Càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài là gì

Càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài là gì

Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái

Bát quái chính là ký hiệu cơ bản mang ý nghĩa tượng trưng tiến hành tổ hợp sắp xếp mà hình thành 8 phương thức. sau đó dùng 8 phương thức này để chỉ 8 sự vật hoặc hiện tượng cơ bản trong vũ trụ.

Ký hiệu cơ bản của bát quái chính là hào, vạch liền “-“ là đại diện cho hào dương của khí dương, vạch đứt “ – – “ là đại diện cho hào âm của khí âm. 3 hào tổ hợp hình thành 8 quẻ tượng, lần lượt đại điện cho quẻ Càn của trời, quẻ Khôn của đất, quẻ Khảm của nước, quẻ Ly của lửa, quẻ Chấn của sấm sét, quẻ Cấn của núi, quẻ Tốn của gió, quẻ Đoài của ao hồ.

Bát quái có thể chia thành Tiên thiên Bát quái của Phục Hy và Hậu thiên Bát quái của Chu Văn Vương.

Phương thức sắp xếp của Tiên thiên Bát quái là: Trên càn 1, dưới Khôn 8, vai trái Đoài 2, vai phải Tốn 5, chân trái Chấn 4, chân phải Cấn 7, tay trái Ly 3, tay phải Khảm 6. Cũng chính là quẻ Càn trong hình tròng trên đây, trình tự số quẻ của nó là 1; phía dưới là quẻ Khôn, số thứ tự là 8; phía trên bên trái quẻ Đoài, số thứ tự là 2; phía trên bên phải là quẻ Tốn, số thứ tự là 5; phía dưới bên trái là quẻ Chấn, số thứ tự là 7; chính giữa bên trái là quẻ Ly, số thứ tự là 3; chính giữa bên phải là quẻ Khảm, số thứ tự là 6.

Phương pháp sắp xếp sơ đồ phương vị Hậu thiên Bát quái là: trên Ly 8, dưới Khảm 1, vai trái Tốn 7, vai phải Khôn 4, chân Trái 5; chân phải Càn 2, tay trái Chấn 6, tay phải Đoài 3. Phía trên là quẻ Ly, số thứ tự là 8, phía dưới là quẻ Khảm, số thứ tự là 1; phía trên bên trái là quẻ Cấn, số thứ tự là 5; phía dưới bên phải là quẻ Càn, số thứ tự là 2; chính giữa bên trái là quẻ Chấn, số thứ tự là 6; chính giữa bên phải là quẻ Đoài, số thứ tự là 3.

Thường thì Tiên thiên là thể, Hậu thiên là dụng. có nghĩa là sơ đồ phương vị Tiên thiên Bát quái là bản thể, sơ đồ phương vị Hậu thiên Bát quái là ứng dụng. trong đó, Tiên thiên Bát quái tượng trưng cho quy luật tự nhiên, chủ yếu ứng dụng vào khoa học tự nhiên, ví dụ như thiên văn, địa lý; còn Hậu thiên Bát quái tượng trưng cho quy luật xã hội, được ứng dụng vào các môn học của loài người, ví dụ như tìm hiểu phong thủy đoán mệnh Đông y.       

Càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài là gì

Mô tả 8 quẻ trong bát quái và ý nghĩa của từng quẻ

Quẻ Càn: Là quẻ đại diện cho trời, bố, sự rắn chắc khỏe mạnh.

Quẻ Khôn: Là quẻ đại diện cho đất, mẹ, sự khoan dung nhân từ.

Quẻ Đoài: Là quẻ đại diện cho nước, thiếu nữ, sự mềm yếu, hoạt bát.

Quẻ Cấn: Là quẻ đại diện cho núi, nam thanh niên, sự trầm lắng, ổn định.

Quẻ Khảm: Là quẻ đại diện cho đầm hồ, nam giới trung niên, sự hiểm ác, đê tiện.

Quẻ Ly: Là quẻ đại diện cho Lửa, nữ giới trung niên, sự thông minh hiếu học.

Quẻ Tốn: Là quẻ đại diện cho gió, trưởng nữ, sự do dự.

Quẻ Chấn: Là quẻ đại diện cho sấm, trưởng nam, hoạt động nhiều, dễ nổi giận.

Như vậy Bát Trạch là gồm 8 loại nhà được chia thành 2 nhóm, 4 loại nhà Đông và 4 loại nhà Tây. Dựa theo năm sinh mà cũng phân thành 8 loại người được chia thành 2 nhóm, 4 loại người Đông và 4 loại người Tây. Điều kiện lý tưởng nhất là người Đông ở nhà Đông, người Tây ở nhà Tây. Ngược lại thì là không tốt.

Những điều trên tuy có thể chưa phải là kiến thức Phong Thủy toàn vẹn, nhưng Bát Trạch chính là một trong những cách áp dụng Bát Quái rất hữu hiệu của người xưa.

Bát Quái không chỉ dừng lại trong Phong Thủy mà còn được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông. Bát Quái còn dùng để diễn tả ngoại cảnh, hiện tượng, sự vật… ứng dụng trong võ thuật, trong y học, trong lịch thời gian, và thậm chí là trong mối quan hệ gia đình.

Cơ bản Bát Quái gồm tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Được ứng dụng lại như sau:

Chấn: anh trưởng Tốn: chị trưởng

Cấn: em trai út Đoài: em gái út

Thông thường mối quan hệ trong gia đình sẽ như sau:

 Bố (Càn) rất thương cô con gái rượu (con út – Đoài).

 Mẹ (Khôn) rất thương đứa con trai út (Cấn).

 Cô em kế mới lớn (Ly) thì rất nghe lời người anh cả năng động (Chấn). [chê bố mẹ già không hiểu tâm lýmới của con trẻ]

 Vậy nên chị (Tốn) bảo ban được cho em kế (Khảm). [chê bố mẹ già không năng động như con trẻ]

Khéo nhìn lại một chút, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy đây chính là mối quan hệ tốt đẹp nhất trong Bát Trạch. Mối quan hệ Sinh Khí.

(Càn – Đoài, Khôn – Cấn, Ly – Chấn, Tốn – Khảm.)

Tương tự, sẽ dễ dàng ta nhận thấy trong gia đình:

– Bố (Càn) sẽ rất nhức đầu với thói đỏng đảnh của cô ba (Ly).

– Mẹ (Khôn) sẽ không vui vì sự ù lỳ của anh ba (Khảm).

– Chị cả (Tốn) không hài lòng sự ỷ lại của em út (Cấn) vì được mẹ (Khôn) che chở.

– Anh cả (Chấn) khó mà huấn dụ cô út (Đoài) vì được bố (Càn) bảo bọc.

Đây chính là mối quan hệ Tuyệt Mạng, loại quan hệ xấu nhất trong tương quan Bát Trạch. (Càn – Ly, Khôn – Khảm, Tốn – Cấn, Chấn – Đoài).

Tương tự như vậy cho các mối quan hệ khác…

Qua những điều trên, hẵn các bạn thấy được sự quy luật áp dụng của Bát Trạch vận hành một cách rất “con người” ra sao. Chứ không phải chỉ là những công thức hoặc câu khẩu quyết từ chương mà chúng ta học thuộc lòng.

Hẵn sẽ có những người rất tinh ý và thắc mắc rằng: quy luật Bát Trạch vận hành theo con người, hay mối quan hệ của con người vận hành theo quy luật Bát Trạch… Thật ra mà nói, yếu tố con người – Nhân – là một phần không thể tách rời của bộ ba Thiên, Địa, Nhân. Do vậy không phải là con người vận hành theo quy luật Bát Trạch hay quy luật Bát trạch vận hành theo con người mà hai điều này đều vận hành theo một quy luật chung thống nhất, quy luật của Bát Quái.

Bát quái và các bộ phận trên cơ thể người

Ngũ tạng là cơ quan quan trọng của cơ thể, lý luận Đông y truyền thống của Trung Quốc cũng được kết hợp với Hà Đồ, sau đó đối ứng Bát quái Ngũ hành.

Tim trong Ngũ hành thuộc phía Nam của Hà đồ, thuộc tính của Ngũ hành là Hỏa, Bát quái đối ứng là quẻ Ly đại diện cho Hỏa.

Phổi nằm ở phía Tây của Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Kim, Bát quái đối ứng là quẻ Càn, đại diện cho trời và quẻ Đoài đại diện cho sông ngòi.

Thận nằm ở hướng Bắc của Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Thủy, Bát quái đối ứng là quẻ Khảm, đại diện cho nước.

  Gan nằm ở phía Đông Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Mộc, Bát quái đối ứng là quẻ Chân, đại diện cho sấm sét và quẻ Tốn đại diện cho gió.

Tỳ nằm chính giữa Hà đồ, thuộc tính Ngũ hành là Thổ, bát quái đối ứng là quẻ Khôn đại diện cho đất và quẻ Cấn đại diện cho núi.

Bát quái là nền móng cơ bản hình thành nên 64 quẻ của Kinh Dịch. Mỗi quái thế hiện các dạng chuyển động và biến dịch; được sừ dụng rộng rãi trong các lĩnh vực và trong phong thủy.

Càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài là gì

Hiểu bát quái, bạn sẽ có được những hiếu biết sâu sắc hơn về các dạng biến dịch vốn có trong tự nhiên và con người.

Bát là Tám. Quái là Quẻ. Bát Quái hiểu đơn giản là tám quẻ, bao gồm:

Khảm: nghĩa là nước

Cấn: là núi

Chấn: là sấm chớp

Tốn: là gió

Ly: là lửa

Khôn: là đất

Đoài: là đầm, vùng trũng

Càn: là trời

Đây là tám quẻ tương ứng với tám hướng, lần lượt là:

Khảm: Bắc

Cấn: Đông Bắc

Chấn: Đông

Tốn: Đông Nam

Ly: Nam

Khôn: Tây Nam

Đoài: Tây

Càn: Tây Bắc

Mỗi quẻ lại ứng với một hành trong ngũ hành:

Khảm: hành Thủy

Cấn: hành Thổ

Chấn: hành Mộc

Tốn: hành Mộc

Ly: hành Hỏa

Khôn: hành Thổ

Đoài: hành Kim

Càn: hành Kim

Nguồn gốc của bát quái

Kinh dịch truyền rằng do vua Phục Hy làm ra. Vua Phục Hy quan sát muôn vật đã nhận thấy rằng tạo hoá đâu đâu cũng có 2 thứ đối nhau, mà hễ hợp lại là gây ra biến đổi; 2 thứ đó là âm với dương.

Để tượng hình 2 vật ở hai thái cực đó, ông vạch một vạch ngang liền là dương, vạch một vạch ngang đứt là âm Từ đó ngài định ra Bát quái đồ. Thái cực khởi đầu sinh ra lưỡng nghi tức là âm và dương, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng tức là bốn hình có 2 vạch ngang, rồi tứ tượng sinh ra bát quái, tức là tám quẻ có 3 vạch.

Phục Hy sáng tạo hình tiên thiên bát quái. Ý nghĩa là những vật đối nhau như Càn – Khôn, Cấn – Đoài, Tốn – Khảm,…

Phân loại Bát Quái

Càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài là gì
Tiên thiên Bát Quái - Hậu thiên Bát Quái

Tiên Thiên Bát Quái: được Phục Hy Thánh Đế sáng lập, nó bao gồm các cặp quẻ đối nhau như:

Càn đối với Khôn (Trời đối với đất)

Khảm đối với Ly (Nước đối với lửa)

Chấn đối với Tốn (Sấm đối với gió)

Cấn đối với Đoài (Núi đồi đối với đầm lầy)

Hậu Thiên Bát Quái: Hậu Thiên do Văn Vương đời nhà Chu sáng lập. Nó sắp xếp trật tự quẻ theo thứ tự:

Khảm

Cấn

Chấn

Tốn

Ly

Khôn

Đoài

Càn

Ứng dụng của Bát Quái

Tương truyền nếu gia đình biết sắp xếp, hướng nhà thuận lợi thì sẽ gặp được nhiều may mắn, sung túc. Bát Quái được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông, không chỉ dừng lại trong Phong Thủy.

Ứng dụng Bát Quái vào Bát Trạch Minh Cảnh

Bát Trạch Minh Cảnh sử dụng Hậu Thiên Bát Quái làm cơ sở, phân nhà ở ra 8 cung tốt xấu khác nhau, bao gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Đồng thời cũng phân gia chủ (chủ nhà) vào.

Càn khảm cấn chấn tốn ly khôn đoài là gì
Tám cung tốt xấu trong phong thủy nhà ở

Ứng dụng Bát Quái trong chế tạo gương chấn giải

Chúng ta thường nghe nói đến khái niệm “Gương Bát Quái”. Đây là loại gương dùng để chấn giải các điềm hung, hóa giải hướng xấu, hoặc thu hút sinh khí tốt lành. Bao gồm hai loại:

Gương Tiên Thiên Bát Quái

Gương Hậu Thiên Bát Quái

Trong các khoa đoán mệnh như Bát Tự Hà Lạc, Mai Hoa Dịch Số

Đây là các khoa đoán giải số mệnh dựa trên 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép lại được tạo thành từ hai quẻ đơn. Mỗi quẻ đơn lại thuộc một trong tám quẻ nói trên.

Kiến thức của Bát quái luôn tồn tại xung quanh chúng ta và ứng dụng trong mọi vấn đề của cuộc sống. Vận dụng kiến thức phong thủy một cách hợp lý sẽ mang may mắn cho bản thân mỗi người.

Theo Giadinhmoi