Phản ánh là gì theo quan niệm triết học năm 2024

Ý thức là một trong những phạm trù cơ bản của triết học, tâm lý học và xã hội học, dùng để chỉ tính tích cực ở mức độ cao nhất về tinh thần của con người với tính cách là một thực thể xã hội. Điểm đặc biệt của tính tích cực đó là sự phản ánh hiện thực khách quan trong dạng hình ảnh do cảm giác mang lại và đến lượt mình, ý thức định hướng hoạt động thực tiễn của con người. Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất diễn ra trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ.

  1. Nguồn gốc của ý thức

- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (yếu tố cần)

  1. Não người là sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ tới hữu cơ, chất sống (thực vật và động vật) rồi đến con người- sinh vật-xã hội. Là tổ chức vật chất có cấu trúc tinh vi; chỉ khoảng 370g nhưng có tới 14-15 tỷ tế bào thần kinh liên hệ với nhau và với các giác quan tạo ra mối liên hệ thu, nhận đa dạng để não người điều khiển hoạt động của cơ thể. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của thần kinh não bộ; bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá trình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người bị rối loạn khi não bị tổn thương.
  1. Sự phản ánh của vật chất là một trong những nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Mọi hình thức vật chất đều có thuộc tính phản ánh và phản ánh phát triển từ hình thức thấp lên hình thức cao- tùy thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất. Phản ánh là sự tái tạo lại những đặc điểm, tính chất của dạng vật chất này (dưới dạng đã thay đổi) trong một dạng vật chất khác. Quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin, vật nhận tác động (cái phản ánh là cái chứa đựng thông tin về những sự vật, hiện tượng) mang thông tin của vật tác động (cái được phản ánh là những sự vật, hiện tượng cụ thể của vật chất) và đây là vấn đề quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Các hình thức phản ánh. a) Phản ánh của giới vô cơ (gồm phản ánh vật lý và phản ánh hoá học) là những phản ánh thụ động, không định hướng và không lựa chọn. b) Phản ánh của thực vật là tính kích thích c) Phản ánh của động vật đã có định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống. Trong phản ánh của động vật có phản xạ không điều kiện (bản năng); phản xạ có điều kiện (tác động thường xuyên) ở động vật có thần kinh trung ương tạo nên tâm lý. Hình thức phản ánh cao nhất (phản ánh năng động, sáng tạo) là ý thức của con người, đặc trưng cho một dạng vật chất có tổ chức cao là não người. Tóm lại, sự phát triển của các hình thức phản ánh gắn liền với các trình độ tổ chức vật chất khác nhau và ý thức nảy sinh từ các hình thức phản ánh đó. Quan điểm trên của triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin về ý thức chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức khỏi hoạt động của não người, thần bí hoá ý thức; đồng thời chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng não tiết ra ý thức tương tự như gan tiết ra mật.

- Nguồn gốc xã hội của ý thức (yếu tố đủ)

  1. Lao động là hoạt động có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm tạo ra của cải để tồn tại và phát triển; đồng thời lao động cũng tạo ra đời sống tinh thần phong phú và hơn thế nữa, lao động giúp con người hoàn thiện chính mình. Sự hoàn thiện của đôi tay, việc biết chế tạo công cụ trong quá trình lao động làm cho ý thức không ngừng phát triển (bằng cách tích lũy kinh nghiệm), tạo cơ sở cho con người nhận thức những tính chất mới (được suy ra từ những kinh nghiệm đã có) của giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dần được hình thành và phát triển.
  1. Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết). Trong quá trình lao động con người liên kết với nhau, tạo thành các mối quan hệ xã hội tất yếu và các mối quan hệ của các thành viên của xã hội không ngừng được củng cố và phát triển dẫn đến nhu cầu cần thiết “phải trao đổi với nhau điều gì đấy” nên ngôn ngữ xuất hiện. Ngôn ngữ ra đời trở thành “cái vỏ vật chất của ý thức”, thành phương tiện thể hiện ý thức. Nhờ ngôn ngữ, con người khái quát hoá, trừu tượng hoá những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau. Ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, đến lượt nó, ngôn ngữ lại thúc đẩy lao động phát triển.
  1. Bản chất và kết cấu của ý thức

- Bản chất của ý thức. Điểm xuất phát để hiểu bản chất của ý thức là sự khẳng định ý thức là sự phản ánh, là hình ảnh tinh thần về sự vật, hiện tượng khách quan. Ý thức thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất, mà chỉ là hình ảnh phi cảm tính của sự vật, hiện tượng cảm tính được phản ánh. Bản chất của ý thức thể hiện ở sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người; là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

+ Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan bởi hình ảnh ấy tuy bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện; nhưng thế giới ấy không còn y nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ quan của con người cải biến thông qua tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, nhu cầu v.v. Theo C.Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”. Có thể nói, ý thức phản ánh hiện thực, còn ngôn ngữ thì diễn đạt hiện thực và nói lên tư tưởng. Các tư tưởng đó được tín hiệu hoá trong một dạng cụ thể của vật chất- là ngôn ngữ- cái mà con người có thể cảm giác được. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và tồn tại được.

+ Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo, thể hiện ở chỗ, ý thức phản ánh thế giới có chọn lọc- tùy thuộc vào mục đích của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó nhằm nắm bắt bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; khả năng vượt trước (dự báo) của ý thức tạo nên sự lường trước những tình huống sẽ gây tác động tốt, xấu lên kết quả của hoạt động mà con người đang hướng tới. Có dự báo đó, con người điều chỉnh chương trình của mình sao cho phù hợp với dự kiến xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng; xây dựng các mô hình lý tưởng, đề ra phương pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu. Như vậy, ý thức không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan.

+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động của mình, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.

+ Có thể nói quá trình ý thức gồm các giai đoạn. 1) Trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể với khách thể phản ánh; định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. 2) Mô hình hoá đối tượng trong tư duy ở dạng hình ảnh tinh thần, tức là sáng tạo lại khách thể phản ánh theo cách mã hoá sự vật, hiện tượng vật chất thành ý tưởng tinh thần phi vật chất. 3) Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến các ý tưởng tinh thần phi vật chất trong tư duy thành các sự vật, hiện tượng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn phương pháp, công cụ tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình.

- Kết cấu của ý thức vô cùng phức tạp. Theo chiều ngang, ý thức gồm các yếu tố cấu thành như tình cảm, tri thức, trong đó tri thức là yếu tố quan trọng nhất.

+ Tình cảm (tâm trạng, ước vọng, ý chí, nghị lực v.v) là những rung động biểu hiện thái độ của con người đối với nhau, với thực tại xung quanh và đối với chính bản thân mình. Là hình thức đặc biệt của sự phản ánh thực tại (giữa con người với nhau và giữa con người với thế giới khách quan); tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người; là yếu tố quan trọng để điều chỉnh các hoạt động đó. Tình cảm có tính chủ động và tính thụ động. Có nhiều hình thức tình cảm, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo v.v. Khi kết hợp với tri thức, tình cảm tạo nên niềm tin

+ Ý chí là khả năng huy động tối cao sức mạnh tinh thần của con người. Nhờ có ý chí, con người tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để khắc phục những cản trở trong quá trình hiện thực hóa mục đích. Có thể coi ý chí sự điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người để tự giác hướng tới mục đích; tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo niềm tin. “Ý thức, ý chí, nhiệt tình và trí tưởng tượng của hàng chục triệu người được cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhất khích lệ”

+ Tri thức (sự hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội) là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, tái hiện trong tư duy những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức. Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức. Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào ý thức biết cái đó”. Tri thức có nhiều loại (về tự nhiên, xã hội, con người), nhiều cấp độ [tri thức thường (cảm tính, kinh nghiệm, tiền khoa học), tri thức khoa học (lý tính, lý luận và khoa học)] v.v.

Theo chiều dọc, ý thức bao gồm tự ý thức, vô thức và tiềm thức.

+ Tự ý thức là nhận thức về bản thân thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài nhờ đó, con người nhận thức về mình là một thực thể đang tồn tại, hoạt động có cảm giác, có tư duy, có các hành vi đạo đức phù hợp với quy tắc, chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Trình độ tự ý thức nói lên trình độ phát triển của nhân cách, làm chủ bản thân của con người

+ Vô thức (xuất hiện do bản năng và do rèn luyện) là những trạng thái tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí, không do ý thức kiểm soát được trong một lúc nào đấy. Trong đời sống hàng ngày, có những hành vi, thái độ ứng xử của con người chưa có sự điều khiển của ý thức và thường được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng, thôi miên, giấc mơ, nhỡ lời, nói nhịu v.v. Các hiện tượng này đều nằm trong chức năng chung là giải toả những ức chế của hoạt động thần kinh, góp phần lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần của con người

+ Tiềm thức là những tri thức mà con người đã có được từ trước và trở thành bản năng, kỹ năng nhưng nằm trong tầng sâu của ý thức, là ý thức dưới dạng tiềm ẩn, do đó tiềm thức có thể gây ra các hoạt động tâm lý, nhận thức mà con người không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong hoạt động tâm lý hàng ngày và trong tư duy khoa học (trong hoạt động tâm lý; trong hoạt động khoa học góp phần làm giảm sự quá tải của não trong việc xử lý tài liệu, thông tin, dữ kiện v.v).

Các yếu tố cơ bản trên của ý thức có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nhưng tri thức là yếu tố quan trọng nhất của ý thức; tri thức không chỉ là phương thức tồn tại của ý thức, mà còn định hướng sự phát triển và quy định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác cấu thành ý thức.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức

  1. Vai trò của vật chất đối với ý thức

- Vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai, nghĩa là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau

- Vật chất quyết định ý thức cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức biểu hiện. Điều này thể hiện ở 1) vật chất sinh ra ý thức (ý thức là sản phẩm của não người; ý thức có thuộc tính phản ánh của vật chất) 2) vật chất quyết định nội dung của ý thức (ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất; nội dung của ý thức (kể cả tình cảm, ý chí v.v) đều xuất phát từ vật chất; sự sáng tạo của ý thức đòi hỏi những tiền đề vật chất và tuân theo các quy luật của vật chất)

- Tồn tại xã hội (một hình thức vật chất đặc biệt trong lĩnh vực xã hội) quyết định ý thức xã hội (một hình thức ý thức đặc biệt trong lĩnh vực xã hội)

- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người trong dạng hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan; hình thức biểu hiện của ý thức là ngôn ngữ (một dạng cụ thể của vật chất).

  1. Vai trò của ý thức đối với vật chất

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quy định của vật chất đối với ý thức, đồng thời cũng khẳng định sự tác động ngược lại của ý thức đối với vật chất.

- Sự tác động này có thể theo hướng tích cực (khai thác, phát huy, thúc đẩy được sức mạnh vật chất tiềm tàng hoặc những biến đổi của điều kiện, hoàn cảnh vật chất theo hướng có lợi cho con người) thể hiện qua việc ý thức hướng dẫn con người trong hoạt động thực tiễn. Sự hướng dẫn đó xuất hiện ngay từ lúc con người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng và phương pháp thực hiện những mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn này, ý thức đưa lại cho con người những thông tin cần thiết về đối tượng, về các quy luật khách quan và hướng dẫn con người phân tích, lựa chọn khả năng vận dụng những những quy luật đó trong hành động. Như vậy, ý thức hướng dẫn hoạt động của con người và thông qua các hoạt động đó mà tác động gián tiếp lên thực tại khách quan.

- Sự tác động ngược lại của ý thức đối với vật chất có thể theo hướng tiêu cực (làm suy giảm, hao tổn sức mạnh vật chất tiềm tàng, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế-xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người) thể hiện qua việc ý thức có thể kìm hãm sức mạnh cải tạo hiện thực thực khách quan của con người, nhất là trong lĩnh vực xã hội, trước hết do sự phản ánh không đầy đủ về thế giới đó dẫn đến những sai lầm, duy ý chí.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của ý thức đối với vật chất 1) Nếu tính khoa học của ý thức càng cao thì tính tích cực của ý thức càng lớn. Trước hết, đó là ý thức phải phản ánh đúng hiện thực khách quan; nghĩa là con người muốn phát huy sức mạnh của mình trong cải tạo thế giới thì phải tôn trọng các quy luật khách quan, phải nhận thức đúng, nắm vững, vận dụng đúng và hành động phù hợp với các quy luật khách quan. 2) Sự tác động của ý thức đối với vật chất còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng ý thức của con người.

Bản thân ý thức không trực tiếp thay đổi được hiện thực mà phải thông qua hoạt động của con người. Sức mạnh của ý thức tùy thuộc vào mức độ thâm nhập vào quần chúng, vào các điều kiện vật chất, vào hoàn cảnh khách quan mà trong đó ý thức được thực hiện. Muốn biến đổi và cải tạo thế giới khách quan, ý thức phải được con người thực hiện trong thực tiễn và chỉ có như vậy, ý thức mới trở thành lực lượng vật chất.

  1. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

Nguyên tắc khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nguyên tắc này yêu cầu

  1. Mục tiêu, phương thức hoạt động của con người đều phải xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là của điều kiện vật chất, kinh tế; tuân theo, xuất phát, tôn trọng các quy luật khách quan (vốn có) của sự vật, hiện tượng; cần tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng ở trong những điều kiện vật chất khách quan của chúng; muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng được cải tạo. Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng, thiếu kiên nhẫn mà biểu hiện của nó là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của nhân tố con người; cho rằng con người có thể làm được tất cả những gì muốn mà không chú ý đến sự tác động của các quy luật khách quan, của các điều kiện vật chất cần thiết.
  1. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức là nhấn mạnh tính độc lập tương đối, tính tích cực và năng động của ý thức đối với vật chất bằng việc tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng, ý chí phấn đấu vươn lên, tu dưỡng đạo đức v.v nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh. Chống thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại vào hoàn cảnh khách quan dễ rơi vào chủ nghĩa duy vật siêu hình, chủ nghĩa duy vật tầm thường; tuyệt đối hóa vật chất; coi thường tư tưởng, tri thức rơi vào thực dụng hưởng thụ v.v.

Phản ánh trong triết học là gì?

Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.

Trình độ phản ánh mang tính bản năng của các động vật bậc cao được gọi là gì?

- Phản ánh tâm lý là trình độ phản ánh cao nhất của các loài động vật, là trình độ phản ánh mang tính bản năng của các loài động vật bậc cao, xuất phát từ nhu cầu sinh lý tự nhiên, trực tiếp của cơ thể động vật chi phối.

Phạm trù ý thức là gì?

Theo định nghĩa của Triết học, ý thức là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất.

Ý thức khoa học là gì?

Kế thừa những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong các quan niệm đó, chúng tôi đưa ra định nghĩa khái quát như sau: Ý thức khoa học là sự phản ánh một cách khái quát hóa, trừu tượng hóa về tự nhiên, xã hội và tư duy, và được thực tiễn kiểm nghiệm, qua đó hình thành niềm tin, tình cảm, ý chí và lý tưởng khoa học cho ...