Chi phí mua sắm trung bình của người việt nam năm 2024

Câu chuyện mua sắm ngày Tết ở Việt Nam đã không còn quá nặng nề khi cuộc sống vật chất ngày càng đủ đầy. Nhiều bà nội trợ cho biết mặc dù không phải mua quá nhiều đồ đạc mới trong gia đình, vẫn có quá nhiều thứ cần phải chuẩn bị, chính vì vậy, khoản chi tiêu ngày Tết càng ngày càng cao.

Riêng bánh kẹo, cây cảnh đã khoảng 10 triệu

Khi được hỏi về việc chuẩn bị mua sắm ngày Tết, chị Mai (49 tuổi) sống tại Hà Nội thở dài: "Mình sợ Tết lắm, mặc dù đồ dùng mới thì hiếm khi phải mua vì đã sắm sửa quanh năm, không thiếu thốn gì nhưng vẫn còn vô số thứ phải tính toán".

Trước mỗi dịp Tết, chị Mai cho biết mình thường dành tiền chủ yếu vào việc mua quà tết, bánh kẹo, mua hoa, cây cảnh trang trí trong nhà. Với quan niệm ngày xuân phải có nhiều hoa tươi để đón một năm mới rực rỡ, nhiều tài lộc, chị Mai chia sẻ: "Chỉ một chậu lan đẹp đã có giá từ 4 - 5 triệu đồng, cành đào và quất mỗi loại cũng khoảng 1 triệu đồng, chưa kể đến hoa tươi và bánh kẹo các loại. Tính nhẹ nhàng đã khoảng 10 triệu".

Chi phí mua sắm trung bình của người việt nam năm 2024

Những quả bưởi chữ tài, lộc cũng được bán 500.000 đồng/quả trong dịp Tết Canh Tý. Ảnh: Phương Lâm.

Bên cạnh đó, chị Mai cũng cho rằng chi phí mua quà biếu Tết cũng tốn kém, đặc biệt là với gia đình làm ăn thì quà Tết dành cho đối tác càng nhiều.

"Tiền quà tết thì khó tính toán nhưng theo như mọi năm là khoảng 10 triệu. Ngoài ra, mình cũng để thêm 5 triệu để mừng tuổi trẻ nhỏ", chị nói thêm.

Trong tháng Tết năm 2019 vừa qua, sức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đạt mức 46.000 tỷ đồng , cao nhất trong 3 năm liên tiếp theo báo cáo của Kantarworldpanel. Ở cả nông thôn và thành thị, 33% sản phẩm tiêu dùng được mua với mục đích làm quà biếu.

Chi nhiều cho tiền du lịch, tiền biếu gia đình

Bài toán chi tiêu ngày Tết không chỉ dành cho người đã lập gia đình mà cũng là một khoản chi lớn của những người độc thân.

Minh Hằng (23 tuổi) không khỏi giật mình khi nhìn vào danh sách những khoản phải dành ra cho dịp Tết Canh Tý sắp tới. Là nhân viên của một công ty IT ở TP.HCM, Hằng nhận định mặc dù mức thu nhập có thể nói ở mức tạm ổn, số tiền cần dùng để tiêu Tết là khá lớn.

"Mình dự định sẽ biếu bố mẹ 5 triệu, mua quà cho gia đình và họ hàng khoảng 5 triệu đồng, 3 triệu để mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ. Mặc dù cũng không phải mua quá nhiều thứ nhưng mình là con gái thì cũng cần chăm chút lại bản thân nên cần thêm 3 - 4 triệu cho khoản này nữa. Vậy tính sơ sơ tiền chi tiêu dịp Tết này đã gần 20 triệu đồng nếu tính thêm cả tiền đi lại.", Hằng nói.

Chi phí mua sắm trung bình của người việt nam năm 2024

Nhiều người chi tiêu mạnh tay vào các chuyến du lịch dịp Tết. Ảnh: Chính Phong.

Tương tự, dù vẫn còn độc thân, Hải Anh (26 tuổi) ở TP.HCM cho biết mỗi dịp về quê ăn Tết với gia đình, anh cũng dành ra 5 - 10 triệu đồng để biếu bố mẹ, mua thêm một vài món quà Tết cho họ hàng.

Ngoài ra, có những năm muốn thay đổi không khí, Hải Anh lại đi du lịch vào dịp Tết. "Nếu Tết đi du lịch thì mình vẫn sẽ gửi tiền về cho gia đình làm quà. Song, khoản chi tiêu khi đi chơi cũng khá tốn kém, thường ở mức 7 - 10 triệu nếu du lịch trong nước hoặc 10 - 25 triệu nếu đi chơi ở các quốc gia châu Á", Hải Anh nói thêm.

