Chơi hụi ở đâu

Thấm thía chuyện chơi hụi

Chơi hụi được xem là hình thức tương trợ lẫn nhau, song nó cũng là con dao hai lưỡi khi đẩy không ít người vào cảnh nợ nần, gia đình tan nát

  • Căng thẳng vì... 4 m2 đất

  • Bữa nhậu... định mệnh

  • Phiên tòa ly hôn hy hữu

  • Chung vách, cách lòng

Muốn kiếm thêm thu nhập, từ năm 2015, vợ chồng bà V.T.Q (ngụ tỉnh Long An) thành lập tổ hùn vốn (hụi). Người tham gia hùn vốn đều là chòm xóm, người quen. Bà N.B.H vốn là hàng xóm có quan hệ thân thiết nhiều năm với gia đình bà Q. Thấy nhiều người thu lợi nhuận cao từ chơi hụi, bà H. hồ hởi đăng ký. Không lâu sau, chủ hụi lẫn hụi viên đưa nhau ra tòa vì rắc rối từ việc đóng hụi.

Nhờ tòa đòi hụi chết

Đầu tiên, vợ chồng bà Q. mở dây hụi 1 triệu đồng/tháng với 28 chân hụi. Trong đó, bà H. đăng ký 2 chân hụi. Bà H. hốt hụi sau vài tháng nên phải đóng hụi chết. Khoảng nửa năm sau, bà H. trốn tránh dù còn đến 16 lần đóng hụi chết. Vợ chồng bà Q. đành tự bỏ tiền cho phần còn thiếu.

Minh họa: COP

Chuyện chưa dừng ở đó. Trong lúc đóng hụi chết ở dây hụi trước, bà H. tiếp tục tham gia 3 chân trong dây hụi mới do bà Q. làm chủ (gồm 26 chân hụi, đóng 1 triệu đồng/tháng). Như lần trước, bà H. hốt hết 3 chân hụi ngay từ đầu, đóng 5 lần hụi chết rồi lại... "xù" 21 lần còn lại. Để giữ uy tín với những hụi viên khác, vợ chồng bà Q. "cắn răng" bù tiền. Đến lúc không thể nhẫn nhịn, bà Q. nhờ tòa án can thiệp.

Phòng xử sơ thẩm chật kín người. Đa số người dự tòa đều là hụi viên trong những dây hụi do bà Q. (nguyên đơn) điều hành.

Trình bày với HĐXX, nguyên đơn tỏ rõ bức xúc khi bà H. (bị đơn) không ngại vi phạm thỏa thuận ban đầu trong giấy hùn vốn (giấy hụi). Hành động thiếu trách nhiệm đó không chỉ khiến gia đình nguyên đơn thiệt hại kinh tế mà còn làm ảnh hưởng đến những người hùn vốn khác.

"Trước khi khởi kiện, vợ chồng tôi cùng hụi viên thống nhất ngưng khui hụi. Gia đình tôi trả lại tất cả hụi viên số tiền hụi bà H. đã hốt nhưng không đóng lại. Suốt gần một năm, tôi nhiều lần yêu cầu bà H. đóng hụi. Bà ấy không những chây ì mà còn thách tôi đi kiện" - nguyên đơn dẫn chứng và đề nghị tòa án buộc bà H. hoàn trả gần 100 triệu đồng tiền đóng hụi chết.

Gần như im lặng suốt phiên tòa, bà H. nói rằng chỉ có khả năng trả góp mỗi tháng 1 triệu đồng và cam kết sẽ cố gắng đến khi trả hết nợ.

Cuối cùng, tòa án quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Theo đó, bị đơn có trách nhiệm trả nguyên đơn gần 100 triệu đồng. Nếu bị đơn không tự nguyện trả tiền, cơ quan thi hành án tiến hành kê biên tài sản nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ.

Đừng lấy ngắn nuôi dài

Phiên tòa kết thúc với phần thắng nghiêng về phía có đủ lý lẽ, bằng chứng. Đồng tình với phán quyết trên, một hụi viên chia sẻ: "Bà H. chơi lần đầu nhưng ham lời. Bà ấy cứ nghe đồn chơi hụi dễ nên cứ đâm đầu nhận nhiều chân hụi mà không tính toán khả năng kinh tế trong gia đình. Bà H. không có nghề nghiệp ổn định thì làm sao đóng nổi mấy triệu đồng một lần. Mọi người từng khuyên bà ấy góp 1 chân hụi thôi mà bà ấy đâu có nghe".

