Cách Staking NEAR trên Binance

Với những nhà đầu tư có dự định hold những đồng token của mình một cách dài hạn thì có lẽ việc mang token của mình đi stake là một cách tốt để vừa có thể giúp dự án phát triển mà lại còn có thể nhận thưởng token miễn phí với lãi suất tương đối hấp dẫn.

Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách stake token Near Protocol (NEAR) – một nền tảng blockchain layer 1 được ông lớn Coinbase đầu tư.

NEAR Protocol là một mạng blockchain có thể mở rộng, được thiết kế nhằm cung cấp hiệu suất và trải nghiệm người dùng cần thiết từ đó thu hẹp khoảng cách đối với việc áp dụng chính thống các ứng dụng phi tập trung.

NEAR chủ yếu tập trung vào việc giúp các nhà phát triển dễ dàng phát triển các DApps (ứng dụng phi tập trung) và duy trì chúng ngay cả khi họ mở rộng quy mô lên hàng triệu người dùng. 

Không giống như các nền tảng blockchain khác, NEAR protocol được xây dựng ngay từ đầu với chủ đích giúp tối ưu trải nghiệm của cả nhà phát triển và người dùng. Trong khi đó vẫn cung cấp được khả năng mở rộng và bảo mật cần thiết để bảo vệ users của mình.

Đọc thêm: NEAR Protocol (NEAR) là gì? Toàn bộ thông tin về đồng NEAR

Hiện tại dự án đã ra mắt chính thức mainnet của mình nên mọi người có thể stake token NEAR ngay chính trang chủ của dự án.

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên mọi người phải chuẩn bị sẵn cho mình ví Near có sẵn một lượng token nhất định để có thể stake.

Trong trường hợp bạn chưa có ví NEAR thì có thể tạo cho mình một tài khoản mới tại đây.

Tiếp theo, bạn hãy chuyển token NEAR mà mình mua được trên các sàn giao dịch như Binance, Huobi,… về địa chỉ ví của mình để có thể bắt đầu quá trình stake.

Bước 2: Chọn Validators

Tại trang chủ wallet của dự án, bạn click vào dòng chữ “Staking”.

Cách Staking NEAR trên Binance

Tiếp tục chọn “Stake My Tokens”.

Cách Staking NEAR trên Binance

Tiến hành chọn Validator.

Cách Staking NEAR trên Binance

Nhấn chọn “Select”.

Cách Staking NEAR trên Binance

Click vào “Stake With Validator” để xác nhận.

Cách Staking NEAR trên Binance

Chú ý: 

  • Để có thể bảo vệ tài sản của mình một cách tối đa. Bạn không nên stake toàn bộ token của mình vào một Validator mà nên chia ra nhiều Validator khác nhau.
  • Bạn nên chọn các Validator chính thức của NEAR Protocol như: Stakin, StakeSabai, OpenShards, Anonstake, Chorus One, FreshNEARs, LunaNova, Certus One, Zavodil Node, BlockDaemon để có thể đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.

Bước 3: Điền số lượng token 

Sau khi chọn xong Validator mà mà mình ưng ý, bạn tiến hành nhập số lượng token NEAR mà mình muốn stake.

Cách Staking NEAR trên Binance

Cuối cùng, nhấn chọn “Submit Stake” để có thể hoàn thành quá trình Stake.

Cách Staking NEAR trên Binance

Trong quá trình stake, nếu bạn muốn Unstake để có thể rút token và phần thưởng của mình về ví thì có thể thao tác như sau.

Tại trang chủ Wallet của dự án, click vào “Stake” chọn vào validator mà mình đang staking.

Cách Staking NEAR trên Binance

Tiếp theo, ấn vào “Unstake” để nhận lại toàn bộ số token NEAR và phần thưởng của mình.

Cách Staking NEAR trên Binance

Chú ý: Thời gian Unstake sẽ giao động trong khoảng 36 tiếng đến 48 tiếng đồng hồ.

