Chích ngừa viêm gan b bao nhiêu mũi

Người lớn cần tiêm viêm gan B mấy mũi? Nếu cơ thể chưa từng mắc viêm gan B hoặc chưa có kháng thể thì nên tiêm 3 mũi theo liệu trình.

Chích ngừa viêm gan b bao nhiêu mũi

Viêm gan B có biểu hiện gì?

Dấu hiệu viêm gan B là gì? Bệnh viêm gan B thường không có triệu chứng. Có những người mắc viêm gan B trong một thời gian dài nhưng không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hay biểu hiện bất thường. Viêm gan B được chia theo 2 giai đoạn:

- Giai đoạn cấp tính thường ủ bệnh trong vòng từ 1-6 tháng. Ở giai đoạn này, bệnh thường không có biểu hiện gì. Rất nhiều người bệnh không cảm thấy bất cứ dấu hiệu nào. Hoặc với những người bệnh cơ thể có sức đề kháng yếu, sẽ có biểu hiện như: nước tiểu đậm, mệt mỏi buồn nôn, vàng da vàng mắt, đau bụng tiêu chảy, gan to…

- Giai đoạn mãn tính thường thời gian mắc bệnh trên 6 tháng. Ở giai đoạn này bệnh nhân cũng không có biểu hiện gì nhiều. Một số người có thể có các biểu hiện của giai đoạn viêm gan B cấp tính như chán ăn, đau bụng, sốt, vàng da vàng mắt…

Viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B là bệnh lây khi tiếp xúc với các chất dịch hoặc máu của người nhiễm bệnh. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao thông qua một số cách như:

- Lây qua đường máu: Khi dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh; Da có vết xước và tiếp xúc với phần da hở của người mắc viêm gan B; Bị nhiễm máu của người bệnh khi dùng chung dao cạo râu, xăm hình, phẫu thuật, tiểu phẫu y tế, nha khoa…

- Lây qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng chung dụng cụ tình dục. Con đường lây truyền này thường gặp ở các trường hợp không tiêm phòng và có nhiều bạn tình.

- Lây từ mẹ sang con. Viêm gan B lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Tuy nhiên mức độ lây nhiễm phụ thuộc vào nồng độ của virus viêm gan B của bà mẹ. Còn nồng độ virus viêm gan B có trong sữa mẹ rất ít. Và nếu có lây nhiễm trong trường hợp này là do trẻ cắn ti mẹ khiến da bị trầy xước, chảy máu.

Khi nào cần tiêm viêm gan B

Nhiều người nghĩ rằng tiêm vaccine viêm gan B xong sẽ không bị mắc bệnh. Thế nhưng, những trường hợp đã tiêm vaccine viêm gan B vẫn có khả năng mắc lại. Hoặc trên thực tế cũng có nhiều người tiêm vaccine viêm gan B xong nhưng cơ thể không có kháng thể. Vì vậy sau khi tiêm xong, mọi người nên làm xét nghiệm kháng để xác nhận lại. Bên cạnh đó, mọi người cần tiêm đủ liều và liều nhắc lại cần tiêm đúng lịch trình.

Mọi người nên tiêm nhắc lại vaccine viêm gan B trong vòng 5 năm trở lại. Sau khi tiêm hết đủ 3 mũi, trong vòng 6 tháng đến 1 năm nên xét nghiệm kháng thể để xác nhận xem cơ thể có kháng thể hay chưa.

Viêm gan B tiêm mấy mũi?

Nếu tiêm phòng viêm gan B, người lớn nên làm xét nghiệm để biết cơ thể đã có kháng thể hay chưa và xem bản thân có bị nhiễm virus hay không.

Đối với trường hợp chưa bị nhiễm virus viêm gan B (kết quả HBsAg âm tính) và cơ thể chưa có kháng thể viêm gan B (AntiHBs âm tính) thì nên tiêm phòng 3 mũi theo lịch trình: mũi 1; mũi 2 khách mũi 1 một tháng; mũi 3 tiêm sau khi tiêm mũi 1 6 tháng.

Các đối tượng có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao cần sàng lọc và tiêm phòng viêm gan B. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan B cao bao gồm:

- Những người quan hệ tình dục đồng giới.

- Những người bị mắc bệnh lây qua đường tình dục.

- Người có nhiều bạn tình.

- Nhân viên y tế, lực lượng chức năng, người làm việc trong các môi trường có khả năng tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm bệnh.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin – Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và ThS.BS Nguyễn Công Cảnh, Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B gây ra, loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Dù có cùng cách thức truyền bệnh với virus HIV nhưng khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới và tiêm vắc-xin phòng viêm gan B là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh

Vắc-xin phòng viêm gan B giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B và các hậu quả như xơ gan, ung thư gan. Vắc-xin phòng viêm gan B được khuyến cáo sử dụng cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B. Tuy nhiên, việc tiêm chủng rộng rãi vắc-xin phòng viêm gan B sẽ góp phần kiểm soát viêm gan B trong cộng đồng và giảm tỉ lệ viêm gan D do viêm gan D không thể xảy ra nếu không bị nhiễm viêm gan B.

Lưu ý: Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B không phòng được các bệnh viêm gan do các tác nhân khác như virus viêm gan A, virus viêm gan C.

Chích ngừa viêm gan b bao nhiêu mũi

Vacxin viêm gan B có tác dụng phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B

2. Chỉ định và chống chỉ định của vắc-xin phòng viêm gan B

2.1. Chỉ định

Nhóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao

  • Nhân viên y tế như: Bác sĩ, phẫu thuật viên, nha sĩ, y tá, hộ lý
  • Nhân viên y tế thường xuyên phải tiếp xúc với máu, dịch phẩm.
  • Nhân viên trong phòng thí nghiệm
  • Nhân viên hoặc cư dân trong trại dưỡng lão, trại cứu tế...
  • Người đến vùng dịch
  • Người có nguy cơ trong quan hệ tình dục
  • Cảnh sát, quân nhân, nhân viên cứu hỏa...và những người có nguy cơ phơi nhiễm virus viêm gan B trong công việc của họ.
  • Gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan B, đặc biệt là các em bé sinh ra từ những bà mẹ có HBsAg (+) và HBeAg (+).

Nhóm bệnh nhân

  • Những bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu có thể đã bị nhiễm virus viêm gan B
  • Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch
  • Những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo.
  • Bệnh nhân ghép tạng.

2.2. Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin. Đặc biệt những trường hợp có biểu hiện mẫn cảm với vắc-xin phòng viêm gan B ở lần tiêm trước
  • Người mắc các bệnh bẩm sinh, mắc bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan hay bị bệnh đái tháo đường hoặc suy dinh dưỡng, bệnh cấp tính....không phải là đối tượng chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng viêm gan B...

3. Liều lượng và cách dùng vắc-xin phòng viêm gan B

Chích ngừa viêm gan b bao nhiêu mũi

Tại Việt Nam, mũi 1 vắc-xin phòng viêm gan B được khuyến cáo tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h đầu

3.1 Lộ trình tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ em

  • Trường hợp mẹ không nhiễm virus viêm gan B: theo thông tư 38/2017/TT-BYT ban hành ngày 17/10/2017 về danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định:
    • Liều sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh hoặc sớm nhất có thể nếu trẻ phải trì hoãn tiêm
    • Liều thứ 2, 3, 4 có thể tiêm với vắc-xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B (vắc-xin 6 trong 1, 5 trong 1) bắt đầu tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 28 ngày.
    • Liều cuối cùng nên nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc-xin 6 trong 1 (hoàn thành trước 24 tháng tuổi).
  • Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B: Trong giai đoạn mang thai, virus viêm gan B rất hiếm lây từ mẹ sang con, thường không quá 2%. Sự lây nhiễm chủ yếu xảy ra trong quá trình sinh nở. Do đó, nếu người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B, cần tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ để đảm bảo trẻ không bị lây bệnh. Thời điểm tiêm càng trễ, hiệu lực của vắc-xin càng giảm:
  • Tiêm vắc-xin trong 24 giờ đầu sẽ phòng được 85 - 90% sự lây truyền từ mẹ sang con
  • Tiêm vắc-xin ngày hôm sau (48 giờ), hiệu lực vắc-xin giảm 50 - 57% mỗi ngày.

Trình tự tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ khi người mẹ mang virus viêm gan B có thể theo 2 phác đồ như sau:

  • Phác đồ 1: 0-1-2-12
    • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
    • Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
    • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được đủ 2 tháng tuổi.
    • Liều thứ 4 tiêm cách liều thứ 3: 12 tháng.
  • Phác đồ 2: 0-1-6-18
    • Liều sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh. Cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
    • Liều thứ 2 được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng tuổi.
    • Liều thứ 3 tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
    • Liều thứ 4 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là 12 giờ sau đó viêm gan B được nhắc lại cho trẻ trong vắc-xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B (5 trong 1 hay 6 trong 1) vào lúc 2,3,4 và 18 tháng tuổi.

Sau tiêm liều thứ 4 ít nhất 1 tháng có thể xét nghiệm HBsAg và HBsAb để xác định trẻ có bị nhiễm virus viêm gan B không và hiện đã có đủ kháng thể kháng virus viêm gan B giúp bảo vệ trẻ chưa?

Lưu ý do vắc-xin viêm gan B không tạo đáp ứng miễn dịch suốt đời vì lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 5 năm cần cho trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb). Nếu kháng thể HBsAb < 10mUI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc-xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

3.2 Lộ trình tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho người lớn, trẻ lớn

  • Xét nghiệm trước khi tiêm: cần làm các xét nghiệm HBsAg và anti-HBs (HBsAb) để biết đã bị nhiễm bệnh hay trong cơ thể đã có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả là HBsAg dương tính, nghĩa là bạn đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Còn nếu HBsAb dương tính tức là bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B, khi đó không cần thiết phải tiêm vắc-xin nữa. Nếu cả hai xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, tức là chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc-xin để phòng bệnh.
  • Phác đồ tiêm: có thể chọn 1 trong 2 phác đồ
    • Phác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).
    • Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.
    • Nên xét nghiệm HbsAb sau mỗi 5 năm và nhắc lại 1 liều vắc-xin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mUI/ml.

3.3. Lịch tiêm chủng nhanh

Dành cho các trường hợp cần hiệu quả bảo vệ nhanh như bị kim tiêm nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B đâm phải, chuẩn bị đi vào vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao....

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: Sau mũi 1 bảy (7) ngày
  • Mũi 3: Sau mũi 2 hai mươi mốt (21) ngày.
  • Mũi 4: nhắc lại sau mũi đầu tiên 12 tháng.

4. Thận trọng khi sử dụng vắc-xin phòng viêm gan B

Chích ngừa viêm gan b bao nhiêu mũi

Có thể sử dụng các loại vacxin viêm gan B thay thế cho nhau

Các đối tượng bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên dừng tiêm vắc-xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ không có chống chỉ định tiêm vắc-xin này.

Thời kỳ ủ bệnh của viêm gan B dài, do đó có thể bệnh nhân đã bị nhiễm virus trước khi tiêm phòng mà không biết. Do đó, vắc-xin không thể ngăn ngừa sự lây nhiễm virus viêm gan B trong trường hợp này.

Sự đáp ứng miễn dịch của vắc-xin phòng viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Độ tuổi: Nam giới trên 40 tuổi đáp ứng miễn dịch kém hơn
  • Bị béo phì
  • Bị đái tháo đường
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Đường tiêm không thích hợp: Như tiêm ở mông hay tiêm trong da
  • Người nhiễm HIV/AIDS.

Với các trường hợp trên thường có đáp ứng miễn dịch kém hơn, do đó nên cân nhắc liều tiêm bổ sung.

Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú: Các loại vắc-xin phòng viêm gan B được khuyến cáo không nên tiêm cho phụ nữ có thai. Nhưng với những phụ nữ có thai mà có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể tiêm được. Vắc-xin này không chống chỉ định tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.