Hành vi thương mại độc lập là gì

Skip to content

Thương nhân là gì? Khái niệm và đặc điểm của thương nhân theo quy định Luật thương mại 2005.

Khái niệm thương nhân là gì?

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005).

– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

– Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

– Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện:

+ Thực hiện những hành vi thương mại;

+Thực hiện những hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Ngoài ra, trong quá trình thi hành Bộ luật Thương mại, các thẩm phán và các học giả pháp lý đều thừa nhận thêm hai điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của mình, có năng lực hành vi thương mại.

Các thuộc tính cơ bản của thương nhân:

– Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại; thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập;

– Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên;

– Thương nhân phải đăng ký kinh doanh.

Đặc điểm pháp lý của thương nhân

Thương nhân có những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:

  • Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: Như vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không. Thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân.
  • Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chinh mình và vì lợi ích của bản thân mình: Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập. Điêu 121-1 Bộ luật Thương mại Cộng hoà  Pháp quy định, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.
  • Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên: Hoạt động thương mại thường xuyên là một trong các dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. Một chủ thể thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, tự thân, nhân danh chính mình nhưng hành vi thương mại đó không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục thì không thể là thương nhân. Điều đó được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại của các nước.
  • Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại: Năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân bằng những hành vi của chính bản thân mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi sẽ được tham gia với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, bằng hành vi của mình có thể độc lập xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.
  • Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh: Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

 Phân loại thương nhân theo quy định hiện hành:

Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân được phân loại như sau:

Thứ nhấtthương nhân là cá nhân: Đây là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.

Thứ haithương nhân là pháp nhân: đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.

Thứ bathương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ thừa nhận thương nhân là cá thể và pháp nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về khái niệm, đặc điểm của thương nhân. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail:

  • Luật Thương mại 2005
    đã biết | Tải về

  • Click để xem thông tin
  • Địa chỉ: 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 39 30 32 79 (6 lines)
  • Di động: 0906 22 99 66


Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Video liên quan

Chủ đề