Cách tính bình quân lương hưu

Cách tính tiền lương hưu bình quân khi hưởng lương hưu.

Lương hưu là vấn đề người lao động đặc biệt quan tâm sau khi hết tuổi lao động, mỗi người lao động sẽ được hưởng lương hưu với mức khác nhau tùy thuộc vào quá trình lao động và tiền lương đóng BHXH. Do đó, mỗi người lao động cần nắm được quá trình làm việc đóng BHXH của mình để tính thời điểm nghỉ hưu có lợi nhất.

1. Luật sư tư vấn về cách tính hưởng lương hưu

Hiện nay, đối với người lao động được hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động sẽ tính lương hưu khác nhau.

Do đó, nếu bạn chưa biết mình thuộc trường hợp nào và cách tính ra sao thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Mih Gia để được giải đáp vướng mắc.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để hiểu rõ hơn về cách tính lương hưu.

2. Cách tính hưởng lương hưu cho người lao động

Câu hỏi tư vấn:Hôm nay mình nhận được quyết định trả lương hưu, nhưng không biết cách tính có hơp lý không? Thời gian làm việc đến nay được 39 năm 8 tháng, trong đó gồm : 238 tháng thuộc khu vực nhà nước. 238 tháng thuộc công ty nước ngoài. Khi họ tính lương hưu bình quân tháng cho mình như sau :(Tổng số tiền đóng BH làm nhà nước + Tổng số tiền đóng BH làm công ty nước ngoài )/ (238 + 238 ) = lương hưu bq/ tháng. Sao họ khộng tính như sau : (Tổng số tiền đóng BH làm nhà nước)/238 tháng +( Tổng số tiền đóng BH làm công ty nước ngoài )/ 238 tháng = lương hưu bq/tháng. Kính mong quý luật sư tư vấn giúp, cảm ơn nhiều.

Trả lời: Chào bác. Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. VỚi trường hợp của bác, công ty tư vân như sau:

Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và điều 9 nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Bác vừa có thời gian tham gia bảo hiểm hưởng chế độ tiền lương nhà nước, vừa tham gia bảo hiểm tại đơn vị sử dụng lao động nên tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm của bác sẽ tính bình quân trong cả hai giai đoạn. Cụ thể được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 20 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hộitheo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội tính tiền lương cho bác theo công thức trên là đúng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cách tính tiền lương hưu bình quân khi hưởng lương hưu..Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấntrực tuyến - Số điện thoại liên hệ1900.6169để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Hướng dẫn cách tính chế độ hưu trí: Lương hưu và trợ cấp một lần

Lượt xem: 27836 Cỡ chữ

Cách tính bình quân lương hưu
Cách tính bình quân lương hưu

Cách tính chế độ hưu trí như thế nào? Nếu đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH, người lao động sẽ được lương hưu hàng tháng. Một số trường hợp , người lao động còn có thể được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Vậy cách tính các khoản này như thế nào?

Cách tính bình quân lương hưu

Để tính chế độ hưu trí, người lao động cần xác định mức lương hưu và trợ cấp 1 lần nếu đủ điều kiện.

Cập nhật cách tính lương hưu mới nhất theo quy định

Cách tính bình quân lương hưu

Cách tính lương hưu sao cho đúng theo quy định mới nhất? Điều kiện để hưởng lương hưu như thế nào? Bởi lương hưu là một đặc quyền quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Những câu hỏi thường gặp về vấn đề lương hưu sẽ được giải đáp trong bài viết “Cập nhật cách tính lương hưu mới nhất theo quy định” dưới đây.

Tin cùng chuyên mục

  • Khám hậu Covid-19 có được hưởng bảo hiểm y tế không?
  • F0 không cần chen chúc lấy giấy nghỉ hưởng BHXH bởi lý do sau
  • Hướng dẫn cách nhận tiền BHXH dành cho F0
  • Sổ bảo hiểm xã hội: 10 điều người lao động cần biết
  • Đi làm sớm sau thai sản: Cần biết rõ 4 điều này