Chứng nhận msc là viết tắt của từ gì năm 2024

Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC - Aquaculture Stewardship Council), ngành đánh bắt thủy sản và Chuỗi Hành trình sản phẩm của ASC (CoC), Quy trình chứng nhận của CoC là gì, HKB Cert mời quý Tổ chức, Doanh nghiệp cùng tìm hiểu thông qua nội dung sau.

I. Giới thiệu về ASC?

Tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC - Aquaculture Stewardship Council), ngành đánh bắt thủy sản và Chuỗi Hành trình sản phẩm của ASC (CoC) giúp các công ty và tổ chức thúc đẩy và xác định các loài cá nuôi trong trang trại đã được sản xuất có trách nhiệm. Quy trình chứng nhận của CoC bao gồm cá từ trại nuôi đến đĩa ăn để đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các sản phẩm.

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) được thành lập vào năm 2010 bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF - World Wildlife Fund) và Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH - Dutch Sustainable Trade Initiative) để cung cấp một chương trình chứng nhận hàng đầu thế giới về ngành nuôi trồng thủy sản. Tiêu chuẩn ASC bao gồm nhiều quy trình nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu và xem xét cả khía cạnh môi trường và xã hội của nông trường để đảm bảo quá trình sản xuất có trách nhiệm. Một sản phẩm được chứng nhận bởi ASC cũng phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn Chuỗi Hành trình sản phẩm (CoC). Điều này cung cấp các quy tắc cho việc thu mua, chế biến và kinh doanh các sản phẩm được ASC chứng nhận.

II. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội.

ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội

ASC xây dựng hai tiêu chuẩn thành phần: tiêu chuẩn trang trại (áp dụng cho các trang trại nuôi trồng thủy sản) và tiêu chuẩn chuỗi hành trình (áp dụng cho các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu - nhập khẩu, phân phối). Tuy nhiên, hiện nay, ASC chỉ mới hoàn thiện tiêu chuẩn đối với trang trại. Vì vậy, để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, ASC kết hợp cùng MSC cung cấp tới khách hàng dịch vụ chứng nhận MSC Chuỗi hành trình sản phẩm (MSC CoC).

  • Tiêu chuẩn Chuỗi hành trình sản phẩm MSC CoC

MSC là chữ viết tắt của Marine Stewardship Council - Hội đồng quản lý biển. Đây là một tổ chức quốc tế phi chính phủ được thành lập để khuyến khích các vùng khai thác thủy sản bền vững và thực hành nghề cá có trách nhiệm trên toàn thế giới thông qua các giải pháp thị trường dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường và thương mại.

Sản phẩm thủy sản sử dụng nhãn hiệu của MSC đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững, được quản lý tốt và được khai thác một cách có trách nhiệm. Hiện nay, MSC là một trong số các loại nhãn hiệu sinh thái được chú trọng trên thế giới, nó giúp chứng nhận các ngành ngư nghiệp bền vững. MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam

Tiêu chuẩn MSC CoC bao gồm các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát bằng tài liệu, khả năng nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và lưu trữ hồ sơ.

Việc đạt được chứng nhận MSC CoC giúp các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ các thị trường như EU, Nhật Bản,…

Sự hợp tác giữa ASC và MSC CoC nhằm đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản có được giấy thông hành đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Những sản phẩm đạt chứng nhận ASC sau khi được cấp chứng chỉ MSC CoC, sẽ được thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu đón nhận.

III. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn ASC

Tiêu chuẩn ASC bao gồm các nguyên tắc sau:

  1. Tuân thủ pháp luật (tuân thủ pháp luật, quyền hợp pháp ở tại đó).
  2. Bảo tồn môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
  3. Bảo tồn nguồn tài nguyên nước.
  4. Bảo tồn sự đa dạng của các loài và quần thể hoang dã (ví dụ: ngăn ngừa xổng thoát có thể gây nguy hiểm cho cá hoang dã).
  5. Sử dụng có trách nhiệm về thức ăn chăn nuôi và các nguồn tài nguyên khác.
  6. Sức khỏe động vật (không sử dụng kháng sinh và hóa chất không cần thiết).
  7. Trách nhiệm xã hội (ví dụ: không có lao động trẻ em, sức khỏe và an toàn của người lao động, tự do hội họp, quan hệ cộng đồng).

IV. ASC, MSC CoC mang lại lợi ích gì?

Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ASC, MSC CoC đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

ASC, MSC CoC mang lại các lợi ích tiêu biểu sau:

  • Khẳng định với người tiêu dùng rằng thủy sản được nuôi trồng theo phương pháp thực hành nông nghiệp tốt và các sản phẩm thủy sản chế biến, phân phối, dự trữ được truy xuất nguồn gốc rõ ràng..
  • Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ASC, MSC CoC đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, dễ dàng thâm nhập vào siêu thị, nhà hàng cao cấp hay xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản... Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Trên bao bì sản phẩm có dán nhãn chứng nhận ASC, MSC CoC giúp người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, có trách nhiệm về môi trường, xã hội và cam kết sử dụng sản phẩm lâu dài. Nhãn chứng nhận có giá trị lên tới 3 năm.
  • Tạo lập một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
  • Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi cũng như doanh nghiệp về sản xuất bền vững.

Khi nhu cầu tiêu thụ cá nói riêng và thủy sản nói chung tăng, do protein từ thủy sản mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thì các tiêu chuẩn như ASC tập trung vào việc đưa sản phẩm thủy sản chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng. Song song đó ASC còn tập trung vào các khía cạnh môi trường bền vững và phát triển kinh tế.

Chủ đề