Cách thắt lưng buộc bụng

Cắt đôi tuýp kem đánh răng, mua hàng online, săn sale trước sáu tháng... là những cách tiết kiệm chi tiêu được nhiều người áp dụng trong mùa dịch.

"Chi tiêu phòng thủ thời Covid-19" đang là bài toán thiết thực với tất cả những người bị ảnh hưởng kinh tế vì đại dịch. Ăn gì, uống gì, mua sắm ra sao, tiết kiệm thế nào... là những câu hỏi khiến không ít gia đình phải đau đầu cân đong đo đếm. Có những người chọn cách cách cắt giảm chi tiêu không cần thiết, có người lại thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng:

>> Tiền ăn ba triệu một tháng để trụ qua mùa dịch

Quảng cáo

Bị cắt giảm thu nhập do dịch bệnh Covid-19, lại làm việc tại nhà nhiều ngày do giãn cách xã hội, nhiều gia đình đã phải loay hoay, tìm mọi cách để tiết kiệm chi tiêu. Không ít người đã phải thắt lưng buộc bụng, liệu cơm gắp mắm tiết kiệm tối đa có thể:

Quảng cáo

>> Thu nhập 500 triệu đồng, tiêu 40 triệu

Tùy vào tình hình tài chính của mỗi người, mỗi gia đình mà mức chi tiêu, tiết kiệm sẽ khác nhau và tiêu dùng hợp lý không có nghĩa là "ky bo". Khoản nào phải chi thì sắp xếp để tiết giảm, khoản nào thuộc về hưởng thụ nên cắt giảm mạnh để có ngân sách dự phòng. Mua tối thiểu để dùng, mua đủ xài thay vì ham mua rẻ và mua nhiều dự trữ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Thành Lê tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.Gửi bài tại đây.

Như thường lệ, sau giờ tan ca, chị Hoàng Thị Huê, một công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Lễ Môn (thành phố Thanh Hóa) ghé qua khu chợ tạm mua ít thực phẩm chuẩn bị cho buổi tối, nhưng thời gian gần đây, khái niệm mua sắm đã bị chị cắt bỏ.

Trong căn phòng trọ chừng 13m2, nữ công nhân gọi điện cho người thân tiếp tế thực phẩm quê trước “bão giá” bủa vây, dù giá xăng vừa được điều chỉnh chút đỉnh. Dịch bệnh kéo dài, thu nhập ảnh hưởng đến cả gia đình 6 miệng ăn. Chưa hết, giờ tiếp tục đối diện “cơn bão giá”, khiến đồng lương ít ỏi của chị Huê không còn giá trị là bao.

Cách thắt lưng buộc bụng

Tổ chức Công đoàn công ty hỗ trợ người lao động bằng nhiều cách vượt qua khó khăn

"Giá xăng dầu, thức ăn tăng lên, như ngày trước tôi có thể tiết kiệm gửi về nhà 2 đến 3 triệu đồng/tháng, nhưng gần đây mặc dù đã chi tiêu tiết kiệm nhưng cũng không tiết kiệm để gửi về hoặc gửi về được rất ít thôi. Như tôi mức lương bậc 4 thì 2 năm lại đây là gần như không tăng lên", chị Huê nói.

Căn phòng chật hẹp ở cuối dãy trọ là nơi chị Lê Thị Thủy, quê ở huyện Như Xuân tá túc, mặc cho trời tối sập nhưng bóng điện vẫn chưa được thắp sáng. Chiếc xe máy cà tàng phủ đầy lớp bụi vì mấy tháng nay không dùng đến.

"Sau khi dịch bệnh lương công nhân bọn em không tăng, giá cả lại càng ngày càng leo thang khiến cho cuộc sống công nhân như bọn em rất vất vả. Sau khi giá xăng tăng thì bọn em có khi phải đổ cả 200.000 tiền xăng mỗi lần về quê còn không đủ. Vì thế nên hơn một tháng thì bọn em mới về một lần vì còn tiết kiệm để lo nhiều thứ nữa", chị Thủy chia sẻ.

Cách thắt lưng buộc bụng

Xa chồng xa con xuống thành phố để thuê trọ làm việc ở khu công nghiệp Lễ Môn. Trước đây, khi xăng chưa tăng giá cứ khoảng nửa tháng những người công nhân này về thăm nhà một lần. Tuy nhiên, kể từ lúc xăng lên xấp xỉ 30.000 đồng một lít, những chuyến về thăm con cũng vơi dần.

Ông Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam cho biết, công ty áp dụng mọi chính sách hỗ trợ, quan tâm người lao động, nhưng khó khăn là khó khăn chung.

"Giá cả tăng như vậy nhưng trong 2 năm qua mức lương tối thiểu vùng không tăng dẫn đến việc người lao động cũng khó khăn trong việc chi tiêu đối với các hoạt động cuộc sống của mình. Do vậy chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ cũng có xem xét trong việc tăng lương vùng cho các tỉnh làm sao cho người lao động nâng cao được đời sống, giảm bớt khó khăn và nâng lương cao hơn nữa cho người lao động", ông Quang chia sẻ.

Cách thắt lưng buộc bụng

Cắt giảm chi tiêu là cách công nhân có thể trụ vững trong thời bão giá

Những phiên chợ mua sắm với những người công nhân đang dần vắng vẻ; những chuyến xe về quê thăm chồng con cũng thưa dần; công nhân thời “bão giá” chỉ còn biết cắt giảm chi tiêu để hy vọng, gom góp được khoản tăng thêm trong những lần gửi tiền về cho gia đình./.

Vân Trang   -   Thứ năm, 20/01/2022 14:14 (GMT+7)

"Kem đánh răng nặn không ra thì cắt đôi"

Cắt đôi tuýp kem đánh răng đang cầm trên tay để sử dụng nốt phần kem còn sót lại, chị Nguyễn Thị Thủy (trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thở dài buồn bã: "Thắt lưng buộc bụng cả năm trời, giờ vẫn chưa rõ có đủ tiền về quê ăn Tết không".

Nói rồi, chị kể về những ngày phải liệu cơm gắp mắm tiết kiệm tối đa để có thể duy trì cuộc sống trong những tháng giãn cách. Quãng thời gian đó, chị sinh bé thứ 2, chồng cũng mất việc do công ty cắt giảm nhân sự. Không thể về quê, vợ chồng con cái neo bám trong xóm trọ nhỏ, tằn tiện chi tiêu.

Cách thắt lưng buộc bụng
 Gia đình chị Thủy "thắt lưng buộc bụng" đến mức tối đa. Ảnh: NVCC

Hết giãn cách, chồng chị Thủy trở thành lao động tự do, theo nghề thợ đá granite - nghề gắn liền với những bậc cầu thang, mặt tiền của các gia đình. Còn chị Thủy ở nhà chăm 2 con nhỏ và cơm nước cho chồng.

"Biết tình hình của gia đình, tôi luôn tiết kiệm, dù đó chỉ là giọt nước. Vợ chồng tôi luôn giữ thói quen, kem đánh răng nặn không ra thì cắt đôi; can nước giặt, nước rửa bát phải súc sạch để tránh lãng phí; điện nước, tôi cực để ý, không dùng phải tắt ngay.

Buổi sáng chồng đi làm, tôi tự nấu đồ ăn, có khi chỉ là gói mì tôm với quả trứng, hoặc rang cơm nguội,... Thức ăn mua đủ, không nấu thừa. Tôi cũng bỏ thói quen đi siêu thị vì rất hay mua phát sinh nhiều thứ linh tinh. Gia đình cũng hạn chế liên hoan, nhậu nhẹt hay tụ tập cuối tuần như trước đây. 

Con gái lớn 4 tuổi cũng chưa đến trường nên tôi tự dạy con ở nhà, cũng chưa tốn tiền gửi trẻ. Bấm bụng chi tiêu cả năm trời mà đến giờ vẫn chưa có đồng dư, tiền tiêu Tết chỉ trông chờ vào tháng lương cuối năm của chồng" - chị Thủy thở dài.

"Đang yên đang lành lại đến Tết”

Gia đình chị Nguyễn Thị Luyến (Hoài Đức, Hà Nội) cũng chật vật kể từ thời điểm dịch bệnh. Vốn là giáo viên mầm non tư thục, chị phải nghỉ việc không lương từ thời điểm thành phố đóng cửa toàn bộ trường học.

Trong thời gian nghỉ dịch, chị Luyến mang bầu bé thứ 2, con gái đầu học lớp 2 cần có người hỗ trợ học online nên chị không thể san sẻ gánh nặng kinh tế với chồng. Thu nhập gia đình 4 người chỉ phụ thuộc vào đồng lương công nhân ít ỏi của chồng. Tiền sinh hoạt hàng tháng, tiền ăn, tiền bỉm sữa cho con,… sơ sơ cũng phải đến chục triệu trong khi lương mỗi tháng của chồng chị chỉ rơi vào khoảng 7-8 triệu đồng.

Chị Luyến dự định, khoản thưởng Tết của chồng năm nay sẽ được chi trả cho các khoản nợ mà trước đó gia đình đã phải vay mượn để có tiền đóng học cho con gái lớn.

“Từ lúc dịch, mọi khoản chi tiêu đều phải cắt giảm, căn ke từng khoản. Tiền chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày còn không đủ nói gì đến tiền tiêu Tết. Đang yên đang lành lại đến Tết” – chị Luyến thở dài.

"Tết năm nay toang nặng"

Rời quê vào Bình Dương làm thuê đã 4 năm, anh Trần Văn Thành (quê Thanh Hóa) thở dài ngao ngán khi được hỏi: "Bao giờ về quê ăn Tết?". Anh Thành cho biết, bản thân làm công việc bốc vác tại kho bãi, có thời gian chuyển qua trông công trình. Tuy nhiên, năm qua, dịch bệnh hoành hành, anh liên tục "nằm không" trong giai đoạn từ tháng 4 - tháng 10. 

Cách thắt lưng buộc bụng
 Công trình nơi anh Thành trông coi. Ảnh: NVCC

Đến thời điểm hiện tại, công trình đã hoạt động trở lại nhưng hàng hóa ít nên việc cũng "giãn cách", thưởng Tết càng sụt giảm, số tiền tiết kiệm đã vơi dần, anh Thành tỏ ra chán nản khi Tết đang cận kề.

"Đi làm cả năm chưa về quê, chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm từng đồng từng cắt mà cuối năm vẫn không có tiền. 6 tháng dịch, việc không có, tôi buộc phải sử dụng đến tiền tiết kiệm. Thật sự Tết năm nay toang nặng" - anh Thành buồn rầu.

Người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

QUỐC ĐỊNH

06:15 16/10/2021

Đại dịch Covid-19 làm cho không ít người lao động bị mất việc làm, giảm nhiều về thu nhập. Điều này, khiến mỗi gia đình buộc phải thay đổi hành vi tiêu dùng, chi tiêu những mặt hàng thực sự cần thiết, với giá cả phải chăng.

Cách thắt lưng buộc bụng
Dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nên chi tiêu của nhiều gia đình có phần dè dặt.

Tiết kiệm chi tiêu để vượt qua giai đoạn khó khăn

Anh Hồ Văn Hải (phường Bình Chiều, Thủ Đức, TP HCM) làm ở lĩnh vực xuất nhập khẩu cho một công ty ở quận Bình Thạnh. Khi chưa có dịch, công việc của công ty thuận lợi, mỗi tháng ngoài lương cơ bản 10 triệu đồng anh còn có khoản phần trăm doanh thu sản phẩm, cộng với thưởng khoảng hơn 20 triệu đồng. Tính trung bình mỗi tháng thu nhập không dưới 30 triệu đồng. Nhưng từ lúc dịch bùng phát doanh thu bị giảm hẳn, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4, công ty không thể hoạt động nên cố gắng lắm Ban giám đốc công ty mới trả cho người lao động như anh 75% khoản lương cơ bản, có nghĩa là thu nhập của anh chỉ còn 7,5 triệu đồng mỗi tháng.

Theo anh Hải, mặc dù hiện nay tình hình dịch bệnh đã lắng xuống nhưng công ty sẽ khó phục hồi nhanh. “Mấy tháng nay gia đình tôi không dám nghĩ đến chuyện mua một món hàng có giá trị cao chứ đừng nói đến hàng hoá xa xỉ. Thời gian tới, chúng tôi chỉ có cách “thắt lưng buộc bụng”, để qua giai đoạn khó khăn này” - anh Hải nói.

Còn chị Trần Thị Linh (phường Tân Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) chia sẻ, chị làm nhân viên văn phòng cho một công ty chuyên về xuất khẩu lao động tại TP Thủ Dầu Một. Kể từ đầu năm 2020 (lúc bắt đầu có dịch) đến nay do hầu hết các nước đều đóng cửa không tiếp nhận lao động, nên chẳng có doanh thu. Không còn thu nhập, nhưng công ty vẫn phải “gồng gánh” trả lương cho nhân viên nên công ty dần lâm vào khó khăn. Đến đợt dịch lần thứ tư, công ty phải đóng cửa hoàn toàn.

Chị Linh cho biết đã làm việc tại công ty được 8 năm, lương và phụ cấp mỗi tháng cũng được khoảng 14 triệu đồng. Từ 3 tháng nay, do khó khăn nên công ty không thể tiếp tục trả lương. Tất cả chi tiêu chỉ dựa vào thu nhập hàng tháng của chồng nhưng lương chồng chị cũng không được như cũ (20 triệu/tháng) mà chỉ còn 12 triệu đồng do bữa làm, bữa nghỉ vì đơn hàng công ty không nhiều như trước đây.

“Tất nhiên là phải tiết kiệm hết mức, chỉ dám mua những gì cần thiết, rẻ tiền để dùng. Tôi cũng chưa biết hết đợt dịch này mình làm việc gì ở đâu nữa vì bây giờ xin một việc làm vừa ý cũng không hề đơn giản. Và mức lương nơi làm mới có thể sẽ phải tính theo khởi điểm, không được bao nhiêu nên dự báo chi tiêu gia đình sẽ còn nhiều khó khăn” - chị Linh lo lắng.

Theo bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao của Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam, kết quả đo lường về người tiêu dùng tại các thành phố lớn trên thị trường Việt Nam trong tháng 9/2021 đã chỉ rõ có hơn 50% hộ gia đình (trong số 2.000 hộ tham gia khảo sát) bày tỏ sự không ổn về tình hình tài chính gia đình, phải cắt giảm chi tiêu.

“Chỉ có 2 - 3% số hộ tham gia khảo sát nói rằng mọi thứ đều ổn. Đây là kết quả khá bất ngờ đối với những thông tin mà chúng tôi có được từ trước đến nay” - bà Nga nói.

Chú trọng đến hành vi mua sắm

Theo bà Lê Mỹ Nga, Giám đốc Công ty quản lý Quỹ Sfund, dịch Covid-19 lần này là bài học lớn dành cho những cá nhân có thu nhập không cao, không bền vững khi trước đó đã chi tiêu quá trớn, không kiểm soát. Và như hiện tại, bà Nga cho rằng người tiêu dùng sẽ phải sống khác, suy nghĩ khác, chi tiêu tiết kiệm hơn; họ sẽ dè dặt hơn trong việc mua sắm. Bên cạnh đó, những dự đoán cho thấy xu hướng các dịch vụ tiện ích, thiết kế các giải pháp công nghệ với chi phí hợp lý hơn sẽ “lên ngôi” khi nhắm đến nhu cầu từ những thay đổi về cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng sau đại dịch.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi, nếu không chuyển đổi thì có thể họ sẽ phải dừng “cuộc chơi”. Cụ thể là doanh nghiệp phải tìm ra hướng đa dạng hoá sản phẩm, thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường và hành vi tiêu dùng mới của người tiêu dùng. Đặc biệt, phải chuyển biến nhanh về công nghệ, chuyển đổi số và tăng tốc chuẩn hoá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm tiến ra thị trường toàn cầu.

“Cách để sống còn là doanh nghiệp phải mở rộng thị trường, chuẩn hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng. Và gần như có thể là nhiều doanh nghiệp sẽ phải thay đổi hoàn toàn mô hình của mình, đa dạng hoá sản phẩm để giảm bớt rủi ro trong hành trình sắp tới” - bà Lê Mỹ Nga nhấn mạnh.

Chủ đề: đại dịch Covid-19 người tiêu dùng Thắt Lưng Buộc Bụng lao động khó khăn