Cách trồng cây cau lấy quả

Cau là cây công trình, cây sân vườn đẹp. Cây cau là cây trang trí đẹp và mang may mắn, phú quý đến với gia chủ.

Kỹ thuật trồng:

Đất trồng cau nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.

Trong điều kiện nước ta, cau là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

Khi trồng trên đất hay trong chậu cần cú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.

Chăm sóc cây:

Cau cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

Phòng chống sâu bệnh hại

Cau  thường bị các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện..tấn công làm giảm sức sống của cây, nên sử dụng các loại thuốc trừ BVTV chuyên dùng cho bọ cánh cứng hay rầy rệp phun phòng trừ.

Cây cau là loài cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại ngay cổ bầu trông rất xấu và lá trở nên còi cọc.

Chúc bà con thành công!

      Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699

Email:

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Cây cau ta hay còn gọi là cây cau ăn trầu, là một loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho một hình ảnh thôn quê đơn sơ, mộc mạc và gần gũi. Chính vì thế mà những sân vườn biệt thự, các công trình cảnh quan trồng loại cau này để tạo cảm giác được nhìn lại những cái xưa cũ của bản làng Việt Nam.

A/ Đặc điểm cây:

  • Tên thông thường: Cau, cau ta, cau ăn trầu

  • Tên khoa học: Areca catechu

  • Họ thực vật: Arecaceae

  • Giá trị sử dụng: cây có dáng đẹp, ít chiếm diện tích nên thường được trồng để làm cảnh ở sân vườn, biệt thự, dọc đường đi lại, khu đô thị … Cây còn được trồng để lấy quả ăn trầu, sử dụng trong cưới hỏi.

  • Hình thái: Là cây thân cột, đường kính trung bình 10- 15cm, có thể cao hơn 20m. Lá đơn dài > 1,5m, phiến lẻ xẻ thùy sâu hình dạng lông chim, lá lúc non được gấp nếp với nhau theo chiều dọc. Bẹ lá cau dạng mo, bao bọc xung quanh thân, khi rụng để lại sẹo. Hoa màu trắng, hoa đực rụng sớm, hoa cái tạo quả. Hoa cau ở nách lá, phân thành nhiều nhánh. Quả hạch hình trứng trái xoan, khi chín màu vàng. 

  • Đặc tính:

– Tốc độ sinh trưởng trung bình, sống lâu năm.

– Cây chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con.

– Cây cau lúc nhỏ chịu bóng, càng lớn cây càng ưa sáng. Cây thích hợp ở những nơi đất ẩm, đất tốt.

Cách trồng cây cau lấy quả
Cách trồng cây cau lấy quả

(Ảnh sưu tầm)

B/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cau ta:

1/ Phương pháp nhân giống

 Nhân giống chủ yếu bằng quả. Nên chọn cây cau ‘mẹ’ khỏe, xanh tốt dưới 8 năm tuổi. Khi quả còn nhỏ, bỏ bớt một số chùm đầu, chọn những quả mẩy, đều, để cho chín vàng mới thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ để 3 – 5 ngày, sau đó cắt bỏ phía đầu vỏ quả, tạo điều kiện cho mầm phát triển. Sau đó đưa vào ủ trong cát sạch để nảy mầm rồi mới cho vào luống ươm. Trong quá trình ủ cần giữ độ ẩm khoảng 70 – 80% và đề phòng kiến, bọ hung cắn phá. Khoảng 20 ngày sau, mở bao nếu thấy đầu cuống quả có nẩy lên một mộng nhỏ màu trắng, to bằng hạt đậu xanh thì nghĩa là cây đã nẩy mầm. Sau khoảng 3 – 4 tháng sau, cây Cau cao 20 – 30cm có thể mang đi trồng nơi cố định.

Cách trồng cây cau lấy quả

(Ảnh sưu tầm)

2/ Đào hố để trồng

Cần phải đào hố lớn, sâu theo dạng hình vuông.

Muốn cây dễ sinh trưởng và không bị sâu bệnh nhiều thì phải bón lót phân chuồng, phân hữu cơ trước kết hợp với những bón vôi xuống hố trước khi trồng cây cau con.

3/ Kĩ thuật chăm sóc

So với những loài cây khác thì cây cau là cây dễ trồng và ít sâu bọ

  • Cây phải được trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, một phần vì tán lá to và nhiều sẽ làm cho cây “bị rợp bóng”.

  • Tưới nước và làm cỏ đúng thời vụ để cây cau con phát triển và ra trái đúng thời vụ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

  • Kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ.

  • Mặc dù là cây dễ trồng nhưng cũng phải chú ý đến một số bệnh dịch ở cây để biết cách khắc phục.

Quả Cau, lá trầu đã không còn xa lạ đối với phong tục tập quán của người Việt. Cây cau ăn trầu giống là loại cây lấy quả cau để ăn với lá trầu không, khác biệt với những cây cau trồng chỉ để làm cảnh. Ngoài lấy quả, cau ta còn có thể ứng dụng làm dược liệu chữa bệnh. Dáng thẳng đứng cùng chùm lá xòe rộng mềm mại, cây cau ta còn có ý nghĩa trang trí cảnh quan công trình. Cùng tìm hiểu về loại cây giống này sau đây.

Cách trồng cây cau lấy quả
Giống cây cau ăn quả tại vườn ươm

Cây cau ăn trầu còn được gọi tên khác là cây cau ta, cây cau ăn quả, cây cau lấy quả. Chúng có tên khoa học là Areca catechu L, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và phía Đông châu Phi. Dưới đây là các đặc điểm của cây cau ta:

Dễ dàng nhận biết cây Cau ta bằng dáng cây cao và thẳng tắp. Đỉnh trên cùng của cây Cau chỉ có một ngọn, xòe ra nhiều bẹ lá với những chiếc lá dài. Chiều cao của Cau trưởng thành ở khoảng 15-20m, gốc cây có đường kính 10-15cm.

Thân Cau là dạng thân cột, bẹ lá sẽ rụng dần và để lại vết tích trên thân cây.  Trên thân có các đốt, mỗi đốt là một dấu vết của bẹ lá cũ. Lá cau dạng kép, dài, có lông mịn, cuống bẹ to. Hoa cây cau màu trắng, nhỏ, hoa cái tạo quả.

Quả Cau có dáng trụ nhỏ, vỏ nhẵn và khá cứng. Khi xanh, vỏ ngoài có màu xanh, chuyển vàng khi già và chín. Bên trong quả có hạt. Rễ cau mọc sâu vào lòng đất, chùm rễ lan rộng.

Cách trồng cây cau lấy quả
Dáng cây cao và thẳng tắp

Đặc điểm cây Cau ăn ta về sinh thái là sinh trưởng chậm, khả năng chịu hạn tốt. Trồng ở môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng có khả năng phát triển tốt. Có thể trồng Cau ở vườn, đất đồi núi hoặc các vùng đất đồng bằng, ven ao hồ.

Cây cau ăn trầu là một loài cây ăn quả mang nhiều ý nghĩa, nó gắn liền với nhiều câu truyện trong dân gian Việt Nam.

Quả cau kết hợp với lá trầu, thêm một chút vôi sẽ thành món ăn dân tộc độc đáo khiến cho người ăn có cảm giác thú vị bởi vị vừa chua vừa chát.

Ngoài được trồng để tạo cảnh quan đẹp mắt, cây cau ăn trầu còn là cây cho quả có ý nghĩa to lớn trong các phong tục ăn hỏi, cưới xin, cúng bái trong những ngày lễ hoặc đi đình chùa,… của người dân Việt Nam.

Với sức sống mãnh liệt cùng độ cao lên đến 20m, cây còn phù hợp với rất nhiều công trình, mang ý nghĩa cải tạo cảnh quan, trang trí sân vườn, khuôn viên đô thị. Ngoài ra, cây cũng tạo bóng mát hiệu quả và cho quả tạo nên giá trị kinh tế khá cao.

Ngoài ra, cây cũng mang nhiều ý nghĩa về sự sung túc, tài lộc nên được rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn trồng ở khuôn viên.  Ngoài ra, thịt quả cau, ngọn cau còn có ý nghĩa lớn trong y học với công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Trồng cây Cau ăn Trầu giống mang đến nhiều ý nghĩa. Vậy, cụ thể, cây được sử dụng vào những mục đích gì, chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.

Từ thời xa xưa, người Việt thường ăn quả cau cùng với lá trầu không. Chẳng thế mà đã dệt nên miếng trầu cánh phượng trong truyện cổ tích Tấm Cám; dệt nên câu nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”. 

Chọn quả cau bánh tẻ, không quá non, không quá già, bổ thành miếng nhỏ. Gọt bỏ vỏ, đặt vào trong lá trầu không; thêm chút vôi, vỏ chay là có miếng trầu cau ăn liền.

Quả cau còn gắn liền với văn hóa thờ cúng ngày lễ Tết; là vật phẩm dâng hương trong những nơi tâm linh, trong ngày ma chay. Cau cũng là lễ vật mang tính “tượng đài” cho ngày cưới hỏi, không thể thiếu trong sính lễ cưới.

Dáng thẳng đứng và cao của cau rất phù hợp để trồng làm lối đi, làm hàng rào. Cau còn có ý nghĩa phong thủy vệ sự sung túc, tài lộc. Vì vậy mà nhiều gia đình chọn trồng hàng cau ở trước nhà. 

Cau còn phù hợp trồng trong các khuôn viên nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Ngọn Cau tỏa ra những bẹ lá dài quyến rũ, thanh lịch. Khi nở hoa sẽ điểm những chùm hoa trắng nhỏ xinh, đẹp mắt. 

Chùm bẹ lá xanh tỏa bóng góp phần làm xanh không gian sống, cải thiện không khí.

Cách trồng cây cau lấy quả
Cây Cau ăn Trầu có chụm bẹ lá xanh cải thiện không khí

Các hoạt chất trong phần thịt của quả cau có: 70% tanin trong quả non, 15-20% trong quả già, chứa đường, chất béo, muối vô cơ…  Hoạt chất arecolin trong quả cau có tác dụng đối với bệnh tim mạch, bệnh Glocom. 

Nó còn giúp kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng nhu động ruột. Hạt cau có chứa chất giúp tẩy giun, nhất là với giun sán. Với liều lượng 4g hạt cau khi đi vào đường ruột, chỉ sau 20 phút là sán có thể bị tê liệt.

Nhiều người thắc mức ngọn cây cau ta và ngọn cây cau Vua có ăn được không. Sự thật là có thể ăn và hương vị rất dễ chịu. Ngọn hoặc hoa cây Cau tươi có thể sử dụng để đun nước uống, vị thanh mát. Lợi ích của loại nước uống tự nhiên này là hỗ trợ trị đau dạ dày, bổ gan, giải nhiệt, trị giun,…

Bài viết liên quan:

Để cây cau ăn trầu sinh trưởng tốt, cho quả chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao thì việc trồng Cau phải đảm bảo đúng kỹ thuật, để bạn có thể tham khảo cách trồng cây Cau ăn Trầu giống như sau

Trước khi ươm cây, hãy chọn cây cau mẹ sai quả, cho quả đẹp và đều. Thu hoạch quả cau già và chín, lành lặn, to đẹp, không bị sâu, không thối. Phơi quả cau dưới nắng vừa trong 2 ngày. Sau đó ngâm quả trong nước lã 2 ngày 2 đêm.

Tiếp đó, thực hiện làm luống cát ẩm để gieo ươm, che bóng cho luống, tưới nước đều đặn. Sau 15-20 ngày sẽ thấy phần đầu quả cau nhú mầm. Ươm mầm thêm 20 ngày nữa là có thể đặt mầm vào trong bầu đất. 

Đất làm bầu là đất cát trộn phân hữu cơ hoai mục, thêm vỏ xác dừa. Đặt các bầu ở nơi có mái che, tưới nước thường xuyên. Đến khi được 13-17 tháng thì có thể mang ra trồng ngoài tự nhiên.

Cách trồng cây cau lấy quả
Cây Cau ăn trầu được ươm đúng kỹ thuật

Để bứng và chuyển vị trí trồng cây cau ăn trầu giống, người trồng sẽ thực hiện lần lượt các bước như sau:

– Cắt tỉa bẹ lá cho cây gọn gàng, giảm trọng lượng, dễ vận chuyển, giảm gãy dập. Sau khi bó bầu, tiếp tục cắt tỉa cho phù hợp.

– Đánh dấu vòng tròn vùng đất quanh gốc cây, cách gốc 50-60cm. Tiến hành tạo bầu cây hình thang phù hợp kích thước cây.

– Đào đất và cắt các rễ to, rễ nhỏ của cây sao cho vết cắt tròn đều, nhẵn. Thực hiện đến khi đủ độ sâu của bầu, bảo đảm dáng bầu cân đối.

– Trộn thuốc kích thích rễ với bùn non, xoa vào những vết cắt của rễ cây; tỷ lệ 10cc/lọ và 5 lọ/1kg. Hòa 10-12 giọt ABA.247.NHO vào bình 5 lít nước, phun xịt quanh bầu.

– Bó bầu bằng dây cao su, lưới, dây bọc và bó theo hình đai mắt võng. Kích thước bó bầu cách hàng ngang 15-20cm, cách hàng dọc 10-20cm.

– Thực hiện bốc bầu và vận chuyển cẩn thận; tránh va đập để bảo đảm cây không bị gãy, không bị dập nát. Xếp cây nghiêng trên xe, bầu ở phía trước, cành lá ở phía sau. Nếu xếp cây đứng phải buộc chặt.

– Chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng, khí hậu nóng ẩm. Đào hố trồng trước 1-2 ngày, kích thước hố trồng lớn hơn bầu khoảng 15-20cm.

– Bón phân vào hố trước khi trồng, định lượng 5-10kg NPK/hố. Đặt cây vào giữa hố, tháo bỏ vỏ bầu và không được làm vỡ bầu. Lấp đất xung quanh gốc, lèn đất cho chặt, đóng cọc để cố định cây.

– Tưới nước cho cây Cau con sau trồng 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối. Đến khi cây ổn định, chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày. Sau 2 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục, phòng trừ sâu bệnh.

Bà con nông dân liên hệ tới Cây Giống 4S mua giống Cau ăn Trầu giá tốt nhất, cây giống chuẩn nhất. Giá cau ăn trầu giống cạnh tranh 20-25% so với thị trường, báo giá trực tiếp từ vườn ươm. 

Một số hình ảnh khác của cây cau ăn quả giống tại vườn ươm:

Cách trồng cây cau lấy quả
Cây cau giống tại vườn ươm
Cách trồng cây cau lấy quả
Giống cây cau ăn quả thân mập mạp, khỏe mạnh
Cách trồng cây cau lấy quả
Lựa chọn cây cau giống rất khỏe mạnh, cứng cáp trước khi mua

Các chuyên gia, kỹ thuật viên của Cây Giống 4S sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về cách trồng, cách bứng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Ngoài cau ta, Cây Giống 4S còn cung cấp giống cau vua, cau lùn, cau bụi và nhiều loại cây ăn quả, cây công trình khác. 

Đặc biệt, kỹ thuật ươm mầm, kỹ thuật bứng cây và vận chuyển giống cây cau ăn trầu đều cẩn thận, chuẩn xác từng li từng tí. Cau giống bàn giao đến bà con nông dân là cây khỏe, lành lặn, không gãy dập. 


Video thực tế cây cau ăn quả giống xanh tốt tại vườn ươm 

Nếu phát hiện cây không đúng chuẩn, bà con nông dân sẽ được hoàn tiền hoặc được đổi cây mới. Để liên hệ mua cây Cau ăn Trầu giống chất lượng, hãy lưu lại thông tin sau:

Bài viết liên quan:

——————–*****———————

Thông tin liên hệ Cây Giống 4S

Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0919.255.145

Email: