Tạm giữ tạm giam là gì năm 2024

Câu hỏi của bạn xét về quy định của pháp luật hình sự là chưa thỏa mãn các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên chúng tôi có thể trả lời bạn trên tinh thần quy định của pháp luật một cách khái quát như sau:

- Về tạm giữ:

Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã (Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Trong thời hạn 12 giờ, nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Trong trường hợp việc tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn thì quyết định trả tự do do Viện kiểm sát quyết định.

- Về tạm giam:

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng,... (Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam (gia hạn tạm giam) thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định.

Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, khi nhận được quyết định có nội dung về việc không tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam của cơ quan có thẩm quyền, cơ sở giam giữ có trách nhiệm thực hiện và trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định. Tạm giữ và tạm giam là hai biện pháp ngăn chặn được sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Mục đích của các biện pháp này là nhằm trốn tránh việc điều tra, cản trở quá trình tố tụng của cơ quan chức năng.

Việc ban hành quyết định tạm giữ, tạm giam sẽ được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền với trình tự và thủ tục cụ thể.

Mời Quý bạn đọc cùng làm rõ sự khác biệt giữa hai biện pháp nêu trên qua bảng tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Tạm giữ

Tạm giam

Giống nhau

- Đều là biện pháp ngăn chặn;

- Người bị bắt sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định;

- Do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định.

Khái niệm

Là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ.

Là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Đối tượng áp dụng

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

- Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;

- Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

- Bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

- Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Nơi giam giữ

+ Nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trại tạm giam;

+ Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh;

+ Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.

+ Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.

Thẩm quyền ra quyết định

Những chủ thể thuộc Khoản 2 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự có quyền ra quyết định tạm giữ.

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Thời hạn áp dụng

Không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

- Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

- Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng.

- Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Gia hạn thời hạn áp dụng

- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.

- Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Thẩm quyền gia hạn

Người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Tạm giữ và tạm giam khác nhau như thế nào?

Tạm giữ áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang… Tạm giam áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng... Tạm giữ và tạm giam là hai khái niệm quen thuộc trong luật nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

Người bị tạm giữ quy định tại Điều bao nhiêu?

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 59 BLTTHS).

Bị tạm giam bao lâu thì được bảo lãnh?

Như vậy, hiện hành pháp luật không quy định cụ thể về thời gian tạm giam bao nhiêu lâu mới được bảo lĩnh. Do đó, chỉ cần người bảo lĩnh và người được bảo lĩnh đáp ứng các điều kiện yêu cầu được nêu trên thì sẽ được bảo lĩnh. Lưu ý: Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định.

Thế nào là người bị tạm giữ?

Người bị tạm giữ, Bị can hay Bị cáo là tên gọi một người khi ở vào các giai đoạn tiến hành tố tụng khác nhau. Được gọi là người bị tạm giữ khi người đó bị bắt tạm giữ (thời hạn tạm giữ tối đa là 09 ngày, hết thời hạn đó thì hoặc là trả tự do hoặc là chuyển sang tạm giam).