Chim chuột là như thế nào

Giở trò chim chuột là gì? Trong tiếng Việt, “chim chuột” là động từ dùng để chỉ hành động trai gái ve vãn nhau – “Giở...

Posted by Tạp chí ĐÁNG NHỚ on Tuesday, June 9, 2020

(2)  Tần Lĩnh (秦嶺) là một dãy núi chính chạy theo hướng đông-tây ở nam bộ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Cùng với Hoài Hà, dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Bắc và Nam Trung Quốc. Tần Lĩnh là nơi sinh sống của rất nhiều loài thực vật và động vật hoang dã, một số loài trong số đó không thể tìm thấy ở một nơi nào khác trên trái đất.

Bạn tìm hiểu thông tin về “chim chuột là gì”. Đây là một chủ đề đang được nhiều đọc giả của Vpet quan tâm. Trong bài viết này Vpet sẽ giải đáp thắc mắt và tổng hợp cho các bạn “26 điều cần biết về chim chuột là gì”. Hãy cùng xem hết bài viết này nhé.

Sau đây là tất cả thông tin và kiến thức nổi bật xoay quanh chủ đề “chim chuột là gì” mà do đội ngũ tác giả chúng tôi biên soạn lại được. Ngoài ra trong bài viết này các bạn có thể tìm thấy các nội dung liên quan như là “chim chuột là gì dịch, chim chuột là gì khái niệm, chim chuột là gì lấy ví dụ, chim chuột là gì y khoa, chim chuột là gì trong y khoa, chim chuột là gì trong sinh học, chim chuột là gì trong viễn thông, chim chuột là gì từ điển ...”. Tất cả chủ đề trên sẽ có trong bài viết này.

Về nguồn gốc của cặp từ đó, cách lý giải phổ biến cho rằng nó có gốc từ câu thành ngữ Trung Hoa “Chimùng Hang”, gọi tắt là Chim Chuột.


Trong nhiều cách lý giải nguồn gốc của câu thành ngữ này, có hai cách đáng chú ý nhất.
Cách thứ nhất cho rằng tại một hang núi ở Cam Túc, Trung Quốc có hiện tượng chim chuột sống cùng nhau. Ở đây, do không có cây để làm tổ, chim phải đẻ trứng vào hang chuột. Chuột cho chim sống ở ngoài hang của mình và ấp trứng cho chim. Đổi lại, chim báo cho chuột sự xuất hiện của chim đại bàng để chuột ẩn trốn. Núi có tên Chim Chuột từ đó.


Cách thứ hai cho rằng cũng tại núi đó, chim và chuột, dù khác loài nhưng sống cùng trong một hang như vợ với chồng.


Tuy nhiên, một nghiên cứu dân tộc học lại đưa ra một cách lý giải khác.


Núi mang tên Chim Chuột ở Cam Túc là có thực, nhưng tên gọi đó bắt nguồn từ tục trai gái của hai thị tộc mang tên Chim - Chuột gặp gỡ, ân ái với nhau trong một cái hang ở núi này. Cho đến đầu thế kỷ 20, người ở vùng núi ấy vẫn có những hội lễ có trai gái hát đối đáp giao duyên.


Cũng vào thời gian đó, tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam, người ta vẫn thấy còn những hội lễ của người Thái, Mông có tục trai gái hát đối đáp giao duyên rồi ân ái tự tình trong hang núi.
Nhiều tộc người thời xa xưa có tục vào đầu xuân cho trai gái hòa hợp trong hang như một nghi lễ nhằm kích thích tái tạo sự cân bằng hòa hợp Âm - Dương của cả vũ trụ, nguồn gốc của vạn vật sinh sôi nảy nở. Hang núi là một vũ trụ thu nhỏ, nơi đất nối với trời, nơi đôi tái tạo đôi vợ chồng đầu tiên của loài người sau cơn hồng thủy. Một dấu tích của tục trên là nghi lễ Tắt đèn ở một số làng Việt Bắc Bộ trước năm 1945.


Tại làng La Khê (nay thuộc quận Hà Đông) vào hội xuân hàng năm, hôm cuối hội có lễ rước Thành hoàng làng từ miếu về đình. Trong lễ tế thần ở đình, toàn thể già trẻ gái trai trong làng đều phải có mặt. Khi lễ tế đêm sắp kết thúc tức khi rã hội, đèn nến trong đình bỗng phụt tắt, trống chiêng nổi lên làm nhịp cho trai gái đứng gần nhau mặc sức ôm ấp, vuốt ve nhau, thậm chí ân ái cùng nhau. Sau gần một tiếng, trống chiêng im, nến đèn lại sáng, mọi người vui vẻ ra về.


Người làng La tin rằng, năm nào nghi lễ đó diễn ra, cả làng sẽ được an khang thịnh vượng. Cô gái nào lỡ mang bầu trong dịp này làng không những không bắt tội mà lại còn được làng giảm cho nửa số tiền nộp cheo khi cưới xin bởi đó là điều may mắn tốt lành trời cho và dân làng cũng sẽ phát tài phát lộc.


Chính từ nghi lễ đó mà xứ Đoài có câu ca dao:


Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy chẳng tày rã La


Trở lại với tục trai gái hát giao duyên rồi ân ái trong hang núi xưa, chim và chuột chính là hai biểu tượng hay hai tên gọi thích hợp nhất cho trai gái của hai dòng họ hay hai làng có quan hệ hôn nhân truyền thống với nhau.


Trong tâm thức biểu tượng âm dương xưa, chim và chuột là hai con vật vừa đối lập - phủ định nhau vừa kết nối, bổ sung, thống nhất với nhau tương ứng với các cặp sáng - tối, cao -thấp, trời - đất... Một số loài chim (đại bàng, cú mèo, diều hâu, quạ cò)… là loài săn bắt ăn thịt chuột, ngược lại chuột cũng là loài vật thích tấn công tổ chim.


Mặt khác, với các cư dân nông nghiệp trồng lúa, chim và chuột cũng là hai con vật có nhiều điểm chung gần gũi. Cả hai đều phá hoại mùa màng, điều lý giải tục săn chim (gà gô, cuốc, trĩ) tập thể đầu xuân ở nhiều làng Việt xưa và tục săn chuột vào mùa thu của một số làng bản Việt, Thái, Khmu ở Hải Phòng, Nghệ An nay. Cả hai đều sinh sôi nảy nở nhanh khi mùa màng tươi tốt, điều lý giải cả chim lẫn chuột đều là biểu tượng cho sức sống, sự thịnh vượng của người và vạn vật.


Không ngẫu nhiên, trong truyền thuyết của một số tộc người ở Đông Nam Á, chim - chuột là hai con vật gắn bó và có vai trò tương đương với nhau, lại có thể thay thế chuyển hóa lẫn nhau.


Cụ thể, trong truyền thuyết Quả Bầu Mẹ của người Khmu, chuột là con vật báo trước cho hai anh em ruột về nạn lụt lớn sắp xảy ra và khuyên họ làm một con thuyền độc mộc để thoát nạn. Nhưng sau đó, chim lại là con vật khuyên hai người lấy nhau để duy trì nòi giống người.
Nếu trong một truyền thuyết của người Dao, chú chuột nhắt tinh nhanh đã lẻn vào lấy thóc từ kho của ông Trời về cho người thì trong truyền thuyết của người Mông, tộc người anh em gần gũi với họ, một con chim đã làm điều đó.


Trong một truyền thuyết Trung Hoa, vào mùa xuân, chuột lại hóa thành chim cút, loài chim đẻ nhiều như chuột và bị chuột thích săn mồi.


Trong tự nhiên, loài dơi, cũng được gọi là “chuột bay”, là một loài nửa chim nửa chuột. Dơi thường ngủ đông trong hang núi và là con vật giúp nhà nông thụ phấn cho hoa, diệt trừ sâu hại cho mùa màng.


Trở lại với thành ngữ “chim chuột”, tất cả những gì nêu ở trên cho thấy đó là một thành ngữ có gốc từ văn hóa Việt cổ, có thể có cùng cội nguồn xa xôi chứ không phải là sự vay mượn từ câu thành ngữ Trung Hoa.


Còn nữa, trong tiếng Việt ngày nay, cặp từ “chim chuột” thường được dùng cho một đôi trai gái nào đó với nghĩa dung tục. Nhưng như chúng ta thấy, ngày xửa ngày xưa, việc trai gái “chim chuột” mang tính cộng đồng và mang một ý nghĩa tín ngưỡng cao sâu, thiêng quý.

Nhà dân tộc học Tạ Đức

Đôi chim chuột là gì?

Về nghĩa cặp từ “chim chuột” trong tiếng Việt, nhiều người biết đó một thành ngữ chỉ việc trai gái ve vãn tán tỉnh nhau. Về nguồn gốc của cặp từ đó, cách lý giải phổ biến cho rằng nó có gốc từ câu thành ngữ Trung Hoa “Chimùng Hang”, gọi tắt là Chim Chuột.

Chim chuột nghĩa bóng là gì?

Chim chuột là động từ dùng để chỉ hành động trai gái ve vãn nhau, chẳng hạn: Giở trò chim chuột; cứ lo chim chuột thì còn làm ăn được .