Chân thiện mỹ có nghĩa là gì năm 2024

Lý tưởng Chân Thiện Mỹ xuất hiện trong xã hội loài người đã lâu lắm rồi, có thể là từ khi con người biết suy nghĩ, biết tư duy. Triết học, văn học nghệ thuật, điện ảnh cho đến toán học, kỹ nghệ đều đang nỗ lực, phấn đấu cho lý tưởng Chân Thiện Mỹ, đều đang nỗ lực phấn đấu để tiêu diệt cái Giả, cái Ác, cái Xấu để xây dựng, để hoàn thiện một thế giới với Chân, với Thiện, với Mỹ. Nhưng từ cổ chí kim, tuy cái lý tưởng đó nung đốt nhân loại nhưng chưa bao giờ nhân loại đạt đến lý tưởng thế giới chỉ còn Chân Thiện Mỹ không còn Giả Xấu Ác mà thế giới vẫn tồn tại song hành cả Chân Thiện Mỹ và Giả Xấu Ác. Vì sao vậy ? Vì đây là bản chất của Thực Tại Thế gian, có hai mặt như hai mặt của một đồng tiền không thể tách rời, không thể chỉ có mặt này mà không có mặt kia. Và cũng vì bản chất hai mặt này của thế gian có tính chất vô chủ vô sở hữu nên không ai có thể làm chủ nó, không ai có thể điều khiển nó, không ai có thể sửa chữa, thay đổi được đó. Trong thực tại thế gian, thực tại của nhân loại không những tồn tại hai cặp đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau, nương nhau mà tồn tại như Chân Giả, Thiện Ác, Đẹp Xấu mà đang tồn tại vô số cặp đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau đang cùng nhau tồn tại như Âm Dương, Sống Chết, Thích Ghét, Hạnh phúc Khổ đau, Yêu thương Thù hận, Duy vật Duy tâm vv… từ tổng thể cho đến từng chi tiết. Trong nhận thức nhị nguyên Tâm Vật của nhân loại có Chủ thể nhận thức là Con người chủ quan và Đối tượng nhận thức là Thế giới khách quan thì hai mặt đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau nhưng đồng thời tồn tại thuộc về ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC, thuộc về THẾ GIỚI KHÁCH QUAN, là tính chất, bản chất của thế giới, của vũ trụ vạn hữu. Điều này có nghĩa là con người có tồn tại hay không tồn tại, có nhận thức được hay không nhận thức được, có muốn thay đổi hay không muốn thay đổi thì hai mặt đối lập của thực tại vẫn TỒN TẠI KHÁCH QUAN không phụ thuộc vào chủ thể nhận thức là con người.

