Cách sửa đề xe đạp

Cách sửa đề xe đạp

Trước tiên tôi xin trình bày rõ quan điểm của mình về bài viết, sở dĩ tôi chỉ dám dùng từ kinh nghiệm mà không dùng từ hướng dẫn vì tất cả những điều tôi viết ra sau đây đều chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân tôi tích lũy được trong quá trình tự chỉnh sửa thay thế xe đạp khi đạp xe. Cũng vì nơi tôi ở không có tiệm sửa xe đạp nào hoặc cũng có thể do tôi chưa tìm thấy, nên tất tần tật các hỏng hóc của xe đạp từ lớn tới nhỏ tôi đều phải tự mày mò mua phụ tùng về để thay thế, lắp ráp. Do góc độ kiến thức về sửa xe hạn hẹp, không thể múa rìu qua mắt thợ, bạn nào hiểu sâu rộng và có kinh nghiệm sửa xe nếu đọc bài này thấy chỗ nào chưa đúng mong các bạn thông cảm và góp ý để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn, có thể giúp được phần nào các bạn chơi xe nhưng không có điều kiện mang xe ra tiệm sửa và đây cũng chính là mục đích của bài viết này.

Đề xe đạp chia làm hai phần là đề trước, tên tiếng Anh là Front Derailleur, trước đây những người biết tiếng Pháp và thợ sửa xe đạp thường gọi đề xe đạp là Đề Ray Ơ, tiếng Trung Quốc gọi là 前拨 dịch nôm na có nghĩa là máy thay đổi tốc độ xe phía trước, cũng có người gọi là tay đề trước còn tôi thì thấy tác dụng của nó chả khác gì cái tay gạt nên gọi nó là Tay gạt trước cho tiện. Còn đề sau có tên tiếng Anh là Rear Derailleur, tiếng Trung Quốc gọi là后变速器 có nghĩa là máy biến tốc hay máy thay đổi tốc độ phía sau. Dân mình chắc do hình dạng của nó khá giống củ khoai lang nên gọi nó là “Củ đề” J.

Cũng như các bạn, tôi cũng đã từng lâm vào hoàn cảnh đề xe đạp bị trục trặc, đạp xe thấy xích xe nhảy tưng tưng, kêu tành tạch, xích quệt vào tay gạt trước kêu xoèn xoẹt hay củ đề sau không thể xuống được tầng líp cuối cùng hoặc không thể lên được tầng líp trên cùng, đang đạp xích nhảy lên rồi lại nhảy xuống hoặc tuột cả ra ngoài thôi thì muôn hình vạn trạng các kiểu đà điểu trục trặc về đề xe đạp. Tôi cũng đã từng rất phân vân trước khi đặt tua vít vào để xoay thử một con ốc chỉnh nào đó và quả thật sau khi chỉnh thì lợn lành thành lợn què, chiếc xe của tôi bệnh càng thêm trầm trọng hơn khiến tôi quyết định phải lên một số kênh share video clip hướng dẫn chỉnh sửa đề xe đạp nhưng hỡi ôi trình độ tiếng Anh của tôi có thể sánh ngang với người Pháp nhưng cũng không thể hiểu nổi người ta nói cái gì, thế là đành phải vào một số trang web hướng dẫn chỉnh đề xe đạp nhưng nói xin lỗi các bác viết bài hướng dẫn đó chắc có một số bác chưa chỉnh đề bao giờ, chắc chỉ nhìn video clip trên Youtube rồi mô phỏng lại, điển hình như những câu: “nới lỏng ốc bắt đề trước chứ đừng tháo hẳn ra”...tôi copy y chang mà vẫn khóc ròng với chiếc xe của mình.

Vậy nên, trong bài viết này tôi sẽ không đi sâu “mô phỏng” mà tập trung vào căn nguyên gốc rễ của vấn đề, giống như việc trị bệnh phải trị tận gốc, không để các triệu chứng lặt vặt làm rối trí dẫn tới thao tác sai và không hiệu quả, sau đó mới đúc kết lại các “tâm pháp” sau.