Cả nguyên đơn lẫn những người chơi hụi đều băn khoăn về kết quả thi hành án bởi bị đơn đang ở nhà thuê, bán vé số dạo; chồng và con bà H. đều đi làm ăn xa, nửa năm nay không thấy họ về thăm nhà.

Riêng bà H. nước mắt ngắn dài sau khi ra khỏi phòng xử án. "Tôi mong tiết kiệm vài đồng giúp thằng con mua miếng đất, ngờ đâu cớ sự lại thành ra vậy. Khi không đủ tiền đóng dây hụi đầu, tôi nghĩ cách hốt trước rồi tháng sau kiếm tiền bù vào. Những tháng sau, tôi không có cách nào kiếm được thêm tiền. Vì thế, tôi lại lấy số tiền đã hốt ra đóng hụi chết. Sau đó, tôi nghĩ chơi tiếp rồi lại hốt sớm để có tiền đóng phần hụi chết. Phần tiền còn lại, tôi đem đi góp vốn làm ăn rồi bị lừa mất trắng. Giờ tôi mới nhận ra không thể lấy ngắn nuôi dài kiểu này vì chỉ khiến lâm cảnh bi đát" - bà H. nức nở.

Tham gia nhiều dây hụi nhưng bà H. giấu gia đình, chồng bà mới biết chuyện khi láng giềng đồn đại và vợ chồng bà Q. tìm đến nhà đòi nợ. Vì xấu hổ, chồng bà H. chuyển lên sống với con trai ở TP HCM. Mới đây, vợ chồng bà đã làm thủ tục ly hôn, con trai bà đang phải gom góp tiền để giúp mẹ trả nợ.

Được nhà nước thừa nhận

Chơi hụi (họ) là một trong những hình thức để huy động vốn nhàn rỗi, tương trợ trong nhân dân được nhà nước thừa nhận, quy định tại điều 471 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Theo đó, việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của bộ luật này. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27-11-2006 quy định cụ thể hơn về hoạt động của hình thức này, trong đó quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia chơi họ. Cũng theo nghị định, hình thức họ bao gồm họ không có lãi và họ có lãi (gồm họ đầu thảo và họ hưởng hoa hồng).

Như vậy, khi người tham gia chơi họ dù ở hình thức nào nhưng nếu bảo đảm các nghĩa vụ của mình cũng đều được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trong trường hợp chủ họ (hoặc người cầm tiền) tuyên bố vỡ họ, người đó phải gánh trách nhiệm pháp lý trước cơ quan nhà nước và đối với những thành viên tham gia họ. Tài sản thu được sẽ được xử lý và trả cho các thành viên có quyền lĩnh họ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Tuy nhiên, nếu số tài sản thu được không đủ để thực hiện nghĩa vụ đối với tất cả thành viên tham gia họ thì giá trị tài sản thu được sẽ trả cho người có quyền lĩnh họ theo tỉ lệ phần tiền đã góp trên tổng số tiền mà các thành viên đã nộp trong một kỳ mở họ; phần tài sản bị hụt, không trả đủ sẽ bị coi là rủi ro của những người tham gia.

Di Lâm

Khái niệm hụi, chơi hụi, dây hụi? Nguyên tắc tổ chức và điều kiện tham gia họ, hụi, biêu, phường? Thỏa thuận về dây hụi? Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây hụi?

Hiện nay hình thức tổ chức họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là chơi hụi) diễn ra trên địa bàn cả nước và đang càng ngày càng gia tăng trong đời sống nhân dân. Đồng thời với đó là thực trạng số tiền các bên tham gia chơi hụi cũng ngày càng tăng lên, nhiều khi lên đến con số hàng tỷ đồng. Mặc dù đây không phải là một hình thức bị pháp luật ngăn cấm nhưng để tránh trường hợp vi phạm pháp luật cũng như để tránh trường hợp quyền và lợi ích bị ảnh hưởng thì người dân tham gia hình thức này cần phải nắm rõ những quy định mới nhất của pháp luật.

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về hụi, họ, phường, tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Khái niệm hụi, chơi hụi, dây hụi?

– Khái niệm chơi hụi được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó họ, hụi, biêu, phường được xác định là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán được thực hiện dựa trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người  cùng tập hợp lại với nhau để định ra số người chơi, thời gian tham gia, số tiền hoặc tài sản khác, phương thức góp, cách thức lĩnh hụi cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên.

– Dây hụi là một hụi được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia hụi bao gồm chủ hụi (nếu có) và các thành viên tham gia. 

– Chủ hụi là người đứng ra thực hiện các công việc như tổ chức, quản lý dây hụi, thu và giao các phần hụi cho thành viên trong hụi đủ điều kiện lĩnh ở mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi, và chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây họ tham gia dây hụi. 

– Thành viên là người tham gia vào dây hụi, được góp, được lĩnh tiền hụi và được trả lãi nếu là hụi có lãi.

2. Nguyên tắc tổ chức và điều kiện tham gia họ, hụi, biêu, phường:

– Một là, nguyên tắc tổ chức của việc chơi hụi:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì việc tổ chức hụi phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự;

Xem thêm: Quy định về chơi hụi, họ, phường? Cách tính tiền chơi hụi có lãi?

+ Mục đích của việc tổ chức hụi là nhằm tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia;

+ Nghiêm cấm thực hiện hành vi lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động nguồn vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Hai là, điều kiện tham gia hụi:

+ Điều kiện để trở thành thành viên của hụi:

Cá nhân muốn là thành viên của hụi thì phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên đối với trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà có tài sản riêng thì có thể là tham gia chơi hụi, thành viên của dây họ, nếu tài sản là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật của mình đồng ý. Ngoài ra cần đảm bảo các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

+ Điều kiện để thành viên của hụi làm chủ hụi là: phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Nếu các thành viên của hụi tự tổ chức dây hụi thì chủ hụi pahir đảm bảo điều kiện là người được hơn 1/2 thành viên trong hụi bầu, trừ trường hợp các thành viên trong hụi có thỏa thuận khác so với quy định này và chủ hụi phải đảm bảo các điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

3. Thỏa thuận về dây hụi:

Các thỏa thuận về dây hụi phải được lập thành văn bản, kể cả việc sửa đổi, bổ sung sau khi đã ban hành văn bản thỏa thuận. Theo quy định của pháp luật thì văn bản thỏa thuận về dây hụi không cần công chứng, chứng thực nhưng nếu các bên có yêu cầu thì vẫn có thể thực hiện.

Xem thêm: Những rủi ro pháp lý đối với cá nhân tham gia hụi, họ

– Trong văn bản thỏa thuận về dây hụi phải đảm bảo các nội dung bắt buộc phải có như sau:

+ Thông tin cá nhân của chủ họ bao gồm: họ và tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú;

+ Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

+ Phần đóng góp hụi; phương thức góp, lĩnh hụi.

+ Thời gian diễn ra dây họ, thời gian của kỳ mở hụi;

– Các nội dung có thể thỏa thuận thêm:

+ Lãi suất (chỉ áp dụng đối với hụi có lãi); mức hoa hồng của chủ họ được hưởng (áp dụng với hụi có hưởng hoa hồng);

+ Giao phần hụi cho thành viên;

Xem thêm: Hội viên không tham gia đóng hụi phải chịu trách nhiệm gì?

+ Việc ký quỹ hoặc các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ khác của chủ hụi;

+ Thỏa thuuận về phương thức, điều kiện, thời điểm gia nhập, rút khỏi dây hụi, chấm dứt dây hụi;

+ Trách nhiệm của chủ hụi, thành viên khi vi phạm nghĩa vụ và các nội dung khác. 

4. Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây hụi:

– Gia nhập dây hụi:

Mội cá nhân có thể được tham gia dây hụi khi:

+ Nhận được sự đồng ý của người chủ hụi và tất cả các thành viên của dây hụi;

+ Có tài sản đủ để góp phần hụi theo thỏa thuận của các bên tính đến thời điểm tham gia.

Tuy nhiên nếu trong văn bản thỏa thuận về dây hụi có các quy định về điều kiện khác thì cá nhân cũng phải tuân theo.

Xem thêm: Một số điểm lưu ý với hình thức hụi và so sánh với hợp đồng vay

– Rút khỏi dây hụi:

Khi một thành viên của dây hụi muốn rút ra khỏi dây thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đối với thành viên đã được lĩnh hụi: được rút khỏi dây hụi khi đã đóng đầy đủ các phần hụi chưa góp và tiến hành giao cho chủ hụi hoặc giao cho thành viên giữ sổ hụi. 

+ Đối với thành viên đã thực hiện việc góp hụi nhưng chưa được lĩnh thì sẽ được lĩnh các phần họ theo văn bản thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì được nhận lại các phần đã góp tại thời điểm kết thúc dây hụi hoặc phần hụi đã góp tại thời điểm rút khỏi dây hụi. Đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả một phần tiền lãi đã được nhận (nếu hụi có lãi) và phải thực hiện các nghĩa vụ khác nếu có; ngoài ra thành viên mà gây thiệt hại cho hụi thì phải bồi thường.

+ Đối với người tham gia dây hụi chết thì các quyền và nghĩa vụ của người đó được giải quyết và thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đối với việc tham gia dây hụi của người thừa kế thực hiện theo thỏa thuận giữa người thừa kế và những người tham gia dây hụi.

– Chấm dứt dây hụi:

Dây hụi sẽ bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Sau khi mục đích chơi hụi của các thành viên đã đạt được;

Xem thêm: Quy định về họ, hụi, biêu, phường nếu không đóng lại hàng tháng

+ Dựa theo thoả thuận trong văn bản thỏa thuận của những người tham gia;

+ Hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 

Đối với trường hợp dây hụi khi chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của những người tham gia sẽ được thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy ta thấy đối với hình thức tham gia họ, hụi, biêu, phường mặc dù chỉ là một hình thức tổ chức tài chính của người dân giữa các cá nhân với nhau tuy nhiên hiện nay theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP và Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định khác chi tiết và chặt chẽ về vấn đề tham gia họ, hụi, biêu, phường. Khi các cá nhân tham gia tổ chức, chơi hụi thì nên nắm vững và cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh trường hợp quyền lợi bị xâm phạm.

→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về hụi, họ, phường vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trên toàn quốc.

TÓM LẠI:

1. Khái niệm chơi hụi

Chơi hụi (tên khác: họ, hội, biêu, phường, huê) gọi chung là họ, là một hình thức huy động vốn trong dân gian Việt Nam và thường do phụ nữ thực hiện. Đây là hình thức trái ngược với trả góp. Trước đây, việc chơi hụi chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền lợi nhưng kể từ năm 2006 đã có Nghị định 144/2006/NĐ-CP quy định hướng dẫn về họ

Xem thêm: Bị thành viên giật không đóng hụi phải làm sao?

2. Hình thức và Thể thức chơi hụi.

– Có hai hình thức hụi: hụi có lãi và hụi không có lãi

– Thể thức:

Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (“chủ hụi”) và mời các thành viên khác cùng chơi (“con hụi”). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…

Ví dụ: Một dây hụi mười người, góp ngày 10.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A được “hốt hụi” thì bà nhận được số tiền là: 10.000 đồng x 10 người X 30 ngày = 3.000.000 đồng (trong đó có tiền bà góp là: 10.000 đồng x 30 ngày = 300.000 đồng), ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.

Qua kỳ thứ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được “hốt hụi” với số tiền tương tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi.

Chơi hụi có lãi

Bên cạnh đó, còn có hụi tính lãi. Với kiểu này, người nào hốt trước sẽ lỗ nhiều, người “hốt hụi chót” sẽ lời nhiều. Thường một chu kỳ hụi có lãi theo tháng người hốt trước phải đóng nhiều tiền, người hốt sau phải đóng ít tiền hơn.

Xem thêm: Quy định pháp luật về hụi

Ví dụ: có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người đóng 850.000đ, người lấy xong tháng sau đóng 1.000.000 đ cho tới hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những người tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000 đ. Hiểu đơn giản là trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai chỉ chịu bù cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không nên chơi

Hụi chết là người hót trước: phải trả lãi

Hụi sông là người hót sau: được lời

Giả sử người có dư vốn muốn chơi hụi thì có thể so sánh, tổng số tiền mình bỏ ra trong một chu kỳ, tổng số tiền mình nhận được đến lúc mình lấy đã trừ đi tiền của chủ hụi. So sánh tổng số tiền mình sẽ gửi vào ngân hàng đến thời gian đó. Tất nhiên còn đo độ rủi ro nữa

3. Đặc điểm.

Chơi hụi giống hình thức bỏ ống tiết kiệm nhưng giúp các con hụi có cơ hội nhận trước tổng số tiền mình định tiết kiệm nhanh hơn. Và khi đã nhận được tiền hụi, người đó trở về giống hình thức trả góp.

Bể hụi: Khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi, đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi.

Giựt hụi: Tới kì mở hụi mà không tìm ra chủ hụi, thì gọi là giựt hụi.

Xem thêm: Trách nhiệm của hụi viên khi rút hụi không đóng tiếp

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật: 1900.6568

Video liên quan

Chủ đề