Cây sậy và cây lau khác nhau như thế nào năm 2024

Ngày tôi còn bé tí, lau sậy có ở khắp nơi, mở mắt ra quanh mình đâu đâu cũng thấy. Vạt đất trống trước nhà, lau sậy thi nhau mọc đầy, chen chúc, chật chội như trong một cuộc đua tranh. Lối bờ rào lại bắt gặp lau sậy dõng dạc vươn lên. Thân lau vốn nhỏ nhắn, cảm tưởng yếu ớt hơn nhiều so với những loài cây thân cứng khác. Vậy mà chúng cứ cần mẫn mọc lên, bám trụ, gieo rắc sự sống ở muôn phương.

Thật lạ, lau sậy vốn cũng chỉ là cây cỏ hoang, lại cứ hồn nhiên mọc mạnh mẽ bất cứ nơi nào không chọn lựa. Cây mọc ở bờ rào, góc vườn hay tứ tán theo chiều gió, mang sự sống đến nơi nơi. Có những lúc, sậy bị chặt ngang thân, phía dưới dường khô héo mà chỉ cần một trận mưa, những mầm xanh đã vội vã nhú lên như đã chờ đợi từ lâu lắm. Chúng cứ thế mãnh liệt sống, mãnh liệt đón ánh mặt trời. Có những chiều, thấy bố ngồi ngó mông lung, tôi nhìn theo ánh mắt ấy, trong đó rợp trời lau sậy trước nhà. Chắc hẳn, từng thân lau sậy ngơ ngác kia đã tự nhiên hóa gần gũi trong mắt người.

Trẻ con như mấy đứa chúng tôi lại thân thiết với lau sậy theo kiểu riêng. Cây lau như những lá cờ ra trận, được chúng tôi bẻ ngang, phía dưới là thân, trên là bông lau, dùng chơi đánh trận giả, hệt như không khí nghĩa quân năm nào. Lũ con gái thì bẻ thân dưới của cây lau thành từng bó đều nhau, thêm một quả cà chơi trò so đũa không biết chán. Cứ thế, lau sậy bám víu vào tuổi thơ chúng tôi cùng nắng, cùng gió, cùng bao mùa nhớ chẳng thể bay đi.

Mẹ lại gắn bó với lau sậy qua việc tỉ mẩn bó từng thân nhánh tạo thành chiếc chổi giản dị. Hay có lúc lau sậy bập bùng nhen nhóm cháy trong bếp lửa, mùi ngai ngái nồng nồng lan xa theo từng vòng khói. Lau sậy tỉ mẩn, nhỏ nhẹ len vào đời sống con người dung dị, thân thương đến thế.

Tôi hay bị lau sậy mê hoặc bởi hình ảnh vào mỗi buổi sớm mai hay lúc chiều tà. Trong ánh nắng vấn vương ban sớm, bông lau phơ phất trong gió cùng vài giọt sương lung linh. Màu nắng chứa chan xuyên thành từng vòng ánh sáng chấp chới trên mỗi bông lau trắng, mềm mịn mượt tay, như khối bông, như đóa hoa dịu êm. Bông lau đẹp mơ màng trong buổi hoàng hôn, còn níu chút nuối tiếc ánh sáng ban ngày. Dòng bông trắng chảy giữa chiều tà mướt mát, miên man.

Còn nhớ trong chuyến đi về cột mốc số 0, nơi cực Tây của Tổ quốc, tôi đã ngẩn ngơ trước dòng ánh sáng buổi bình minh xiên qua nhánh lau. Một bầu trời cao rộng ngát xanh, thân lau mảnh dẻ tô vẽ giữa nền trời đầy nắng gió. Khung cảnh ấy đẹp vời vợi và bình yên đến lạ! Tôi khẽ khàng nhặt bông lau to mịn mang theo về thành phố trước cái nhìn ngỡ ngàng của những người bạn đồng hành. Chỉ đơn giản, vẻ đẹp kia đủ sức dịu dàng níu bước chân ai.

Bông sậy trắng muốt mịn màng khiến người ta chỉ muốn trở thành kẻ tình si. Ta đưa tay chạm vào bông sậy nghe chảy tràn cả một niềm nhung nhớ miên man. Khẽ thổi nhẹ, bông sậy bay bay trong gió, muốn đuổi bắt mà bất lực.

Lau sậy đã trở thành niềm nhớ riêng trong miền ký ức. Lau sậy lang thang cùng ta trong áng chiều, trong sớm mai đầy gió và theo ta vào cả buổi trưởng thành nơi xa ngái…

Loài sậy thông thường (danh pháp hai phần: Phragmites australis), là một loài cây lớn thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) có nguồn gốc ở những vùng đất lầy ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới của thế giới. Nói chung, nó được coi là loài duy nhất trong chi Phragmites, mặc dù một số nhà thực vật học vẫn chia chi này thành 3 hay 4 loài khác nhau.

Nói chung nó hay tạo thành các bãi sậy dày dặc, có thể tới 100 hecta hoặc lớn hơn. Khi các điều kiện sinh trưởng thích hợp, nó có thể tăng chiều cao tới 5 m hoặc hơn trong một năm bằng các thân cây mọc thêm theo chiều đứng, và mọc ra các rễ ở những khoảng đều đặn. Các thân cây mọc đứng cao từ 2–6 m, với các thân cây thường là cao hơn trong các khu vực có mùa hè nóng ẩm và đất màu mỡ. Lá của nó là rộng đối với các loài cỏ, dài từ 20–50 cm và bản rộng 2–3 cm. Hoa có dạng chùy có màu tía sẫm mọc dày dặc, dài 20–50 cm.

Sậy là loài cây quan trọng cho bảo tồn động vật hoang dã, cụ thể là ở châu Âu và châu Á, một số loài chim có sự ràng buộc mạnh với các khu vực có nhiều lau sậy mọc, chẳng hạn sẻ ngô đuôi dài Panurus biarmicus, chim chích Acrocephalus scirpaceus và diệc Botaurus stellaris.

Tại Bắc Mỹ, tình trạng của loài này vẫn chưa được hiểu đúng. Nói chung, nó được coi là loài ngoại lai, được đưa vào từ châu Âu. Tuy nhiên, có các chứng cứ rõ ràng về sự tồn tại của Phragmites có nguồn gốc Bắc Mỹ từ rất lâu trước khi loài người xâm chiếm châu lục này. Hiện nay, người ta đã biết là giống nguồn gốc Bắc Mỹ của Phragmites là cạnh tranh kém hơn một cách đáng kể so với giống đến từ châu Âu, và sự gia tăng đáng chú ý gần đây của sậy tại Bắc Mỹ là do giống cạnh tranh tốt hơn, nhưng gần như không thể phân biệt đến từ châu Âu, chúng chỉ có thể phát hiện được nhờ các phân tích trong di truyền học. Điều này gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho nhiều loài thực vật ở các vùng đầm lầy của Bắc Mỹ, bao gồm cả giống bản địa của chính loài này.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra các biến thể hình thái đặc trưng giữa các giống bản địa và giống xâm lược của Phragmites tại Bắc Mỹ. Kiểu di truyền của giống Á-Âu có thể phân biệt được với kiểu di truyền của giống Bắc Mỹ nhờ các lưỡi bẹ ngắn hơn của chúng (tới 0,9 mm đối với trên 1,0 mm), các mày cũng ngắn hơn (dưới 3,2 mm đối với trên 3,2 mm, mặc dù ở đây có sự đan xen trong đặc trưng này), và đặc trưng của gióng. Gần đây, một số học giả đã miêu tả giống Bắc Mỹ như là một phân loài khác có danh pháp khoa học Phragmites australis americanus (Saltonstall, Peterson và Soreng); giống Á-Âu được coi là Phragmites australis australis.

Thân rễ của loài này chứa rất nhiều các ankaloit N,N-DMT (Wassel và những người khác 1985).

Trong văn chương[sửa | sửa mã nguồn]

Câu nói nổi tiếng nhất về cây sậy trong văn chương châu Âu có lẽ là của Blaise Pascal khi ông nói rằng "Người là một 'cây sậy biết suy nghĩ'" (roseau pensant). Trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine Le chêne et le roseau, cây sậy nói với cây sồi đầy kiêu hãnh rằng: "Tôi uốn cong, và không gãy" ("Je plie, et ne romps pas"), trước khi cây sồi đổ.