Cẩu trục bao nhiêu năm kiểm định một lần năm 2024

Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Kiểm định cần trục tự hành hay kiểm định cần cẩu là hoạt động bắt buộc theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước khi doanh nghiệp hoặc cá nhân sử dụng thiết bị này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết về kiểm định an toàn cần trục.

Cẩu trục bao nhiêu năm kiểm định một lần năm 2024

Kiểm định an toàn kỹ thuật cần trục, cần cẩu

Cần trục, cầu trục tự hành hay cần cẩu là một loại thiết bị máy móc có chức năng chính nâng hạ. Đặc điểm chung của cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng dây cáp cùng hệ pa lăng để treo móc vật cẩu, và thường dùng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc khung cổng để cẩu các vật nặng thi công, lắp ráp các công trình xây dựng, hay cẩu bốc xếp hàng hoá.

✍ Xem thêm: Kiểm định cầu trục Theo Thông tư số 36/2019/TT/BLĐTBXH

1. Kiểm định cần trục là gì?

Kiểm định cần trục, kiểm định cần cẩu là hoạt động tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích thiết bị máy móc theo quy định của Nhà nước nhằm kiểm tra thiết bị cần trục, cần cẩu đảm bảo an toàn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Cần trục hay cần trục tự hành một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của pháp luật.

1.1 Đối tượng nào bắt buộc phải thực hiện kiểm định an toàn cần trục?

Hoạt động đánh giá, kiểm định an toàn thiết bị cần trục áp dụng cho các đơn vị sở hữu, sử dụng thiết bị trong công tác sản xuất, vận chuyển hàng hóa.

Xem thêm thông tin:

✍ Kiểm định thiết bị nâng - Quy trình kiểm định thiết bị nâng

✍ Tất tật Kiểm định thang máy, thang cuốn

✍ Chứng nhận hợp quy Pa Lăng nhập khẩu

1.2 Những trường hợp cần kiểm định an toàn cần trục

ᐉ Kiểm định lần đầu: Tổ chức, doanh nghiệp trước khi đưa cần trục vào sử dụng bắt buộc phải thực hiện kiểm định;

ᐉ Kiểm định theo chu kỳ: Theo thời gian vận hành sử dụng, cần trục cần phải được kiểm định kịnh kỳ theo thời gian. Thông thường thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với cần trục có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Ngoài ra, thời hạn kiểm định định kỳ của cầu trục có thể ngắn hơn tùy vào kết cấu, cấu tạo của nhà sản xuất;

ᐉ Kiểm định bất thường: Hoạt động kiểm định sau sự cố lớn, máy móc bị hư hỏng hay theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

2. Lý do tổ chức cần phải kiểm định an toàn cần trục?

ᐉTuân thủ theo đúng quy định pháp luật của Nhà nước, tránh các trường hợp kiểm tra từ các cơ quan pháp luật;

ᐉ Kiểm định an toàn cần trục giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng cùng người làm việc trong phạm vi cần trục làm việc;

ᐉ Hạn chế các vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, từ đó nâng cao hình ảnh tổ chức đã quan tâm đến vấn đề an toàn lao động.

Cẩu trục bao nhiêu năm kiểm định một lần năm 2024

Vinacontrol CE kiểm định an toàn cần trục, cần cẩu

✍ Xem thêm: Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế

3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của cần trục

  • TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn;
  • TCVN 10837:2015, Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ;
  • TCVN 8855-2:2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn;
  • TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực;
  • QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
  • QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục;
  • QTKĐ 10:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành;
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng;
  • TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Cần trục. Phân loại theo chế độ làm việc. Phần 2: Cần trục tự hành;
  • TCVN 8242-2:2009, Cần trục - Từ vựng - Phần 2: Cần trục tự hành;

4. Quy trình kiểm định an toàn thiết bị cầu trục

Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

ᐉ Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;

ᐉ Kiểm tra bên ngoài;

ᐉ Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;

ᐉ Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;

ᐉ Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

✍ Xem thêm: Thời hạn kiểm định bàn nâng, sàn nâng

5. Tổ chức kiểm định kỹ thuật máy cầu trục, cần cẩu

Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) được chỉ định kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị nâng như: xe nâng, cần trục, cổng trục, vận thăng, cầu tháp, palang, tời nâng, sàn nâng,... theo Quyết định số 1738/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tính đến thời điểm hiện tại Vinacontrol CE đã thực hiện kiểm định +10000 thiết bị cần trục, cần cẩu trên khắp cả nước với chi phí phù hợp nhất, thời gian nhanh nhất.

Quý tổ chức, doanh nghiệp cần Kiểm định cần trục, cần cẩu, Quý khách hàng liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí