Cách xử lý khi xuongs dốc đèo

Không chỉ với những tay lái nghiệp dư, đường đèo dốc vẫn luôn là thử thách với những tay lái chuyên nghiệp. Trên những cung đường này, quan trọng là bạn phải nắm chắc các kỹ thuật xử lý để đưa xe xuống dốc an toàn.

Không chỉ với những tay lái nghiệp dư, đường đèo dốc vẫn luôn là thử thách với những tay lái chuyên nghiệp. Trên những cung đường này, quan trọng là bạn phải nắm chắc các kỹ thuật xử lý để đưa xe xuống dốc an toàn.

1. Tuân thủ đúng luật giao thông và các biển báo

Vì lý do an toàn, các đoạn đèo dốc luôn có một hệ thống biển báo, gương lồi san sát nhau. Đi đúng tốc độ cho phép, tuân thủ các biển báo, xem xét đánh giá tầm nhìn, khoảng trống, tốc độ khi muốn vượt xe trước. Xi nhan để xin vượt xe. Lúc lái xe nên giữ cho tâm lý ổn định vì những cảm xúc nhất thời có thể ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng phán đoán, khả năng xử lý của người lái xe.

Cách xử lý khi xuongs dốc đèo

2. Giữ tốc độ hợp lý

Nếu bạn đi đường đèo theo đoàn, thấy xe đằng trước lao vun vút với những pha ôm cua ngọt lịm, nên nhớ rằng họ có kỹ năng tốt và kinh nghiệm đổ đèo dày dặn, vì vậy không nên lao theo với tốc độ đó, chỉ cần 1 pha xử lý lỗi là có thể xảy ra nguy hiểm đến tính mạng

Hãy đi với tốc độ mà mình cảm thấy an toàn, có thể xử lý vào cua được, giảm tốc nếu thấy có cảm giác chiếc xe lao hơi nhanh.

Tốc độ khi đổ đèo hợp lý nhất là tốc độ mà tài xế có thể làm chủ mà ít phải dùng phanh nhất, lúc đó xe sẽ xuống dốc bằng ga và dựa vào quán tính của xe là chính.

Luôn đi đúng làn đường của mình khi chạy xe đường đèo. Đặc biệt tránh cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền, đây là những góc cua khuất tầm nhìn và rất dễ xảy ra tai nạn.

Cách xử lý khi xuongs dốc đèo

3. Kỹ thuật phanh

Trên cung đường đèo dốc thì phanh xe lại càng có vai trò quan trọng hơn. Trước mỗi chuyến đi, hãy dành thời gian kiểm tra lại hệ thống phanh của xe như đai an toàn, má phanh, những bộ phận hỗ trợ giảm tốc, dầu trợ lực lái.

Tuyệt đối không được rà phanh liên tục. Sử dụng các hệ thống khác của xe để điều khiển xe giảm tốc độ. Khi rà phanh liên tục và nhiều, má phanh bị ma sát, hệ thống phanh nóng lên, dầu phanh sôi lên gây ra nhiều nguy hiểm cho xe và người lái xe.

4. Kết hợp phanh cơ và phanh bằng hộp số

Đây là một trong những kỹ thuật đã được nhiều lái xe kinh nghiệm truyền lại. Nhiều xe đời mới trang bị hệ thống số tự động thay vì số sàn, nhưng cả hai loại xe đều được hỗ trợ chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Chính vì thế, khi đi những đoạn đường đèo dốc dài, lái xe không nên để số cao nhất, và kết hợp sử dụng phanh cơ.

Xe số tự động tuyệt đối không được để số N vì xe sẽ bị trôi.

5. Sử dụng số hợp lý

Nên cho xe chạy số thấp, không được phanh gấp, thả trôi xe hay thay đổi tốc độ đột ngột. Khi xe số tự động xảy ra hiện tượng trôi xe, ngay lập tức đệm phanh, đồng thời gạt cần số lần lượt xuống số cấp thấp hơn.

Đối với xe số sàn, trước khi đến đoạn đèo dốc, tùy vào điều kiện đường đi và thời tiết, hãy vào số thích hợp. Cắt côn khi phanh bằng hộp số bằng thao tác thật nhanh để côn không bị ngắt quãng quá lâu.

6. Luôn đi bám vào phần đường bên phải

Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.

Cách xử lý khi xuongs dốc đèo

Nên kiểm tra xe trước khi đổ đèo, để chắc chắn nó ở trong trạng thái tốt nhất và an toàn nhất. Hãy bảo dưỡng xe đúng thời hạn để có thể kiểm soát được chất lượng hệ thống má phanh hay lốp xe của bạn, sửa chữa và thay thế kịp thời những nơi hỏng hóc. Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn của lốp xe, nước làm mát, hệ thống đèn trên xe… trước khi lên đường.

