Cay konia con goi la cay gi

“Bóng cây Kơ nia” là bài hát nổi tiếng do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc từ lời thơ Ngọc Anh. Có thể nói chính nhờ ca khúc của hai tác giả quê Đà Nẵng, Quảng Nam mà cây Kơ nia đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, trở thành loài cây biểu tượng của Tây Nguyên.

Cay konia con goi la cay gi
Một cây Kơ nia cổ thụ dáng rất đẹp tại thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang.Ảnh: P.C.T

Một lần đọc Báo Đà Nẵng cuối tuần, tôi được biết cây Kơ nia có mọc ở Quảng Nam và Đà Nẵng và có tên địa phương là cây Cốc. Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) ghi nhận cây Kơ nia còn gọi cây Cầy và có phân bố ở Đà Nẵng. Trong đợt điều tra thực địa vừa qua, đoàn điều tra cây thuốc thành phố Đà Nẵng đã chú  ý tìm kiếm nhưng chưa thấy.

Lần theo một số thông tin do các vị bô lão cung cấp, sáng thứ bảy, ngày 10-9-2016 vừa qua, tôi đã đến Nghĩa trang liệt sĩ xã Hòa Phong (tại Gò Cốc, thôn Cẩm Toại Trung) và phát hiện một quần thể có 7 cây Kơ nia cổ thụ tại đây. Đáng chú ý, có một cây đã bị đốn hạ vì có nguy cơ ngã đổ sau một trận hỏa hoạn làm cháy bộng cây.

Trên đường về nhà, niềm vui nhân đôi khi tôi tiếp tục phát hiện  2 cây Kơ nia cổ thụ khác mọc đơn lẻ tại ngôi miếu âm linh sau nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Phú Hòa 1, xã Hòa Nhơn và gần ngôi mộ tiền hiền làng Cẩm Hòa - Cẩm Nê thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi, Cầy hay Kơ nia có tên khoa học Irvingia malayana Oliv. ex Benn., thuộc họ Cầy - Irvingiaceae.

Đây là loài cây gỗ lớn thường xanh, cao 15-30m; gốc thường có khía. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, phiến lá hình trái xoan dài 9-11cm, rộng 4-5cm, gân bên 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống dài 1cm; lá kèm hình dùi dài 2-3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng; 4-5 cánh hoa; nhị 10; đĩa mật bao quanh nhuỵ; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan dài 3-4cm, rộng 2,7cm, chứa 1 hạt. Khi chín, quả có màu vàng nhạt. Cây mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng thứ sinh. Khi bị chặt cây nảy chồi mạnh. Ra hoa tháng 5-6, có quả chín tháng 9-11.
Kơ nia có phân bố ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. Ngoài ra còn có ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Để làm thuốc, người ta thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Hạt có chất dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu, có thể ăn được, thơm bùi không khác hạt điều đã qua chế biến. Ở xứ Quảng có phương ngữ “Ăn cốc cộc tay”, vì để ăn được nhân hạt này, phải dùng gạch đá hay dao búa đập vỏ hạt rất cứng, nhiều khi sơ ý dập cả ngón tay.

Theo Đông y, Kơ nia có vị chua thơm, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu phù, trừ đờm, trục u bướu và tiêu thức ăn. Dùng làm thuốc chữa no hơi đầy bụng, trừ sốt rét rừng, ngã nước. Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khỏe. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.

Xin được nói thêm, cây Kơ nia hiện nay đã có tên trong Sách Đỏ bởi ngay tại Tây Nguyên thì loài cây này cũng đã trở thành của hiếm. Nhiều người ở Pleiku mấy chục năm mà chưa một lần thấy “bóng cây  Kơ nia” mặc dù họ vẫn thường nghe bài hát  này. Một thành phố Buôn Ma Thuột to lớn, thủ phủ Tây Nguyên mà cũng chỉ còn sót lại mỗi một cây ở cạnh Nhà Văn hóa Trung tâm! Ở Kon Tum phải đi trên 30 cây số về làng Kon Hring xã Diên , huyện Đăk Tô mới được chiêm ngưỡng một cây Kơ nia thuộc hạng “già làng” hùng vĩ!

Bởi vậy, với những cá thể và quần thể cây Kơ nia chúng tôi vừa phát hiện, chỉ ở cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chưa đầy 20 cây số, nếu biết đầu tư và khai thác, chắc chắn sẽ trở thành những địa chỉ du lịch sinh thái - văn hóa và về nguồn rất lý tưởng  để thu hút du khách gần xa (có thể đặt tên tuyến du lịch “Dưới bóng cây Kơ nia”).

Nhưng điều quan trọng trước mắt là phải gấp rút có kế hoạch thống kê, bảo vệ, quản lý nghiêm ngặt, có thể lập hồ sơ công nhận cây di sản đối với loài cây quý hiếm này, tránh để thất thoát như một trường hợp đã nêu ở trên.

PHAN CÔNG TUẤN

Cây Cầy hay còn gọi là cây Kơ nia. Loài cây này mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, cây còn mang nhiều giá trị hơn thế, ví dụ như trong thị trường khai thác gỗ. Ưu điểm của Gỗ Cầy là gì? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cay konia con goi la cay gi


Gỗ Cầy là gỗ gì?

