Chỉ số trung bình ngành ngân hàng 2023 năm 2024

Chứng khoán Việt Nam nửa đầu tháng 12/2023 dao động với biên độ hẹp quanh vùng 1.100 - 1.120 điểm. Với những yếu tố vĩ mô đang hồi phục và hỗ trợ, giai đoạn này phù hợp để nhà đầu trung và dài hạn thực hiện tích lũy thêm cổ phiếu cho danh mục đầu tư.

Cổ phiếu Ngân hàng là dòng không thể thiếu để tạo hiệu ứng lan tỏa nhằm góp phần kéo VN-Index tăng trưởng dài hơi. Ngoài ra, so với nhiều ngành khác, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn ở vùng giá khá hấp dẫn để đầu tư do chưa tăng trưởng nhiều trong năm vừa qua.

Theo Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), tín dụng toàn hệ thống có thể bứt tốc trong các tháng cuối năm. Dự báo, tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 đạt khoảng 12% và cải thiện lên 13-14% trong năm 2024.

Số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến 30/11/2023 đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 9,15% so với đầu năm 2023; tính đến 22/11/2023 đạt 8,21%. Khi so sánh 2 con số này với nhau, chỉ trong 8 ngày cuối tháng 11/2023, tăng trưởng tín dụng đã nới thêm 0,94%.

Tăng trưởng lợi nhuận luôn là nền tảng quan trọng nhất cho sự tăng giá của cổ phiếu. Ngân hàng là một trong những nhóm ngành sụt giảm lợi nhuận mạnh trong quý IV năm ngoái, đây sẽ là mức nền rất thấp để con số tăng trưởng sắp tới đạt mức cao.

Thực tế, kỳ vọng mức tăng trưởng mạnh trong quý IV/2023 là hoàn toàn khả thi dựa trên mức nền thấp nhất của toàn ngành trong cuối năm 2022. Con số tăng trưởng này sẽ giúp cải thiện tâm lý thị trường.

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng được kỳ vọng sẽ phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ năm 2024 khi môi trường kinh doanh trở lên thuận lợi hơn. BSC dự báo lợi nhuận sau thuế các ngân hàng chỉ tăng trưởng khoảng 4% so với cùng kỳ trong 2023 nhưng sẽ tăng trưởng khoảng 24% so với cùng kỳ trong 2024.

Định giá của Ngành hiện đang duy trì quanh mức trung bình kể từ 2016 đến nay. Trong đó, P/B bình quân là 1,3x với nhóm tư nhân và 2,1x với nhóm quốc doanh, tiệm cận với đáy năm 2020 và 2022. Đây là mức phù hợp để tích lũy với triển vọng lợi nhuận tạo đáy sau 2023 và phục hồi từ 2024.

Phân hóa và chọn lọc cơ hội

Bên cạnh những mảng sáng, bức tranh kinh doanh ngành Ngân hàng vẫn xen lẫn những "gam màu tối" do nền kinh tế và thị trường bất động sản hồi phục khá chậm, dẫn tới nhu cầu tín dụng còn yếu và hoạt động xử lý nợ xấu tiếp tục gặp khó khăn.

Hơn nữa, rủi ro khiến nợ xấu xấu phình to trong năm sau có thể đến từ Thông tư số 02/2023/TT-NHNN hết hiệu lực vào tháng 06/2024, các khoản nợ tái cơ cấu trước đây sẽ về đúng nhóm phân loại nợ. Nghi quyết số 42/2017/QH14 hết hạn vào 31/12/2023 trong khi Luật các tổ chức Tín dụng sửa đổi chưa được thông qua tạo ra khoảng trống pháp lý cho việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, bộ đệm dự phòng của các ngân hàng thu hẹp trong năm 2023 khiến dư địa xử lý nợ cho năm sau không nhiều.

Trong một bức tranh đan xen những điểm sáng tối, câu chuyện Ngân hàng của 2024 sẽ phân hóa sâu, khi mỗi nhóm ngân hàng có những đặc trưng về tập khách hàng, chất lượng tài sản và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau.

Nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân, mua nhà, mua xe (VPB, VIB, TPB) có nợ xấu tăng mạnh. Trong khi những ngân hàng theo đuổi chiến lược thận trọng như VCB, ACB vẫn đang kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất toàn ngành.

Tỷ lệ bao phủ (LLCR) giữa các ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì bộ đệm trên 200%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm ngân hàng còn lại đều đã dưới mức 100% tính đến quý III/2023.

Các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng, trích lập đầy đủ, bộ đệm dự phòng vững chắc, ít phơi nhiễm với bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ có khả năng kiểm soát chi phí rủi ro tín dụng tốt hơn các ngân hàng khác. Nhóm ngân hàng top dưới với tỷ lệ bao phủ thấp (chỉ dưới 50%) sẽ chịu nhiều áp lực và không có dư địa để loại bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối.

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh và NIM thu hẹp, các ngân hàng có bộ đệm dự phòng dồi dào như CTG, MBB là những ngân hàng có cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Tóm lại, sự phân hóa của các nhóm ngân hàng sẽ ngày càng rõ ràng, vì vậy triển vọng tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngân hàng trong 2024 sẽ tập trung vào nhóm các ngân hàng lớn, một số ngân hàng thuộc nhóm quy mô nhỏ sẽ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm.

Theo đó, nhóm cổ phiếu có thể xem xét đầu tư trong dài hạn là các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội so với ngành. Ngoài ra, các ngân hàng với câu chuyện riêng nổi bật như hoàn thành đề án tái cơ cấu hay thoái vốn nhà nước cũng nên được lưu tâm. Một vài cổ phiếu chú ý như: ACB, VCB, BID, MBB, STB, LPB.

Vietstock lựa chọn tiêu chuẩn NAICS 2007 (The North American Industry Classification System) để áp dụng cho việc phân ngành vì tính phổ biến, bao quát cao, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, có nhiều điểm tương đồng với hệ thống phân ngành VSIC 2007 của Việt Nam, và có trật tự logic cao trong việc sắp xếp thứ tự ngành.