Lý tưởng Chân Thiện Mỹ của con người muốn phấn đấu nỗ lực để diệt trừ, để chấm dứt một mặt Giả Xấu Ác để chỉ còn tồn tại một mặt duy nhất Chân Thiện Mỹ đã mâu thuẩn ngay từ đầu với sự TỒN TẠI KHÁCH QUAN của hai mặt đối lập của thế giới thực tại. Đây chính là mâu thuẩn, đối kháng ngay trong nhận thức, trong hiểu biết nhị nguyên Tâm Vật của nhân loại, là biểu hiện của vô minh, của hiểu biết không đúng sự thật. Vì thế, LÝ TƯỞNG Chân Thiện Mỹ là “Sự thật ( Lý ) được tưởng tượng ra” theo nguyên nghĩa của từ “lý tưởng” chứ không phải là sự thật có thể đạt được trong thực tế. Và các lý tưởng khác như xây dựng một thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc, một thế giới chỉ có hạnh phúc không còn khổ đau, chỉ có yêu thương không có thù hận … đều là ảo tưởng tương tự. Điều phát hiện đặc biệt của Đức Phật thì đi ngược lại nhận thức, ngược lại hiểu biết của nhân loại là : Hai mặt đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau nhưng đồng thời tồn tại KHÔNG CÓ TRONG ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC mà nó CÓ TRONG CHỦ THỂ NHẬN THỨC. Cụ thể và chính xác là hai mặt mâu thuẩn, đối lập của thực tại THUỘC VỀ TÂM CỦA NGƯỜI NHẬN THỨC, KHÔNG THUỘC VỀ ĐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC. Một cách thô có thể thấy biết được sự thật này như : Cùng thấy một người đàn bà hai người đàn ông thấy khác nhau, một người thì cho là đẹp, một người thì cho là xấu, cùng một người đàn bà người chồng đau khổ vì vợ ngoại tình nhưng người đàn ông ngoại tình lại hạnh phúc vì người đàn bà đó. Vậy thì đẹp hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau không có trong người đàn bà, không có trong đối tượng được thấy mà xấu đẹp, hạnh phúc khổ đau phát sinh trong tâm người thấy. Mọi cái khác cũng tương tự như vậy. Sâu xa hơn là Đức Phật phát hiện sự thật thực tại là Tâm chứ không phải Thế giới vật chất Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp. Cụ thể là Đối tượng thực tại là những gì được thấy, được nghe, được cảm nhận, được nhận thức là Cảm thọ, tiếng Việt gọi là Cảm giác do sáu Căn ( Con người ) tương tác hay tiếp xúc sáu Trần ( Thế giới ) mà phát sinh, nó là Tâm chứ không phải Vật chất, nó vô thường, vô chủ vô sở hữu. Và thấy, biết đối tượng đó, thái độ, phản ứng, khổ vui với đối tượng đó đều là tâm chứ không phải thế giới vật chất. Đối với hiểu biết nhị nguyên Tâm Vật của nhân loại chỉ có hai nhân tố : CON NGƯỜI ( sáu Căn ) và THẾ GIỚI ( sáu Trần ), Con người nhận thức Thế giới nên Thực tại là Thế giới Sắc Thanh Hương Vị Xúc Pháp nhưng sự thực đang xẩy ra là Con người và Thế giới là hai nhân tố tương tác với nhau mới phát sinh nhân tố thứ ba là Thực tại ( xem sơ đồ cuối bài ). Đây là điều rất vi tế, sâu kín, khó thấy khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu vượt qua mọi tư duy lý luận suông chỉ có Đức Phật khám phá ra mà thôi. Hiểu biết nhị nguyên Tâm Vật của nhân loại thì mặc định Thực tại là Thế giới nên bảy tỷ người trên quả đất này cùng chung một thực tại là Thế giới, nhưng sự thật mỗi một người đều có một thực tại riêng vì sáu Căn của mỗi mỗi người là khác nhau nên khi tiếp xúc với sáu Trần sẽ phát sinh các thực tại khác nhau. Tuy có vô số thực tại khác nhau nhưng có thể chia thành hai loại thực tại dựa vào các đặc điểm chung giữa chúng. Đó là Thực tại thế gian diễn tiến trên lộ trình tâm Bát tà đạo của Phàm phu và Thực tại Xuất thế gian hay Siêu thế diễn tiến trên lộ trình tâm Bát chánh đạo của bậc Thánh. Thực tại thế gian của Phàm với tâm biết ý thức tà kiến, vô minh chấp ngã có hai mặt đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau là Tâm ( của mỗi người ) nên thực tại đó, Tâm đó không yên tĩnh, không vắng lặng vì có hai mặt đối lập nên xung đột, ồn ào, điên đảo, vì thế mà có sầu bi khổ não. Mọi khái niệm trong đời sống hàng ngày, nơi thực tại như to nhỏ vuông tròn dài ngắn, mặn ngọt chua cay, cứng mền thô mịn, đàn ông đàn bà, sông núi, biển cả đến hạnh phúc khổ đau, xấu đẹp, giả chân, thiện ác, không gian, thời gian vv… vốn là khái niệm về Tâm, về Cảm thọ nhưng vì vô minh con người lại áp đặt, mặc định, cho rằng đó là khái niệm của Thế giới sắc thanh hương vị xúc pháp. Ngoại trừ bậc giác ngộ, tất cả nhân loại chỉ kinh nghiệm được duy nhất một loại thực tại này, mặc định chỉ có một loại thực tại này với hai mặt đối lập nên mọi tư duy lý luận, mọi trường phái triết học, tôn giáo đều chỉ vùng vẩy trong cái thực tại có hai mặt đối lập mà Đức Phật gọi là HAI CỰC ĐOAN này, không thể thoát ra khỏi sự xung đột, đấu tranh giữa hai mặt đối lập. Để thoát ra khỏi thực tại có hai mặt đối lập này có một lý luận được nhiều trường phái ( đặc biệt là trong Phật Giáo ) đồng ý chấp nhận nhưng không một ai làm được là : Vì con người chia chẻ thực tại này thành hai phần đối lập Chủ thể và Đối tượng nên phải tu hành để HOÀ NHẬP CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG để trở thành Nhất thể, tức là để chấm dứt Nhị nguyên, và cái Nhất thể đó là Bản thể của vũ trụ vạn hữu. Sự vĩ đại của Đức Phật là không những khám phá ra sự thật Thực tại thế gian của Phàm mà Ngài còn khám phá ra một thực tại khác, Thực tại Xuất thế gian hay Thực tại Siêu thế gian của bậc Thánh diễn tiến theo Bát chánh đạo. Thực tại đó cũng là Tâm do sáu Căn tiếp xúc sáu Trần mà phát sinh ( tâm của bậc thánh ) nhưng trong tâm Bát chánh đạo đó không tồn tại hai mặt đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau như Thực tại thế gian của Phàm. Vì Thực tại xuất thế gian không tồn tại hai mặt đối lập, mâu thuẩn chống đối nhau nên không xung đột, không ồn ào, không điên đảo mà tâm ấy TỊCH TỊNH, vắng lặng cả Hạnh phúc lẫn Khổ đau. Đương nhiên không thể mô tả được cái TỊCH TỊNH ấy bằng một bài viết ngắn gọn chứ không phải là không mô tả được. Để thấy biết đúng như thật sự TỊCH TỊNH ấy phải từng bước Văn – Tư – Tu để thân chứng được Bát Chánh Đạo cũng gọi là TRUNG ĐẠO, là con đường từ bỏ, xả ly HAI CỰC ĐOAN chính là từ bỏ, xả ly HAI MẶT ĐỐI LẬP, MÂU THUẨN, CHỐNG ĐỐI NHAU trong thực tại Bát tà đạo. Vì vậy, thân chứng Thực tại xuất thế gian thì sẽ thấy biết như thật người giác ngộ không dính mắc, không ràng buộc vào khái niệm Chân Thiện Mỹ cũng không dính mắc ràng buộc vào khái niệm Giả Xấu Ác, nghĩa là ly hai cực đoan đó bằng con đường Trung đạo.