Trước tiên chúng ta đi vào các nguyên nhân dẫn đến việc đề xe đạp bị trục trặc, do đề xe đạp là những phụ tùng rất tinh xảo và có độ chính xác cao nên chỉ cần các bạn va quệt củ để trên đường, thậm chí dựng xe không đúng cách, một số xe thể thao không lắp để chân nên thường dùng pedal để cài vào vỉa hè dừng xe, nếu không để ý cho xe đạp đỗ sát vỉa hè quá sẽ tì tay đề sau vào vỉa hè gây cong lệch hoặc rơ, những trục trặc do ngoại lực tác động này nếu không thể nắn chỉnh lại về vị trí cũ thì bạn có thể phải thay thế. Ngoài ra, cũng rất nhiều xe do sử dụng quá lâu không bảo dưỡng dẫn tới các chi tiết trên đề xe đạp bám chất bẩn vào gây sai lệch độ chính xác hoặc dây đề không được tra dầu bơm mỡ hoen rỉ dẫn đến kẹt dây đề cũng như việc sử dụng lâu nên các bộ phận trên hệ thống đề bị hao mòn dẫn tới việc chuyển líp chuyển đĩa không chính xác. Trong các trường hợp bị rỉ sét và bị kẹt, các bạn nên tháo hẳn củ đề và bánh xe đề, dây đề ra để vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải đánh răng và dầu hỏa hoặc xăng, sau đó kiểm tra các bánh xe đề xem các răng đề có bị quá mòn hay không, nếu quá mòn hoặc bạc bánh xe đề bị mòn, rơ thì phải thay thế, nhất là bánh xe đề dẫn hướng ở vị trí gần líp xe đạp. Trước đây tôi đã từng không biết hai bánh xe đề thì bánh xe nào quan trọng hơn và dễ hỏng hóc hơn và tôi đã từng phỏng đoán bánh xe đề xa líp đững mũi chịu sào có lẽ nhanh hỏng hơn. Nhưng khi đã sử dụng qua mấy đời líp thì tôi phát hiện ra, bánh xe dẫn hướng ở gần líp mới là bánh xe dễ bị hỏng và hao mòn nhất. Chỉ cần chiếc xe của bạn chỉnh đề không chuẩn dẫn đến việc xích bị nhảy gây ra âm thanh tành tạch mà bạn vẫn cố sử dụng thì chỉ vài hôm là bánh xe đề đã bị xích gặm mòn bánh răng bằng nhựa ABS. Tôi cũng đã thử nghiệm thay thế bánh xe đề nhôm lắp vòng bi (bạc đạn) vào đề xe nhưng chỉ trong một thời gian ngắn sử dụng không tải trong tình trạng để không chuẩn, bánh xe đề nhôm ở gần líp đã có hiện tượng hao mòn rõ rệt, còn bánh xe đề ở xa líp thì hoạt động tốt và không có biểu hiện hao mòn rõ rệt nên theo tôi, tốt nhất nếu bạn thay bánh xe đề nhôm để giảm trọng lượng thì chỉ nên thay bánh xe đề nằm xa líp mà thôi, còn nếu muốn thay cả bánh xe đề gần líp thì bạn nên lựa chọn chất liệu titanium, tuy giá thành khá đắt đỏ nhưng bù lại, đây là chất liệu vô cùng nhẹ, cứng, chịu lực và chịu nhiệt rất tốt, có độ bền cực cao. Ngoài ra, các bạn đang sử dụng đề xe của hãng Shimano cũng nên lưu ý, nếu các bạn đang sử dụng đề Acera, Alivio, Deore, những củ đề này thuộc loại bình dân nên bánh xe đề chỉ tích hợp bạc, không có vòng bi (bạc đạn) nên khi sử dụng nếu không được tra dầu bơm mỡ thường xuyên sẽ nhanh nát và gây ma sát lớn, các bạn nên tìm mua bánh xe đề đời Shimano XT trở lên để nâng cấp vì bắt đầu từ đời XT, bánh xe đề đã được tích hợp vòng bi (bạc đạn) được sản xuất ở Thailand có mã vòng bi 1760D, những bánh xe đề của hãng Shimano đều là loại có 11 răng nên đều có thể lắp lẫn nên các bạn không phải lo mua về có lắp được hay không. Đối với các bạn cầu kỳ, thay cả trục bánh xe đề bằng chất liệu titanium cũng nên lưu ý, trục bánh xe đề gần với líp dài hơn trục bánh xe đề xa líp, nếu bạn sử dụng cùng loại trục ngắn thì răng trục sẽ bị bắt với, có thể dẫn đến chờn ren khi vặn chặt.

Khi bạn vừa mới sỡ hữu được một chiếc xe đạp thì đa phần ban đầu các bộ đề chuyển động của xe đạp luôn luôn hoạt động một cách trơn tru và nhẹ nhàng, chắc chắn. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ đề chuyển động xe đạp trong một thời gian dài cũng sẽ khiến bộ group đề không còn chính xác như lúc ban đầu. Nó sẽ gây ra một số khó chịu như : có tiếng kêu khi đạp, … Vậy hôm nay xedapdanang.vn sẽ hướng dẫn các bước căn chỉnh bộ đề xe đạp để giúp chúng hoạt động tốt như ban đầu và bạn sẽ cũng biết một tí về cách sửa chữa xe đạp ^^.

Bộ đề xe đạp là gì ?

Bộ đề giúp dây xích di chuyển giữa các bánh răng và duy trì độ căng của xích với mỗi chuyển động của bánh răng. Đó là nhờ xích quay vòng quanh 2 ròng rọc của bộ đề. Bộ đề xe đạp có thể giúp bạn thay đổi tốc độ của xe đạp bằng việc thay đổi ví trí của dĩa hoặc líp giúp cho việc kiểm soát được tốc độ của bản thân một cách dễ dàng.