Người Việt tiết kiệm nhưng thoáng tay dịp Tết

Chia sẻ thêm về chuyện đi du lịch dịp Tết, chị Mai cho biết cũng đã có những năm vợ chồng chị quyết tâm tự thưởng cho cả nhà một chuyến nghỉ ngơi, không vướng bận đến cỗ bàn, tiếp khách... Thế nhưng, những năm ấy lại thường phải chi tiêu nhiều hơn.

"Nếu Tết không ở nhà được thì cần phải mua quà biếu từ sớm, trung bình khoảng 20 triệu tiền quà. Ngoài ra, tiền đi du lịch cho bốn người cũng khá lớn, khoảng 50 - 70 triệu đồng cho chuyến đi 5 ngày", chị giải thích.

Có thể thấy không ít người Việt sẵn lòng chi tiêu mạnh tay vào dịp Tết, thậm chí nhiều hơn thu nhập hàng tháng của mình. Tuy nhiên, các báo cáo về hành vi tiêu dùng cho thấy người Việt lại nằm trong nhóm quốc gia tiêu dùng tiết kiệm trong hoạt động chi tiêu thường ngày.

Báo cáo về niềm tin người tiêu dùng của Nielsen quý II/2019 chỉ ra Việt Nam vẫn là quốc gia có người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm nhất khu vực. Trong quý II, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong top 2 thị trường có xu hướng tiết kiệm cao nhất (69%), chỉ xếp sau Hong Kong (70%).

Trong những tháng đầu năm, xu hướng mua sắm của người Việt cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã chi tiêu ít hơn vào quần áo mới (-9%), giải trí bên ngoài (-6%), sản phẩm công nghệ mới (-8%) và nâng cấp/ trang trí nhà cửa (-8%), thay vào đó là dành tiền cho tiết kiệm và du lịch.

Theo ông Trần Văn Trọng, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ kinh doanh qua sàn thương mại điện tử khi số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng về số lượng, chất lượng. "Họ mua nhiều hơn với giá trị mua tăng, kỹ năng mua sắm trực tuyến thành thạo hơn", ông đánh giá.

Nhưng thói quen mua hàng của người dân cũng dần thay đổi cùng sự xuất hiện của các xu hướng mua sắm mới. Theo ông Đặng Anh Dũng, Phó tổng giám đốc Lazada Việt Nam, thế hệ tiêu dùng mới am hiểu công nghệ, sẵn sàng chi trả là thành phần quan trọng nhất của kinh tế số.

Thống kê của sàn thương mại điện tử này cho thấy 43% người dùng trẻ như GenZ (sinh từ năm 1997 trở đi) truy cập ứng dụng mua sắm hàng ngày. Mỗi người mua trung bình 7 ngành hàng trên Lazada trong giai đoạn 2021-2023.

Chi phí mua sắm trung bình của người việt nam năm 2024
Thương mại điện tử và kinh tế số đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Thạc sỹ Mai Hoàng Thịnh, khoa Thương mại - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp chia sẻ thêm, sự phát triển của thương mại điện tử đã mang lại rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Từ các khảo sát cho thấy, có 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần mỗi tuần đạt mức 59%.

Đặc biệt, có 85% người tiêu dùng cho biết họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến. Có 66% người tiêu dùng cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình. Trong khi đó, 34% còn lại sẵn sàng mua các mặt hàng bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.

"Người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt. Đây là xu hướng chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam trong mua sắm trực tuyến và đặc biệt hình thành rõ rệt sau đại dịch Covid-19" - Thạc sỹ Mai Hoàng Thịnh nói.

Bên cạnh gia tăng mua sắm trực tuyến các mặt hàng nội địa, những nghiên cứu của Visa cho thấy những hiểu biết mới về người tiêu dùng Việt Nam, trong đó mọi người tự tin mua sắm trực tuyến hơn, chi tiêu quốc tế nhiều hơn cũng như ưa chuộng thanh toán không tiếp xúc.

Những thay đổi này cũng đã được Bộ Công Thương Việt Nam dự báo, với sức mua của người tiêu dùng ước tính tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, dữ liệu của Visa cho thấy người dùng chi tiêu nhiều nhất cho các danh mục thực phẩm, bao gồm nhà hàng phục vụ nhanh và tạp hóa, và di chuyển ở tháng cận Tết.