Thiền sư Nguyên Tuệ (13.6.2021)

Quý vị có thể đọc các bài pháp khác tại chuyên mục PHÁP HỌC

Ý nghĩa của Chân thiện Mỹ là gì?

"Chữ “Chân” nghĩa là chân thật, chân thành và cũng có nghĩa là chân lý. Còn “Thiện” có nghĩa là hiền lành, hướng thiện, luôn làm những điều tốt đẹp. Và chữ “Mỹ” muốn nói về vẻ đẹp của một người con gái", Trần Chân Thiện Mỹ chia sẻ.

Chân thiện Mỹ là câu nói của ai?

CHÂN-THIỆN-MỸ – vốn là một chủ đề muôn thuở, dường như quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng ít sách viết về nó. Howard Gardner cho rằng quan tâm đến nó là nền tảng của điều kiện làm người của chúng ta trong cả ngàn năm.

Giá trị chân thiện mỹ trong văn học là gì?

Đi liền với "thiện" là giá trị giáo dục tư tưởng, tình cảm. "Mĩ" có nghĩa là đẹp, là cái đẹp trong cuộc sống. Trong tác phẩm văn học, "mĩ" được hiểu là cái đẹp nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa "chân" và "thiện", là khả năng đánh thức, khơi gợi và bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ của người đọc.

Chân và thiện là gì?

Chân là thông tin và tri thức sử dụng phải chân thực, được kiểm chứng. Chân là mục đích của tư duy và nội dung của khoa học. Thiện sống sao cho không gây hại cho mình, cho người khác và cho cuộc sống xung quanh. Thiện là mục đích của hành xử và nội dung đạo đức.