(Theo Báo Nghệ An)

Những tai nạn xảy ra trên đường dốc không hề ít; nguy hiểm hơn, đó là tai nạn trên những con đường đèo. Đây là những con đường hẹp có nhiều khúc cua, độ dốc lớn khiến lái xe khó xử lý khi gặp chướng ngại vật hoặc những xe đối diện chiếm nhiều diện tích đường.

Có thể dễ dàng điểm mặt một số vụ tai nạn gần đây trên các đoạn đường đèo gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngày 16/10 vừa qua, trên đèo Bảo Lộc, đã xảy ra một vụ tai nạn liên hoàn, xe tải va chạm với ô tô loại 7 chỗ; tiếp đó, xe tải tông trực diện và khiến xe khách (loại 29 chỗ) lao vào vách núi. Vụ tai nạn liên hoàn này đã khiến 5 người trên xe khách bị thương nhẹ ở tay và chân.

Giữa tháng trước (ngày 15/9), cũng xảy ra một vu tai nạn nghiêm trọng trên tuyến đường QL4D qua thị trấn Tam Đường (Tam Đường, Lai Châu) giữa xe bồn và ô tô khách 16 chỗ; sau đó đã khiến cả hai chiếc xe lao xuống suối sâu có nhiều tảng đá.

Hậu quả của vụ tai nạn này là 12 người tử vong, 3 người bị thương. Hôm qua (18/9), cũng diễn ra một vụ va chạm giữa xe tải và xe con tại khúc cua lên cầu Đẫm – Đắc Sơn – Phổ Yên – Thái Nguyên, đây được coi là “điểm đen” về tai nạn giao thông từ nhiều năm nay ở địa phương này. Vụ việc đã gây ra nhiều tranh cãi khi xe con đòi xe tải bồi thường 100% dù xe con đi từ trên dốc xuống.

Cách xử lý khi xuongs dốc đèo
Vụ việc mới xảy ra tại khúc cua lên cầu Đẫm (Phổ Yên, Thái Nguyên). Ảnh: Facebook

Trong khi đó, luật pháp nước ta cũng đã quy định rõ về việc vượt và nhường đường cho các phương tiện di chuyển tại Điều 17, Chương I, Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12: a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi; b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.T

Tuy nhiên, trên thực tế, người lái xe cũng cần chú ý rõ cách lái xe trên đường đèo dốc để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra trước khi mang luật pháp ra để tranh luận.Khi lên dốc, các lái xe nên chú ý giữ vận tốc ổn định; nếu cần cắt côn, chuyển số trên các xe số sàn, lái xe cần chú ý thực hiện dứt khoát để tránh mất động năng lên dốc. Nên chú ý khi vượt xe ở các đoạn này vì tài xế sẽ không có tầm nhìn đủ; trước khi vượt, hãy quan sát phía trước xem có đủ chiều dài rồi ra tín hiệu cho phương tiện đi cùng chiều, và chuyển số phù hợp để vượt.Khi xuống dốc, mọi việc sẽ khó khăn hơn, đặc biệt đối với các dốc cao, dài và có khúc cua.

Lái xe nên nhớ 3 điều sau:Một là, nên sử dụng số nhỏ khi xuống dốc, điều đó sẽ giúp kiểm soát tốt hơn, và lái xe cũng có thể sử dụng động cơ để phanh, nhất là với các mẫu xe trang bị hộp số sàn.Hai là, không nên rà phanh quá nhiều, vì có thể làm quá nhiệt khiến phanh bị cứng không thể sử dụng được.

Tốt nhất lái xe nên kết hợp giữa phanh bằng động cơ và phanh bình thường.Ba là, không được chuyển xe về số N (chuyển về số “mo”) hoặc cắt côn khi đi trên dốc; khi đó, tài xế sẽ rất khó kiểm soát xe. Nhiều người nghĩ việc này sẽ giúp tiết kiệm thêm chút nhiên liệu nhưng chẳng thể bù được cho sự nguy hiểm mà việc này mang lại.

Cách xử lý khi xuongs dốc đèo
Hệ thống hỗ trợ đổ đèo giúp xe xuống dốc từ từ.

Hiện nay, nhiều mẫu xe con có thể được trang bị hệ thống hỗ trợ đổ đèo giúp xe xuống dốc từ từ một cách an toàn mà tài xế không cần xử lý quá nhiều. Ngoài ra, tài xế cần chú ý các đi từ trên dốc xuống phải nhường đường cho xe đang lên dốc; nếu đường dốc hẹp không đủ cho hai chiếc xe quá khổ, xe gần chỗ tránh hơn nên chủ động lùi vào vị trí tránh. Cuối cùng, tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào, nhưng tài xế nên chú ý hết sức cẩn thận khi lái xe trên đường để giữ an toàn cho mình và những người xung quanh.

Theo Tiền Phong