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu quốc tế trong thời gian lễ hội với giá trị giao dịch trực tuyến đã tăng trưởng gấp đôi so với chi tiêu tại cửa hàng truyền thống.

Bắt nhịp xu hướng, người tiêu dùng Việt đang cho thấy sự tự tin hơn trong mua sắm online, ngay cả với các danh mục truyền thống thiên về giao dịch trực tiếp như bảo hiểm, di chuyển và lưu trú - hiện là 3 ngành hàng dẫn đầu trong giao dịch thương mại điện tử.

Nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng chi tiêu quốc tế của người tiêu dùng Việt Nam tăng gấp đôi so với mức tăng trưởng chi tiêu trong nước. Sự tăng trưởng này là kết quả của phát triển trong mua sắm trực tuyến và làn sóng du lịch nước ngoài đang gia tăng mạnh mẽ.

Có tới 30% người dùng Việt Nam tham gia khảo sát đã đi du lịch giải trí hoặc kết hợp công tác trong 12 tháng qua. Trong đó, các điểm đến nước ngoài phổ biến bao gồm Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Anh và Mỹ.

Mặt khác, khối doanh nghiệp đầu tư mạnh cho quảng cáo trực tuyến, tập trung vào nhu cầu chuẩn bị và tâm lý phấn khởi của người tiêu dùng trong mùa lễ Tết, có thể kể đến các hoạt động tiêu biểu như sắm sửa quà tặng, mua thực phẩm và đồ trang trí, các chuyến thăm gia đình hay chương trình khuyến mãi.

Bà Đặng Tuyết Dung- Giám đốc Visa Việt Nam và Lào chia sẻ: “Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số và sự đa dạng hóa về danh mục chi tiêu, ở cả nền tảng trực tuyến và trực tiếp".

Bên cạnh đó, theo bà Dung, phần lớn người tiêu dùng lựa chọn thanh toán không tiếp xúc với 64% số giao dịch trực tiếp thực hiện trên thẻ Visa từ tháng 1 đến hết tháng 2 năm 2024 là giao dịch không tiếp xúc.

Điều này phù hợp xu hướng chấp nhận thanh toán không tiếp xúc ngày càng tăng ở các điểm bán hàng, với dữ liệu mới nhất từ Nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2023 của Visa cho thấy, ít nhất 74% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng thanh toán không tiếp xúc, đặc biệt là thanh toán bằng ví điện tử, cho các dịch vụ ăn uống, mua sắm bán lẻ và thanh toán tại cửa hàng tiện lợi.

Dữ liệu nghiên cứu từ đơn vị này cũng ghi nhận, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng cho chi tiêu trong nước vì muốn tận dụng những lợi ích và chương trình tặng thưởng do loại hình thẻ này mang lại.

Hơn một nửa (55%) người tiêu dùng được khảo sát có xu hướng lựa chọn thẻ tín dụng khi mua sắm tại Việt Nam vì ưu đãi tặng thưởng, chương trình hoàn dặm bay và hoàn tiền.

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử bình quân 16-30% một năm. Bán lẻ qua thương mại điện tử tiếp tục có 1 năm tăng trưởng đột phá về doanh thu. Năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tăng thêm khoảng 4 tỷ USD (tăng 25%) so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD. Số liệu nghiên cứu của Google, Temasek & Bain cũng cho thấy, kinh tế số của Việt Nam tăng ở mức hơn 20% trong hai năm qua, cao nhất Đông Nam Á.

Quy mô kinh tế số dự kiến đạt 30 tỷ USD năm nay, và sẽ tăng lên 45 tỷ USD vào 2025. Trong đó, riêng thương mại điện tử có thể đạt 24 tỷ USD vào 2025 và tăng lên 60 tỷ USD vào năm 2030.

Với đà tăng mạnh mẽ này, theo Bộ Công Thương, hiện là thời điểm ngành thương mại điện tử xây dựng mô hình, chiến lược phát triển mới để giúp doanh nghiệp hồi phục và mở rộng thị trường. Đặc biệt, người dùng trẻ ngày càng khó tính hơn, họ có xu hướng tìm kiếm các giá trị khi mua hàng và sẽ thay đổi thương hiệu nếu thiếu chất lượng. Thực tế, thương mại điện tử đang mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ. Để giữ chân người dùng, doanh nghiệp cần mang lại nhiều trải nghiệm hơn cho họ, gồm gia tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ bền vững.