Cách sửa đề xe đạp

Các dụng cụ phải có để căn chỉnh bộ đề xe đạp

Cách sửa đề xe đạp
dụng cụ căn chỉnh bộ đề xe đạp

Những món đồ cần thiết cho việc căn chỉnh :

  • 1 tua vít
  • 1 bộ lục giác ( 4 – 5 -6 )

Trước tiên muốn bắt tay vào việc thuận lợi sửa chữa bộ đề xe đạp thì bạn cần phải làm sạch bộ dây xích, Group đề, Group dĩa để hoạt động trơn tru nhất, sử dụng dầu chuyên dụng xe đạp làm đều các dĩa và các líp nhé.

Cách căn chỉnh bộ đề xe đạp chi tiết

Căn chỉnh bộ đề trước

Trước hết bạn kiểm tra xem toàn bộ dây vỏ đề có nằm đúng vị trí không, có bị xoắn vặn ở quanh ghi-đông không. Sau đó kiểm tra bộ đề lắp đúng vị trí chưa. Các bạn chuyển đề sang đĩa to nhất, và kiểm tra các răng đĩa có khớp với hình in trên tem cũ hay không, nếu không thì các bạn cần chỉnh lại sao cho khớp và thẳng hàng.

Chuyển đề trước (tay bên trái) về vị trí đĩa bé nhất, chuyển đề sau (tay bên phải) về vị trí líp to nhất. Quay đùi đĩa xuôi vài vòng để cho xích líp ăn khớp nhau, sau đó kiểm tra xem xích có bị chạm vào thanh gạt xích ở bộ đề trước hay không. Nếu có hiện tượng chạm thì các bạn chỉnh con ốc có chữ L (LOW) đến khi xích cách mép trái khoảng 2mm là được.

Tiếp theo chuyển đề trước đĩa to nhất, chuyển đề sau líp bé nhất. Quay đùi đĩa xuôi vài vòng để cho xích líp ăn khớp nhau, sau đó kiểm tra xem xích có bị chạm vào thanh gạt xích ở bộ đề trước hay không. Nếu có hiện tượng chạm thì các bạn chỉnh con ốc có chữ H (HIGH) đến khi xích cách mép phải khoảng 2mm.
Nếu khi chuyển giữa các đĩa có hiện tượng sượng, cảm giác không sang hết cỡ, thì các bạn cần điều chỉnh độ căng của dây đề bằng cách tăng giống như tăng dây phanh, con ốc chỉnh đề trước thường nằm ở tay bấm bên phải trên ghi đông.

Cách sửa đề xe đạp
Chỉnh đề trước xe đạp

Căn chỉnh bộ đề sau

Tương tự như chỉnh đề trước, hãy xem toàn bộ dây vỏ đề có nằm đúng vị trí không, có bị xoắn vặn ở quanh ghi-đông không. Sau đó kiểm tra bộ đề lắp đúng vị trí chưa. Bộ đề sau thường có mấu cố định để không bị xoay, nhưng do nằm ở vị trí lộ liễu nên hay bị va chạm, nếu có thể thì bạn nên lắp thêm bảo vệ đề cho chắc chắn. 

Chuyển đề trước đĩa bé nhất, đề sau líp to nhất. Quay đùi đĩa xuôi vài vòng để cho xích líp ăn khớp nhau, sau đó kiểm tra bánh xe dẫn hướng phía trên phải thẳng hàng với líp to nhất. Nếu có hiện tượng lệch thì các bạn chỉnh con ốc có chữ L (LOW) đến khi bánh xe và líp thật thẳng hàng là được.

Cách sửa đề xe đạp

Tiếp theo chuyển đề trước đĩa to nhất, đề sau líp bé nhất. Quay đùi đĩa xuôi vài vòng để cho xích líp ăn khớp nhau, sau đó kiểm tra bánh xe dẫn hướng phía trên phải thẳng hàng với líp bé nhất. Nếu có hiện tượng lệch thì các bạn chỉnh con ốc có chữ H (HIGH) đến khi bánh xe và líp thật thẳng hàng với nhau.

Sau khi chỉnh L-H xong, bạn cần chỉnh độ căng của dây đề. Để kiểm tra thì các bạn dựng chân chống, chuyển sang bên phải xe, tay phải các bạn nắm lấy ghi-đông vừa nghiêng xe vừa chuyển số, trong khi tay trái cầm đùi đĩa quay xuôi cho đều. Nếu xích chuyển không êm hoặc nhảy líp, khi bấm lẫy chuyển số thấy nặng thì tức là dây đề bị căng cần giảm bớt. Ngược lại nếu thỉnh thoảng xích không nhẩy lên, hoặc nhẩy lên lại nhẩy xuống, thì dây đề bị chùng cần tăng lên.

Ốc chỉnh tăng dây đề thường nằm ngay ở củ đề sau. Ốc này được thiết kế để mỗi lần vặn là quay ¼ vòng và không bị xoay lung tung.