Cách tính điểm trung bình tổ hợp môn thi năm 2024

Tổ hợp môn là một tập hợp các môn thi được sử dụng để xét tuyển đại học, cao đẳng. Mỗi tổ hợp môn được xác định bởi một mã gồm chữ và số. Phần chữ của mã tổ hợp môn thể hiện khối thi, còn phần số thể hiện thứ tự của các môn thi trong tổ hợp.

Ví dụ:

+ Mã tổ hợp môn A00: Toán, Lý, Hóa

+ Mã tổ hợp môn D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

+ Mã tổ hợp môn C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý...

Khi xét điểm đại học thì việc hiểu được cách tính điểm tổ hợp môn là rất quan trọng vì nó sẽ là căn cứ để các trường đại học tuyển sinh và xem xét mức điểm chuẩn, điểm sàn tuyển sinh đại học cho năm đó

[1] Cách tính điểm tổ hợp môn đối với trường hợp không có môn nhân hệ số:

Đa số các ngành tuyển sinh đại học hiện nay không có nhân đôi hệ số thành phần môn và sau đây là công thức tính điểm tổ hợp môn với trường hợp không có môn nhân hệ số:

Điểm đại học = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

- Điểm môn 1, 2, 3: lần lượt là các điểm bài thi tốt nghiệp THPT của thí sinh theo công bố của Bộ Giáo dục và đào tạo

- Điểm ưu tiên: gồm có điểm ưu tiên theo vùng và điểm ưu tiên theo đối tượng. Tuy nhiên không phải tất cả các thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT đều sẽ được cộng điểm ưu tiên, nên các thí sinh cần xác định xem mình có được cộng điểm ưu tiên hay không

[2] Cách tính điểm tổ hợp môn đối với trường hợp có môn nhân hệ số:

Các tổ hợp môn có môn nhân hê số hiện nay thường là các tổ hợp có môn năng khiếu, ví dụ các khối M00 (Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát), M01 (Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu)....

Công thức tính điểm tổ hợp môn có môn nhân hệ số là:

- Công thức tính điểm đại học trên thang điểm 40:

Điểm đại học = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 x Hệ số + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Công thức tính điểm đại học trên thang điểm 30:

Điểm đại học = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 x Hệ số) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Cách tính điểm tổ hợp môn đại học đơn giản dễ hiểu nhất? (Hình từ Internet)

Những đối tượng ở khu vực nào sẽ được cộng điểm ưu tiên theo khu vực khi tính điểm đại học?

Khi tính điểm thi đại học của các thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT sẽ có mục điểm ưu tiên, trong đó có điểm ưu tiên theo khu vực

Các khu vực được phân chia trong tuyển sinh được quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:

Khu vực

Mô tả khu vực và điều kiện

Khu vực 1 (KV1)

Các xã khu vực 1, 2, 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT)

Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

Khu vực 2 (KV2)

Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).

Khu vực 3 (KV3)

Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức cộng điểm ưu tiên theo khu vực cụ thể được quy định Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:

- Khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm

- Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm

- Khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm

- Khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;

Cách xác định vùng để cộng điểm ưu tiên khu vực của các thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT?

Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh như sau:

[1] Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT

[2] Đối với trường hợp thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng

[3] Nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau thì sẽ xác định khu vực tuyển sinh của thí sinh theo nơi thường trú:

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;

- Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại:

+ Các xã khu vực 3 và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định;

+ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

+ Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135;

+ Các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;

Điểm trung bình của bài thi tổ hợp là gì?

Điểm thi của bài thi tổ hợp là điểm trung bình của 3 môn trong đó. Thí sinh phải dự thi 3 môn/bài thi. Trong đó hai môn thi độc lập là Toán, Ngữ văn cùng với một trong hai bài thi Khoa học Xã hội hoặc Khoa học Tự nhiên. Điểm thi của bài thi tổ hợp là điểm trung bình của 3 môn trong đó.

Điểm môn 1 Môn 2 Môn 3 là gì?

Điểm môn tổ hợp 1, 2 và 3 là điểm các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp. Điểm ưu tiên là điểm cộng cho từng vùng miền và các đối tượng học sinh nằm trong diện khó khăn, đặc biệt.

Điểm thi vào lớp 10 được tính như thế nào?

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn chuyên x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có). Cách tính điểm xét tuyển lớp không chuyên trong trường chuyên như sau: Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Toán + Điểm ưu tiên (nếu có).

Thi tốt nghiệp cấp 3 bao nhiêu điểm là đậu?

- Có điểm xét tuyển tốt nghiệp từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT. Tóm lại, thí sinh đậu tốt nghiệp khi có điểm xét tuyển tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên. Đồng thời mỗi môn cần đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 thì sẽ đậu tốt nghiệp.

Chủ đề