Cây Cầy có tên khoa học là: Ivringia malayana Oliver; thuộc chi Irvingia. Cây có một số cái tên khác: Kơ nia, cây Cốc

Tìm hiểu về Gỗ Cầy

Hãy cùng khám phá kĩ hơn về đặc tính; những ứng dụng của cây Cầy để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Cầy Có Tốt Không?” “Cầy có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Gỗ Cầy

– Cầy là cây gỗ lớn thường xanh. Chiều cao trung bình từ 15-30m; đường kính thân vào khoảng 40-60cm

– Gốc cây thường có khía, bạnh vè. Vỏ thân cây có màu nâu hồng; hay xám hồng; bong thành các mảng rất nhỏ; thịt vỏ dày khoảng 6cm; có sạn màu vàng

– Tán cây hình trứng, rậm rạp và màu xanh thẫm. Nhiều cành con màu nâu

– Lá đơn mọc chụm ở đầu cành. Mặt trên lá có màu xanh bóng, còn mặt dưới màu xanh nhạt. Phiến lá có hình trái xoan, dài khoảng từ 9-11cm, rộng từ 4-5cm; gân bên từ 10-11 đôi. Khi non lá có màu tím nhạt; cuống lá dài tầm 1-1,2cm.

Bạn đang xem: Cây kơ nia còn gọi là cây gì

– Hoa có dạng chùm, thường mọc ở nách lá. Hoa nhỏ và màu trắng; có từ 4-5 cánh. Mùa hoa là tầm tháng 5 – 6

– Quả hình trái xoan, dài khoảng từ 3-4cm, rộng tầm 2,5-2,7cm. Khi chín, quả có màu vàng nhạt. Mỗi quả chỉ chứa một hạt. Mùa quả vào tháng 9 – 11

– Cây có thể tái sinh bằng chồi và hạt.

Sự phân bố của Gỗ Cầy

Cây thường mọc trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh; hay rừng cây nửa rụng lá, và bạn sẽ ít gặp trong rừng thưa. Cầy có nguồn gốc từ châu Phi và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây phân bố nhiều từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ; và ở các đảo Phú Quốc; Côn Đảo nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên.

Cầy thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Cầy đã được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, hay cong vênh, nhưng dễ chế biến; xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Bồ kết giả, Cáng lò, Chẹo tía; Chò nhai; Chò nâu; Chiêu liêu, Đước; Chò nếp, Chò ổi; Da

Ưu điểm của Gỗ Cầy

Cầy có một số ưu điểm nổi bật như sau: – Cây có sức sống mãnh liệt; chịu hạn tốt, do nhiều rễ cọc ăn sâu và tỏa ngang, nên ít bị đổ do mưa, bão – Cây từ đó cũng có khả năng chịu hạn tốt; nhờ rễ cây mọc sâu xuống đất đi tìm nguồn nước. – Gỗ khá dễ gia công nhưng phải chế biến khi còn tươi. Người thợ từ đó có thể tạo ra nhiều sản phẩm đồ gỗ phong phú. – Giá thành gỗ tương đối rẻ; thích hợp với các gia đình điều kiện kinh tế tầm trung.

Nhược điểm

Chính vì Cầy được xếp vào nhóm gỗ VI; nên mang một số nhược điểm đặc trưng như sau: – Gỗ khá là nhẹ, có sức chịu đựng kém; – Gỗ dễ bị mối mọt hay cong vênh; đặc biệt khi gỗ khô lại. Do sớ gỗ dạng xoắn rất cứng, nên khó cưa xẻ khi đã khô

Ứng dụng

Gỗ có màu vàng nhạt, tương đối cứng nên được sử dụng trong xây dựng và chế tạo đồ nội thất.

Miền Bắc, cây thường được trồng để làm cây cảnh quan tạo bóng mát; cây công trình. Ngoài tác dụng làm cây công trình, cây Cầy còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như: đầy bụng; trừ sốt rét rừng; chói nước. Vỏ thân cây còn được dùng làm thuốc dành cho phụ nữ mới sinh giúp bổ huyết.

Quả của cây chín rụng xuống; có vị ngọt, ăn ngon và nhân hạt cũng có thể ăn được. Hạt cho dầu màu trắng; hoặc vàng; có mùi hương dễ chịu; dùng làm xà phòng hay dầu thắp đèn.

Ở Tây Nguyên, người ta hay dùng loại gỗ này làm thớt chặt. Sự thật thì, chất lượng không thua gì thớt gỗ nghiến. Khi được đốt, gỗ kơ nia cho loại than tốt. Cầy còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với người dân dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Họ coi loài cây này là nơi trú ngụ của thần thánh; của vong linh những người đã khuất; rất ít chặt phá cây. Bởi thế, trên nương rẫy thường có nhiều cây Cầy cổ thụ, giúp che mát mỗi lúc nghỉ giải lao; nghỉ trưa.

Giá của Gỗ Cầy

Gỗ Cầy giá bao nhiêu? hay Gỗ Cầy có đắt không? là những câu hỏi thường được đưa ra; nhất là khi bạn đang cân nhắc lựa chọn loại gỗ này phải không?

Trên thị trường bán buôn gỗ hiện nay; Cầy không có giá “quá mắc” giống các loại gỗ quý nhóm I. Bạn có thể tham khảo mức giá là: 2.000.000 VNĐ/ m3 gỗ tròn hay 2.500.000 VNĐ/m3 gỗ hộp.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.