Căn cước công dân có đi được những nước nào năm 2024

Trước đó, ngày 10/8, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ Công an tại phiên họp thứ 14 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn Bình Dương) chất vấn: Vì sao căn cước công dân hay hộ chiếu đều cùng một nơi cấp cho công dân trên toàn quốc nhưng lại yêu cầu phải thực hiện đăng ký tại nơi đăng ký thường trú, nếu làm tại địa phương khác thì cần có xác nhận của cơ quan chức năng? Ngoài ra, hiện nay, đối với nhiều doanh nghiệp trong nước thì hộ chiếu có thể thay thế căn cước công dân. Vậy tại sao không thực hiện tích hợp hai loại giấy tờ này để thuận tiện cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định?

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, hiện nay các thủ tục cấp căn cước công dân không yêu cầu công dân phải xác nhận nội dung gì. Riêng thủ tục cấp hộ chiếu đặt ra yêu cầu xác nhận đối với người chưa được cấp căn cước công dân, người dưới 14 tuổi, cơ quan công an phải xác nhận chính xác giữa người và ảnh.

Hai thủ tục này đã được cải cách tối đa theo hướng tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân. Hiện nay, nếu đã được cấp căn cước công dân thì có thể khai thủ tục làm hộ chiếu online, không cần đến cơ quan xuất nhập cảnh để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.

Căn cước công dân có đi được những nước nào năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại phiên chất vấn ngày 10/8. (Ảnh: VGP).

"Đây là 2 loại giấy tờ có giá trị sử dụng khác nhau. Hộ chiếu dùng để đi lại quốc tế, căn cước công dân dùng để thực hiện các giao dịch của công dân ở trong nước. Đây cũng là các thủ tục chung theo thông lệ mà quốc tế thực hiện" - ông Tô Lâm nói và cho biết, trên thực tế hộ chiếu vẫn có thể sử dụng thay thế căn cước công dân trong một số trường hợp.

Với căn cước công dân, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin, khi nghiên cứu ở một số nước tiên tiến trên thế giới, Bộ Công an đã đưa ứng dụng mới vào để có thể thay thế hộ chiếu trong một phạm vi nhất định. Cụ thể, ở mặt sau của căn cước công dân đã có thông tin số liệu theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Hiện việc đi lại trong các nước ASEAN không cần phải xin thị thực, vì vậy căn cước công dân có thể sử dụng thay hộ chiếu nếu thống nhất được với các nước ASEAN, giống như các nước châu Âu sử dụng thị thực Schengen.

Còn theo báo cáo của Bộ Công an, sau khi hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tháng 2/2021), Bộ Công an đã triển khai gắn số định danh và thông báo 100% số định danh cá nhân cho công dân toàn quốc (mã số định danh cá nhân được cấp ngay từ khi công dân mới sinh ra và chính là số căn cước sau khi công dân đến tuổi làm căn cước).

Đồng thời, Bộ Công an đã triển khai chiến dịch thu nhận và cấp 50 triệu thẻ căn cước gắn chip điện tử cho công dân toàn quốc để nhân dân sớm được hưởng những tiện ích do thẻ căn cước mới mang lại. Chiến dịch cấp căn cước được triển khai với tinh thần quyết liệt, lực lượng công an chủ động tìm đến người dân để phục vụ, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.

Tính đến ngày 5/8/2022, Bộ Công an đã cấp được gần 68 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip; đồng thời tích cực triển khai các giải pháp để cố gắng phấn đấu hoàn thành việc cấp căn cước công dân gắn chip cho toàn bộ người dân có đủ điều kiện trước ngày 30/9/2022, riêng công dân tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến hoàn thành trong tháng 8.

Trong dự thảo Luật Căn cước, một trong số những nội dung thu hút sự chú ý của dư luận là việc đổi tên “thẻ căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”. Vậy, việc đề xuất thay đổi này có thể mang lại những ích lợi gì?

Căn cước công dân có đi được những nước nào năm 2024

Mẫu thẻ Căn cước công dân hiện hành

Theo Bộ Công an, việc đổi tên thẻ là để thể hiện đúng bản chất của thẻ là loại giấy tờ có chứa thông tin về căn cước của người dân; giúp phân biệt người này với người khác; xác định danh tính trong thực hiện giao dịch… Quy định tên gọi là thẻ căn cước cũng không tác động đến địa vị pháp lý về quốc tịch của công dân (trong thẻ đã thể hiện rõ thông tin về quốc tịch của người được cấp thẻ là quốc tịch Việt Nam).

Hiện nay, thẻ căn cước được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của ICAO về tổ chức lưu trữ, khai thác thông tin trên chíp điện tử; thẻ có tính bảo mật cao, tiến tới thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản, sử dụng trên trường quốc tế. Việc đổi tên thẻ còn để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế (nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng đang sử dụng là thẻ căn cước (Identity Card). Việc này sẽ tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia (ví dụ như đi lại trong khối ASEAN).

Việc đổi tên thẻ cũng không phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân vì theo Luật Căn cước công dân, các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật; Thẻ căn cước công dân có giá trị như thẻ căn cước được quy định tại Luật này. Theo đó, việc đổi tên thẻ cũng không phát sinh chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.