Cao tốc Hà Nội -- Lạng Sơn bao nhiêu km

Chiều qua (29/9), dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Bắc Giang - Chi Lăng chính thức thông xe kỹ thuật.

Cao tốc Hà Nội -- Lạng Sơn bao nhiêu km
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cắt băng thông xe kỹ thuật

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Bắc Giang - Chi Lăng có quy mô lớn, nối liền hai tỉnh Bắc Giang - Lạng Sơn. Đây là tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh - quốc phòng, rút ngắn thời gian di chuyển, giảm ùn tắc trên QL1 hiện hữu và thúc đẩy giao thương của hai tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.

Cũng theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, quá trình triển khai, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, buộc phải thay đổi nhà đầu tư. Đến nay, sau chưa đầy 2 năm triển khai thi công, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Bắc Giang - Chi Lăng đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo các điều kiện để thông xe kỹ thuật, vượt tiến độ 3 tháng.

Cao tốc Hà Nội -- Lạng Sơn bao nhiêu km
Nhìn từ trên cao, tuyến cao tốc đẹp như dải lụa vắt ngang qua hai tỉnh Bắc Giang - Lạng Sơn. Ảnh: Đình Quang

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho biết, dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng chiều dài gần 170km, gồm hai hợp phần: Xây dựng 64km đường cao tốc đoạn Km 45+100 - Km 108+500 và tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km 1+800 - Km 106+500 (dài 105km). Công trình có tổng mức đầu tư gần 12.200 tỷ đồng, khởi công vào tháng 7/2015.​

Theo ông Hoàng, dù được đặt nhiều kỳ vọng trong việc rút ngắn thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Lạng Sơn, đảm bảo ATGT, giảm tải cho tuyến QL1 và tạo động lực phát triển KT-XH cho cả khu vực phía Bắc, nhưng sau hơn hai năm triển khai, đến giữa năm 2017, dự án không có chuyển biến do năng lực nhà đầu tư cũ (đứng đầu là Công ty UDIC) yếu kém, không vay được vốn tín dụng.

“Bế tắc lên tới đỉnh điểm vào tháng 3/2017, khi Bộ GTVT phải tính đến phương án chấm dứt hợp đồng dự án do nhà đầu tư liên tục vi phạm hợp đồng BOT. Trước tình hình trên, cuối tháng 5/2017, Bộ GTVT quyết định thay “máu” nhà đầu tư của dự án bằng việc kêu gọi một số nhà đầu tư tại dự án hầm đường bộ Đèo Cả mua lại cổ phần của Công ty CP Đầu tư UDIC (đơn vị đứng đầu liên danh nhà đầu tư cũ) tham gia vào công trình, đảm bảo dự án vừa có nhà đầu tư mới đáp ứng năng lực tài chính, vừa tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý”, ông Hoàng chia sẻ.

Cũng theo ông Hoàng, đến ngày 1/6/2017, dự án chính thức được khởi động lại, đánh dấu bằng sự kiện Ngân hàng Vietinbank ký hợp đồng tài trợ nguồn vốn tín dụng cho dự án để triển khai thi công với trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Tiếp đó, tháng 5/2018, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chuyển vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại dự án cho UBND tỉnh Lạng Sơn.

Tiếp quản dự án vào đầu tháng 6/2017, liên danh nhà đầu tư cùng doanh nghiệp dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã chỉ đạo các nhà thầu tập trung tăng tốc và đã hoàn thành thi công hợp phần tăng cường 105km QL1 vào tháng 11/2017. Hợp phần này đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành, cho phép đưa vào sử dụng từ tháng 12/2017.

“Đối với tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64km được xây dựng mới hoàn toàn. Tuyến đường có bề rộng 25m, gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 100km/h. Đến nay, tuyến đường đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo các điều kiện để thông xe kỹ thuật, vượt tiến độ 3 tháng so với yêu cầu. Sau khi dự án đi vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn 2 giờ. Tuy nhiên, hiện nay, dự án vẫn còn cách TP Lạng Sơn 30km, cách cửa khẩu Hữu Nghị 43km là trở ngại lớn trong việc đảm bảo tính hiệu quả của dự án”, ông Hoàng nói và đề nghị các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc tháo gỡ các vướng mắc về nguồn vốn tín dụng cho đoạn tuyến Chi Lăng - Hữu Nghị.

Tuyến đường Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đi vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian đị lại từ Hà Nội - Lạng Sơn từ hơn 3h đồng hồ còn 2h30 phút

Cao tốc Hà Nội -- Lạng Sơn bao nhiêu km
Tuyến đường Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đi vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian đị lại từ Hà Nội - Lạng Sơn từ hơn 3h đồng hồ còn 2h30 phút.

Chiều 29/9, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phát lệnh thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn 64km. Tuyến đường đưa vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian đị lại từ Hà Nội - Lạng Sơn từ hơn 3h đồng hồ còn 2h30 phút.

Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (đoạn tuyến Bắc Giang – Chi Lăng) có tổng chiều dài gần 64km, bề rộng 25m, bao gồm 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp với vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Dự án do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thực hiện, bao gồm 2 hợp phần: Hợp phần Quốc lộ 1 (tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500) với tổng chiều dài khoảng 110km; Hợp phần cao tốc (tuyến cao tốc Bắc Giang - Thành phố Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500). Tổng mức đầu tư toàn Dự án 12.189 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh đây là trục giao thông cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ giao thương lớn nhất khu vực miền Bắc, thậm chí cho cả nước. Đây cũng là nhánh cao tốc trong Dự án cao tốc Bắc Nam, nhánh Đông, từ Bắc vào Nam, có tốc độ cao phục vụ nhu cầu giao thông lớn của cả nước. 

Bắc Giang Lạng Sơn cũng là một trong 7 tuyến cao tốc xuyên tâm từ Hà Nội vươn tới các tỉnh, khu vực trong cả nước. Do vậy, sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến đường có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy giao thương hàng hoá, thúc đẩy du lịch dịch vụ …trong cả nước.

Phó thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại trên tuyến theo đúng quy định; Hoàn thiện công trình đảm bảo hệ thống cảnh báo an toàn giao thông, phải là công trình đảm bảo chất lượng, thời gian và là công trình đẹp về thẩm mỹ.

Hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn có quy hoạch tổng thể, điều chỉnh quy hoạch và có kế hoạch khai thác hiệu quả tuyến đường và đảm bảo an toàn giao thông.

"Các địa phương và Bộ Giao thông Vận tải phải có phương án rà soát, nắm bắt, tạo giao thông kết nối khu vực, nhằm khai thác hiệu quả cao nhất", Phó thủ tướng chỉ rõ đồng thời yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn thi công cũng như khi đưa vào khai thác cho người và phương tiện.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh, cung đường cao tốc từ thủ đô Hà Nội đi Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng là tiền đề mở rộng cánh cửa giao thương giữa Việt Nam – các nước ASEAN, tạo nên sự đột phá trong phát triển Kinh tế - Xã hội, hợp tác an ninh, quốc phòng, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và chứng minh năng lực hội nhập đóng góp phát triển kinh tế cho cộng đồng các quốc gia trong khu vực của Việt Nam cần được các bên quan tâm để sớm hoàn thành.

Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải sớm làm việc với các cơ quan, địa phương để tiếp tục có phương án triển khai cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng, mở cánh cửa cung đường tương lai phía Đông Bắc Tổ quốc.