Chủ tịch quốc hội hiện này là ai

Cùng dự cuộc làm việc có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; các đồng chí Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an luôn xác định công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Báo cáo của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương tại cuộc làm việc nêu rõ, về công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hằng năm, Bộ Công an đều có Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, giao cụ thể cho các đơn vị nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết để báo cáo cấp có thẩm quyền đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; đồng thời đề xuất các dự án luật và đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Chỉ tính riêng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Bộ Công an đã tham mưu, chủ trì soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội ban hành 13 luật, nghị quyết. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Bộ Công an đã tham mưu, chủ trì xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) và Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Cảnh sát cơ động. Tại Kỳ họp thứ 3 tới, Bộ Công an sẽ tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua 1 luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến đối với 2 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Về thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công an đã quán triệt và triển khai nghiêm túc, trọng tâm là Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII…

Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tập trung tham mưu, xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân; ban hành kịp thời nhiều chủ trương, kế hoạch, mệnh lệnh, giải pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện lớn của đất nước.

Bộ Công an cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu.

Tại cuộc làm việc, các thành viên Đảng đoàn Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã thảo luận các nội dung cụ thể nhằm tăng cường phối hợp, hỗ trợ Bộ Công an trong công tác xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội cho sự phát triển của đất nước.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệghi nhận sự đóng góp tích cực của lực lượng Công an đối với hoạt động của Quốc hội, nhất là trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội có 3 chức năng cơ bản gồm lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó, mục tiêu bao trùm mọi hoạt động của Quốc hội là phải bảo đảm mối quan hệ căn cơ giữa hai nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.

Quang cảnh cuộc làm việc.

Lực lượng công an với vai trò là lực lượng vũ trang quan trọng, là “thanh bảo kiếm” của Đảng và Nhà nước có rất nhiều nhiệm vụ được nêu rõ trong các chủ trương, chính sách của Đảng; được quy định tại Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, mới đây nhất là Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16-3-2022 về đẩy mạnh xây dựng lực lượng công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng pháp luật, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XV và đã được thể hiện một phần tại Kết luận số 19 -KL/TW ngày 14-10-2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV. Trong đó, tại Kỳ họp thứ 3 tới của Quốc hội cũng có một số nhiệm vụ xây dựng pháp luật do Bộ Công an chủ trì xây dựng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu dự cuộc làm việc.

Nhấn mạnh rằng quốc phòng - an ninh là lĩnh vực trọng yếu, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, chủ động, cộng đồng trách nhiệm trong mọi công việc, Bộ Công an và các cơ quan của Quốc hội cần phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng các nội dung, các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm chất lượng, tiến độ và mục tiêu đề ra.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tăng cường phối hợp thông tin giữa Quốc hội và Bộ Công an, góp phần giúp Quốc hội thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và đối ngoại.

Hiện nay, Bộ Công an đã ký Quy chế phối hợp với 3 cơ quan của Quốc hội. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội gợi mở, nên chăng có Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương để công tác phối hợp chặt chẽ hơn, có tính bao quát rộng hơn và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

CHIẾN THẮNG

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón Chủ tịch Hạ nghị viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla cùng Đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 19 - 21/4/2022.

Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Om Birla và Đoàn đại biểu Nghị viện Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đang ngày càng phát triển rất tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, hai nước vẫn duy trì, củng cố các cơ chế hợp tác quan trọng; phối hợp triển khai Chương trình hành động 2021 - 2023 nhằm đưa quan hệ song phương tiến triển ngày càng thực chất, hiệu quả. 

Đặc biệt là cuộc điện đàm cấp cao ngày 15/4 vừa qua giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là hoạt động tiếp xúc cấp cao có ý nghĩa quan trọng, thể hiện độ tin cậy chính trị cao giữa hai nước. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hạ viện Om Birla lần này cũng sẽ là dấu mốc quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Chủ tịch Hạ viện Om Birla trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị. Nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào tháng 12/2021 có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Chủ tịch Om Birla cũng cho rằng, hai bên có thể trao đổi để tăng cường hợp tác Quốc hội trong nhiều lĩnh vực như an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân, qua đó đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, phức tạp về địa chính trị, địa kinh tế, Việt Nam và Ấn Độ đang cùng chia sẻ tầm nhìn và nhiều lợi ích chiến lược chung. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, việc tăng cường hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất trong thời gian tới, góp phần quan trọng đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên thế giới; đồng thời khẳng định, sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla

Trong không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai nhà lãnh đạo thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước cũng như trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ấn Độ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2023 - 2025), Ủy ban ranh giới thềm lục địa (nhiệm kỳ 2023 - 2028), Ủy ban pháp lý và kỹ thuật (nhiệm kỳ 2023 - 2027).

Về hợp tác nghị viện, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi, tiếp xúc giữa các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, hợp tác giữa các ủy ban chuyên trách, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, thông qua các đạo luật, công tác kiểm tra, giám sát bầu cử,... đồng thời tích cực tham vấn, phối hợp lập trường tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, bao gồm IPU, APPF; tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó đại dịch COVID-19, phục hồi kinh tế, phát triển xanh, bền vững, đổi mới sáng tạo… 

Chủ tịch Hạ viện Om Birla cho biết, Nghị viện Ấn Độ vừa thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Quốc hội Việt Nam; hy vọng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước sẽ góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác nghị viện.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội hai nước kiến nghị Chính phủ hai nước thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận, hiệp định đã ký kết, phối hợp chặt chẽ tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1972 - 2022); thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại - đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, kết nối, hợp tác khoa học - công nghệ, năng lượng, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng, phục hồi kinh tế và phát triển bền vững; mong muốn có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, ngay sau chuyến thăm Ấn Độ đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam nghiên cứu, phối hợp hợp tác với các cơ quan tương ứng của Ấn Độ triển khai kết quả chuyến thăm. Hiện đã có doanh nghiệp Ấn Độ đến khảo sát và chọn tỉnh Hải Dương để đầu tư dự án Công viên dược quốc tế với cam kết vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển nhanh chóng.

Nhân dịp này, qua Chủ tịch Hạ viện Om Birla, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng mời Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaial Naidu sớm thăm lại Việt Nam.

theo TTXVN


Video liên quan

Chủ đề