Công viên văn hóa ấn tượng hội an năm 2024

Công viên "Ấn Tượng Hội An" là một trong những dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực văn hóa du lịch được kết hợp với chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo xen lẫn hoạt động vui chơi giải trí. Chương trình "Ấn tượng Hội An" nhằm tái tạo lại hình ảnh văn hóa, kiến trúc, con người các nước qua các thời kỳ, không chỉ nhắc lại giá trị lịch sử cũ mà còn là dấu ấn, câu chuyện để quảng bá du lịch về con người Hội An tới khắp thế giới..

Công Viên Ấn Tượng Hội An có gì?

  • Công trình kiến trúc cổ trên 200 năm.
  • Món ăn ngon, Ăn hơn 100 món ăn cực ngon và đẹp mắt.
  • Rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như Bài Chòi, Bịt mắt đập niêu,...
  • Các Show diễn thực cảnh trong công viên cực kỳ ấn tượng.
  • Các làng nghê truyền thống làm mộc, dệt, đèn lồng.
  • Âm thanh, sánh sáng,trang phục hấp dẫn.
  • Rất nhiều Điểm Selfie Cực đẹp, vườn hoa Anh Đào.
  • Nhân viên rất thân thiện và nhiệt tình.
  • Dịch vụ chu đáo đưa đón từ công viên về khách sạn

Mini show hấp dẫn

Miễn phí vé công viên (bao gồm cả 8 màn diễn nghệ thuật tương tác sống động và hành trình khám phá các công trình kiến trúc đặc trưng độc đáo tái hiện phố Hội 400 năm trước)

Làng nghề xứ quảng

Miễn phí vé công viên (bao gồm cả 8 màn diễn nghệ thuật tương tác sống động và hành trình khám phá các công trình kiến trúc đặc trưng độc đáo tái hiện phố Hội 400 năm trước)

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc độc đáo tại phố cổ hội an, kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà cổ được kết hợp từ rất nhiều nước, kiến trúc nội thất đẹp của những căn nhà cổ phố hội

Ẩm thực phố Hội

Ẩm thực phố hội, những món ăn nổi tiếng cực ngon đều có mặt tại công viên ấn tượng hội an, tại đây bạn sẽ được khám phá rất nhiều không gian kiến trúc, khu vui chơi đẹp.

Công viên Ấn Tượng Hội An được biết đến như một phiên bản thu nhỏ của phố cổ Hội An nhưng không phải là về khía cạnh cuộc sống hằng ngày, mà nó là nơi thể hiện Hội An qua những câu truyện truyền kì, về tình yêu, về cuộc sống, về văn hóa và cả về khía cạnh tinh thần. Đến với công viên, bạn sẽ được đắm mình vào những buổi trình diễn đầy chuyên nghiệp, được đầu tư vô cùng công phu của những nghệ nhân lão luyện, qua đó, bạn chắc chắn sẽ thêm yêu và cảm mến hơn con người nơi đây.

Địa chỉ: Cồn Hến (200 Nguyễn Trí Phương rẽ trái)

Thời gian hoạt động: 17h00 – 22h00 (trừ thứ 3)

Vé vào cổng: Miễn phí

Số điện thoại:1900 63 66 00 - 0904 636 600

Email: booking@gamithemepark.vn

Fanpage: //www.facebook.com/memoriesland.hoian

Website: //hoianimpression.vn/

Công viên Ấn Tượng Hội An là một khu công viên theo chủ đề, khai trương vào tháng 8/2020, được xây dựng trên một hòn đảo ngay giữa sông Hoài mộng mơ.

Bước chân vào công viên, bạn sẽ cảm nhận một bầu không khí hết sức gần gũi, quen thuộc, đậm màu sắc của phố cổ Hội An. Với 2 khu chính là khu tham quan và khu trình diễn minishow đầy đặc sắc mà bạn có thể thưởng thức, mỗi minishow là một câu chuyện mà những người nghệ nhân muốn kể với bạn, để từ đó bạn có thể hiểu hơn về vẻ đẹp và văn hóa nơi phố cổ.

Đặc biệt, phần cổng chính của Công viên Ấn Tượng Hội An được lấy ý tưởng từ hình tượng Dinh Chấn Thanh Chiêm - đây là dinh chấn đầu tiên của chúa Nguyễn tại Hội An. Phần quảng trường tiếp đón được thiết kế gồm 9 cột rồng, mỗi cột là tượng trưng 1 đời chúa Nguyễn đã từng cai trị vùng đất này từ ngàn đời trước.

Công viên Ấn Tượng Hội An tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ nằm giữa con sông Hoài êm đềm, vì vậy để di chuyển đến đây, bạn có 2 cách để lựa chọn nhé.

Để đi bằng thuyền, bạn sẽ tìm đến bến tàu ở địa chỉ 59 Nguyễn Quang Khải, nơi này sẽ có đậu một chiếc thuyền khoảng 30 chỗ, dùng để chở khách đến công viên Ấn Tượng Hội An và hoàn toàn miễn phí nhé.

Tại bến tàu, thường sẽ có khoảng 4 - 5 thuyền hoạt động hằng ngày để chở khách, hành trình từ bến tàu đến công viên không quá dài, chỉ mất khoảng 5 phút. Tuy nhiên vào những thời điểm đông khách thì thời gian đợi tàu thường sẽ lâu hơn, nên bạn lưu ý nên đến sớm hoặc lựa chọn khoảng thời gian phù hợp để khỏi mất thời gian chờ đợi nhé.

Bên cạnh việc đi thuyền, nếu bạn bị say tàu thì có thể chọn cho mình con đường đến Công viên Ấn Tượng Hội An bằng cách đi qua cầu Cẩm Nam, đi tiếp 200m bạn sẽ gặp số 200 Nguyễn Tri Phương, bạn rẽ trái rồi đi thẳng sẽ đến công viên.

Với cách đi này, bạn sẽ mất thời gian nhiều hơn so với đi tàu nhưng nhờ vậy bạn có thể ngắm được nhiều cảnh ở hai bên đường đi.

Hội An những năm của thế kỷ XVI - XVII được dựng lại với hình ảnh những ngôi nhà cổ kính, vẫn hai tone màu quen thuộc của phố cổ là màu vàng và cam, kết hợp cùng lối kiến trúc đậm chất Á Đông đầy sống động. Đến với khu phố, bạn như đang trở lại những năm phố cổ Hội An còn là một thương cảng sầm uất, cửa ngõ giao thương của nhiều quốc gia và đa dạng nền văn hóa.

Lấy cảm hứng từ những không gian đồng quê Việt Nam ngày xưa, hình ảnh ngôi nhà 3 gian được tái hiện đầy sống động, bên cạnh là ao cá, vườn rau và những gốc rạ mang đậm màu sắc truyền thống Việt Nam.

Khu ẩm thực nằm trong khuôn viên làng quê Việt Nam, tại đây bạn sẽ được thưởng thức những món ăn gắn liền với truyền thống ẩm thực Việt. Giữa không gian làng quê Việt Nam, thưởng thức những món ăn đặc sản xứ Quảng như mì quảng, bánh bột lọc, cao lầu hay nhiều món ăn từ các vùng miền khác,,, sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn đó.

Đời sống tinh thần người Việt gắn liền với những ngôi đền thờ, chùa chiền. Vì vậy, đây là những hình ảnh không thể thiếu trong đời sống người Việt. Khu vực tâm linh là một phần kiến trúc đặc trưng không thể thiếu của cộng đồng người dân phố cổ nói riêng cũng như người Việt nói chung.

Văn hóa Hội An chịu khá nhiều ảnh hưởng từ Nhật Bản nhờ sự phát triển và xâm nhập của người Nhật vô Hội An vào những năm của thế kỉ XVI – XVII. Và cộng động người Nhật dần trở thành một phần trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng Hội An, chịu ảnh hưởng khá mạnh trong kiến trúc, ẩm thực cũng như đời sống tin thần. Khu Làng Nhật Bản là nơi tái hiện lại cuộc sống và những câu chuyện mang đậm tình nghĩa bang giao giữa hai nước Việt - Nhật.

Trung Hoa là một trong những nước có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc, văn hóa và ẩm thực tại Hội An, ngôi làng Trung Hoa như một phần gắn liền chặt chẽ với tổng thể kiến trúc Hội An cho đến cả ngày nay.

Đây là câu chuyện tình yêu đẹp như tranh vẽ được lưu truyền trong dân gian giữa cô gái nông thôn hái dâu nuôi tằm và chàng Thế tử Nguyễn Phúc Lan. Sau khi nên duyên, hai ông bà chính là người có công rất lớn trong việc phát triển và khuyến khích nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và đem những sản phẩm tơ lụa đầu tiên của Việt Nam đến với thị trường quốc tế.

Vở kịch dựng lại hình ảnh đám cưới đầy ấn tượng và đặc sắc của công chúa Ngọc Hoa với một thương nhân Nhật Bản dòng dõi quý tộc. Sau khi đến quê hương nhà chồng, công chúa đã mang những nét đẹp văn hóa Việt Nam phổ biến với người dân nơi đất nước mặt trời mọc, nhờ đó, góp công sức rất lớn trong việc truyền bá nền văn hóa của Việt Nam đến bạn bè năm châu.

Được trình diễn tại phần cổng chào, buổi biểu diễn như một lời chào đón nồng nhiệt các du khách đến với phố cổ Hội An trong những năm còn là một thương cảng phồng hoa qua những lời bài hát đầy quen thuộc, đằng sau là hình ảnh nhiều người dân từ nhiều quốc gia đến để giao thương, buôn bán và giao lưu văn hóa.

Đây là một chương trình biểu diễn nghệ thuật, sử dụng bối cảnh là khung cảnh vui chơi, giải trí tại một tửu lầu nổi tiếng, là tụ điểm vui chơi giải trí của người dân phố cổ những ngày xưa.

Tái hiện lại một lễ hội đầy nổi tiếng và linh thiêng của người dân Chăm tại giếng cổ huyền bí trên hòn đảo Cù Lao Chàm. Buổi biểu diễn với những vũ điệu đầy mê hoặc sẽ được thể hiện bởi các thiếu nữ người Chăm, với những lời cầu nguyện an lành và may mắn, giúp bạn gặp được nhiều thuận lợi trong công việc cùng như cuộc sống.

Bạn sẽ được chiêm ngưỡng điệu nhảy này tại khu làng Nhật Bản, điệu nhảy được ra đời vào ngày 8/8/2019 nhận được nhiều sự yêu thích của du khách bởi âm nhạc vui tươi, điệu nhảy nhộn nhịp mang đến cho bạn không gian vô cùng thoải mái và đầy hạnh phúc.

Đếnvới Công viên Ấn Tượng Hội An, bạn sẽ được cảm nhận một Hội An hoàn toàn khác, với nhiều màu sắc, nhiều nền văn hóa đan xen và nhiều khoảnh khắc đầy thú vị mà bạn sẽ khó cảm nhận được nếu chỉ đi dạo ở khu vực phố cổ. Hãy cùng đến đây và đắm mình vào dòng chảy thời gian của Hội An từ những khoảng khắc mới hình thành đến hôm nay với nhiều câu chuyện thú vị được các nghệ nhân khéo léo truyền tải qua những vở múa cũng như vở kịch mà họ biểu diễn.

Hội An do ai xây dựng?

Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng và con trai Nguyễn Phúc Nguyên xây dựng thành lũy và phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương quốc tế, biến Hội An thành một trung tâm thương cảng quốc tế quan trọng.

Tại sao lại có tên là Hội An?

Hội An, theo nghĩa Hán Việt, có nghĩa là “nơi hội tụ yên ổn”. Thời xa xưa, đây là hải cảng của Chiêm Thành gọi là Đại Chiêm hải khẩu, thuộc dất Amaravati. Người Trung Quốc gọi phố cảng này là Hoài Phố vì nằm trên bờ sông Hoài (tên một khúc sông thuộc hạ lưu sông Thu Bồn đổ ra cửa Đại Chiêm).

Ký ức Hội An diễn ra bao lâu?

Show thực cảnh Ký ức Hội An sẽ được biểu diễn vào lúc: 20h tất cả các tối trong tuần (trừ thứ ba). Thời gian biểu diễn của chương trình kéo dài khoảng 60 phút với 5 màn biểu diễn đặc sắc.

Hội An tồn tại bao nhiêu năm?

Hội An
Thành lập 29/1/2008
Loại đô thị Loại III
Năm công nhận 2006
Tổ chức lãnh đạo

Hội An – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hội_Annull

Chủ đề