Cây nhà lá vườn là gì năm 2024

BDK - Thời điểm này, người dân vùng dịch đang rất cần được san sẻ, tiếp sức. Với ý nghĩa “Cây nhà lá vườn”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Châu Thành đã triển khai tinh thần này xuống cấp xã, tổ hội để vận động “Ai có gì cho nấy”. Như trong vườn ai có rau cho rau, có tắc cho tắc, có sả cho sả, có đu đủ cho đu đủ, hay có xe thì chở giúp miễn phí… Việc làm này được phụ nữ huyện, đặc biệt là các xã cánh Tây hưởng ứng triển khai rất hiệu quả trong tuần qua để gửi đến người dân vùng dịch tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Cây nhà lá vườn là gì năm 2024

Chuyển rau, củ, quả lên xe chở đi TP. Hồ Chí Minh.

Chị Âu Thị Kim Thắm - Chủ tịch Hội LHPN xã Thành Triệu, Cụm trưởng các xã cánh Tây huyện Châu Thành cho hay, khi phát động ra hội viên, có nhiều chị sống bằng nghề kiếm lời từ việc mua, bán từng nải chuối, mớ rau vườn ở chợ xã nhưng khi nói đến tiếp sức cho bà con vùng dịch thì ai cũng sẵn lòng.

Nhiều chị khi được vận động đã không kiềm được xúc động, chia sẻ, ngày xưa mình khổ, như năm trước, người dân Bến Tre mình quý từng giọt nước nhưng được mạnh thường quân, đồng bào ở TP. Hồ Chí Minh chuyển về cho từng thùng, bồn nước ngọt nên dân mình quý và tiết kiệm từng giọt nước để xài. Hôm nay, có dịp đáp lại phần nào ân tình đó, tất cả các chị, ai nấy cũng nhiệt tình ủng hộ bằng chính cái tâm, cái tình của người nhà vườn, người ở quê.

“Từng cọng rau, trái chuối, tắc, cam, ổi… là những trái cây có chứa nhiều vitamin giúp tăng sức đề kháng sẽ rất quý đối với người dân thành phố lúc này, cũng như người dân Bến Tre quý từng giọt nước lúc hạn mặn”, chị Âu Thị Kim Thắm bộc bạch. Vậy là các chị trích lại hàng bán để cho. Chiều về, các chị lội xuống sông để hái từng nhúm rau muống, nhúm rau nhút gửi đi. Nhiều chị vào vườn cẩn thận hái từng trái ớt hiểm, tắc, chanh, lá rau mồng tơi, rau ngót, rau dền, rau lang, bạc hà, đu đủ, mít, bưởi… để tập kết về UBND xã.

Đối với những loại trái cây dễ bị dập như đu đủ, chuối, xoài, các chị cẩn thận dùng giấy gói kỹ từng trái. Nhiều chị em không có vườn nhưng vẫn tha thiết muốn ủng hộ tiền để mua gạo, trứng, mì tôm gửi đi hoặc tham gia cùng nhiều chị em vô từng vườn hái rau, củ, quả…

Vợ chồng anh Đỗ Đình Phong và chị Đỗ Thị Hồng Hạnh, xã An Hiệp là những người thường xuyên giúp đỡ bà con gặp khó khăn, ngặt nghèo trên địa bàn tỉnh. Anh chị từng gửi tặng các xã nước rửa tay, khẩu trang, mì tôm, gạo… để chung tay phòng chống dịch Covid-19 và giúp đỡ bà con có hoàn cảnh khó khăn. Dịp này, anh chị cùng các cấp Hội LHPN huyện Châu Thành chung tay hỗ trợ người dân vùng dịch tại TP. Hồ Chí Minh bằng cách tận dụng 2 chiếc xe tải của nhà để chở hàng đến các điểm vùng dịch. “Ban ngày, vợ chồng tôi buôn bán tại Khu công nghiệp An Hiệp. Chiều, khi gom hàng xong, chúng tôi đóng cửa quán để chở hàng đi đến các điểm tiếp nhận. Trên đó, người dân rất trân quý, xúc động những món quà của bà con quê mình”, chị Đỗ Thị Hồng Hạnh chia sẻ.

Trước đây, Hội LHPN Châu Thành có nhiều hoạt động gắn kết với Hội LHPN các quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh và các anh, chị là tình nguyện viên ở TP. Hồ Chí Minh, trong đó có Hội LHPN quận Bình Tân, Bình Thạnh, các anh chị ở Hóc Môn, Tân Phú... Ngày thường, các anh chị sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng người dân địa phương huyện Châu Thành, từ thùng nước ngọt trong thời điểm Bến Tre bị hạn mặn, mì tôm, nước tương, nước mắm cho đến gạo, tiền.

Trong 4 ngày, các chị em phụ nữ đã gom góp khoảng 10 tấn lương thực đến các khu vực phong tỏa. Những món quà này chứa đựng tình cảm, tấm lòng của các chị em ở quê dành chuyển đến đồng bào vùng dịch.

Đại dịch Covid-19 càn lướt hơn hai năm, nay hãy còn, tàn phá nghiệm trọng kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến từng mái nhà, từng con người, đời sống thường nhật rơi vào cảnh khó buộc mọi người phải gia giảm chi phí, điều chỉnh sinh hoạt, tiết kiệm… Các kinh nghiệm quý về cái hay trong đời sống nông thôn hoàn toàn có thể nhắc lại cũng như áp dụng trong bối cảnh thắt lưng buộc bụng thích nghi hoàn cảnh bây giờ.

Từng sống ở quê nhiều năm, người viết có không ít kinh nghiệm luôn gìn giữ, áp dụng cho cuộc sống nhiều áp lực ở đô thị.

Cây nhà lá vườn là gì năm 2024

Ở quê, “cây nhà lá vườn” chính là chỗ dựa để bà con mình lây lất qua ngày những khi ngặt nghèo như bão tố, thất mùa... Phương châm “cây nhà lá vườn” có thể hiểu nôm na rằng chính là hạn chế tối đa chi tiêu chợ búa, có gì ăn nấy, tìm kiếm rau cá cây cỏ quanh nhà, trong ruộng dưới sông. Làng quê đến bây giờ vẫn không khó tìm kiếm chút rau xanh cho bữa ăn vừa tươi ngon, lại sạch đúng nghĩa khi không liên quan chi đến thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón... Liệt kê các loài thực vật có thể ăn được ở nông thôn Việt sẽ khá dài, và mỗi vùng miền có phân bố khác biệt. Ở quê tôi, người ta vẫn đi câu, giăng lưới, mò cá, bắt cua… làm phong phú bữa ăn gia đình.

Tuy khác xa thời còn hoang sơ, chim trời cá nước chỉ còn lưu giữ trong sách vở, nhưng nông thôn Việt vẫn còn có thể nuôi nấng người nghèo dù chuyện tìm kiếm nhọc nhằn hơn, đi xa và lâu hơn ngày cũ. Siêng năng, may mắn, bà con mình còn có thể có chút rau cá mang ra chợ xã bán kiếm tiền mua nhu yếu phẩm hay sách vở cho con cháu trong nhà. Ở chợ, người ta vẫn thích tìm mua những thức hương đồng cỏ nội, cây nhà lávườn vì khác cây trồng vật nuôi ở quy mô công nghiệp đại trà dùng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thức ăn từ “cây nhà lá vườn” sạch, ngon, lại mang cả giá trị văn hóa của sự về nguồn, gợi nhớ cho bữa ăn gia đình.

Ở ngoại ô thành phố, thị xã, thị trấn, bước vài bước đã tiếp cận khu vực nông thôn, chuyện giăng câu, bắt cá, hái rau ngay cả với trẻ nhỏ cũng là chuyện thường ngày, dễ dàng. Ngay với những gia đình ở giữa lòng thành thị, nhiều nhà cũng tận dụng chút khoảng đất trong khuôn viên hoặc trên sân thượng để trồng rau xanh, sạch… phục vụ cho bữa ăn hằng ngày.

Áp dụng phương châm “cây nhà lá vườn”, tự cung tự cấp làm giảm áp lực lên túi tiền lúc ngặt nghèo khó khăn, làm gần gũi trở lại đời sống nông thôn… Quê mình cũng lắm cái hay chứ!