòn

Đào tạo kỹ sư các ngành hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính, có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, nắm vững lý thuyết, và thành thạo các kỹ năng thực hành cơ bản, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các chuyên ngành đào tạo, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của xã hội. Trên cơ sở các kiến thức được trang bị ở trình độ Đại học, người học từng bước hoàn thiện khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học sau Đại học và trên Đại học.

Đối Tượng Tham Gia

Theo quy định tuyển sinh của trường yêu cầu.

Thời Lượng

- Hệ Đại học: 4 Năm
- Hệ Cao đẳng: 3 Năm

Nội Dung Chương Trình Đào Tạo Công Nghệ Thông Tin

- Kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
+ Kiến thức cơ sở của ngành
+ Kiến thức ngành chính
+ Kiến thức ngành thứ hai
+ Kiến thức bổ trợ tự do
+ Kiến thức nghiệp vụ sư phạm
+ Thực tập chuyên môn, nghiệp vụ, thực tập cuối khóa/thực tập tốt nghiệp
+ Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế

Chương trình đào tạo công nghệ thông tin đại học Sài Gòn

Trường Đại Học Sài Gòn - SGU
273 An Dương Vương, phường 3, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Người liên hệ: Trường Đại Học Sài Gòn
Điện thoại: (08)38354409 - 38352309
Website: http://www.sgu.edu.vn - Email: [email protected]

Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTT ngày 25/04/07 của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng. Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn chịu sự quản lý Nhà nước về Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành đa cấp, đa lĩnh vực. Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Đại học Sài Gòn đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, tại chức, chuyên tu, liên thông). Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn người học được cấp các bằng cấp: Trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân, Kỹ sư, Thạc sỹ... Hiện nay Đại học Sài Gòn đang tổ chức đào tạo cho 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ Cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lãnh vực: kinh tế - kỹ thuật; văn hoá - xã hội, chính trị - nghệ thuật và sư phạm. Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cấp độ A, B, C. ĐHSG cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Đại học Sài Gòn cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ về ứng dụng Công nghệ thông tin và ứng dụng các nghiệp vụ khác.

Công nghệ thông tin (CNTT) đã được Đảng và Chính phủ xác định là hạ tầng của hạ tầng. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần đến một triệu lao động ngành CNTT trong khi năng lực của hệ thống giáo dục quốc dân chưa đáp ứng đủ về lượng và chất như yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Tại Trường Đại học FPT, ngành CNTT là ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Chương trình được thiết kế dựa trên tham khảo gợi ý chương trình của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp CNTT như Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA), FPT, Chương trình đào tạo của EC-Council, Học viện mạng và phần cứng Jetking (Ấn Độ); các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới, các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật và thiết kế (National Association of Schools of Art and Design – NASAD).

Sinh viên được học với những giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có nhiều giảng viên là các tiến sỹ, giáo sư, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT.

Chương trình ngành CNTT được thiết kế gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung, kiến thức ngành, chuyên ngành và lựa chọn. Chương trình được thiết kế tích hợp, cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới và chú trọng đến kỹ năng thực hành và năng lực ứng dụng, sáng tạo. Các học phần được gợi ý theo một tiến độ hợp lý để sinh viên lựa chọn nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên.

Kiến thức chung: Bao gồm các nội dung về lý luận chính trị, pháp luật, kỹ năng công dân thế kỷ 21, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và quốc phòng.

Kiến thức ngành: Được thiết kế tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ và kỹ thuật mới, bao gồm các kiến thức từ nền tảng toán học, kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT và máy tính như ngôn ngữ lập trình, giải thuật, dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, quy trình phá triển phần mềm, quản trị dự án CNTT… tới các công nghệ mới như IOT, trí tuệ nhân tạo. Với chuyên ngành Thiết kế đồ họa, khối kiến thức ngành gồm các học phần nền tảng về mỹ thuật, thiết kế và nền tảng ứng dụng của CNTT trong thiết kế đồ họa.

Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên ngành CNTT có cơ hội lựa chọn một trong sáu hướng chuyên ngành gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, IOT, Thiết kế đồ họa.

Khối kiến thức lựa chọn tự do: Được thiết kế xen kẽ để sinh viên có cơ hội lựa chọn các học phần ưa thích, mở rộng sang lĩnh vực khác hoặc nâng cao hơn so với chuyên ngành đã học. Sinh viên có thể học từ học phần riêng lẻ hoặc cả nhóm học phần về một hướng kỹ thuật, công nghệ mới như Blockchain, FinTech, Automative, Data Science,… Đây là các học phần tăng tính chủ động và cá nhân hóa cho từng sinh viên.

Thời gian học tập ngành công nghệ thông tin

Chương trình gồm 9 học kỳ chuyên ngành trong đó có 1 học kỳ học tập tại doanh nghiệp (OJT), chưa kể thời gian rèn luyện tập trung và thời gian học tiếng Anh dự bị (phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên)

Chương trình CNTT được phân chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (hời gian rèn luyện tập trung + thời gian học tiếng Anh dự bị phụ thuộc trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên), giai đoạn căn bản (5 học kỳ), giai đoạn học tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT, 1 học kỳ) và giai đoạn hoàn thành tốt nghiệp (3 học kỳ cuối).

Yêu cầu đầu vào

Tốt nghiệp PTTH (hoặc tương đương), đạt quy định trúng tuyển đại học của Bộ GDĐT và đủ điều kiện xét tuyển của trường Đại học FPT.