  • Lợi nhuận hàng năm là bao nhiêu?

Hiện tại, theo như công bố bên phía dự án thì lợi nhuận hàng năm mà bạn nhận được sẽ giao động từ 12% – 15% một năm.

  • Số vốn tối thiểu để có thể stake là bao nhiêu?

Hoàn toàn không có số vốn tối thiểu. Bạn có thể stake với bất kỳ số lượng NEAR nào mà mình có.

Trong bài viết này, mình đã hướng dẫn mọi người cách stake token NEAR để có thể tận dụng tối đa những đồng token nhàn rỗi của mình.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Staking là việc phổ biến dành cho anh em có ý định giữ tài sản trong dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu này, vào 9/2019, Binance đã ra mắt tính năng Staking trong chuyên mục Binance Staking.

Theo thời gian, Binance Staking đã được cải tiến trở nên đa dạng hơn. Bài viết này sẽ cung cấp cho anh em mọi thông tin cần biết về Binance Staking và hướng dẫn cách staking trên Binance để đạt được lợi nhuận tốt nhất! 

Binance Staking là gì?

Binance Staking là dịch vụ stake coin mà sàn Binance cung cấp. Trước đây, tính năng này được tạo thành một mục ở Binance, còn hiện tại thì Staking đã trở thành một phần nhỏ trong mục Binance Earn.

Tại Binance Staking, người dùng có thể Stake một số đồng coin nằm trong danh sách vào trong hệ thống của Binance để nhận được phần thưởng. Việc này khá đơn giản và cũng tương tự như khi anh em Staking coin. Chỉ khác ở chỗ thay vì tự Staking thì ở đây anh em gửi nó cho Binance để họ đứng ra thay mặt anh em Staking.

Hình thức này cũng tương tự như các dịch vụ Staking mà một số ví hoặc sàn khác đang cung cấp như Cobo wallet, KuCoin Soft Staking, Crypto.com Wallet, Trust Wallet, Stake with us, Stake fish...

Có bao nhiêu hình thức Staking ở Binance?

Hiện tại đang có rất nhiều hình thức Staking khác nhau, bao gồm:

  • Savings: Staking không có thời hạn, nhưng lợi nhuận nhận về thấp.
  • Locked Staking: Staking có thời hạn cụ thể, lợi nhuận cao hơn.
  • Launchpool: Stake Crypto để nhận đồng token dự án mới.
  • BNB Vault: Kết hợp Savings, DeFi Staking và Launchpool để mang lại APY tốt nhất.
  • ETH 2.0 Staking: Tham gia Staking cho ETH 2.0.

Cách Staking NEAR trên Binance

Các hình thức Staking đang có trên Binance

Trong đó, phổ biến nhất có lẽ là hai hình thức đầu, đó là SavingsLocked Staking.

Có nên Staking trên Binance không?

Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của việc Staking trên Binance mà anh em có thể quan tâm trước khi quyết định có nên Staking không:

Ưu điểm

  • Người dùng có thể tham gia Staking với số lượng coin nhỏ mà nếu Staking một mình thì không đủ điều kiện.
  • Người dùng không có kiến thức chuyên sâu về Staking, setup hay cài đặt nodes đều có thể tham gia.
  • Binance không thu bất kỳ khoản phí dịch vụ Staking nào cả. Tất cả phần thưởng được chia lại cho người Staking.
  • Có thể Unstake bất kỳ lúc nào.
  • Phù hợp với người dùng hold dài hạn.

Nhược điểm

  • Dù có thể Unstake bất kỳ lúc nào, nhưng không thể nhận tài sản về liền mà phải đợi một khoảng thời gian.
  • Việc Unstake trước hạn (ở Locked Staking) sẽ dẫn đến mất tất cả lợi nhuận, chỉ còn tài sản ban đầu.
  • Staking sẽ khóa tài sản, do đó sẽ đưa anh em vào tình thế khó khăn khi không chủ động được việc mua bán lúc thị trường dao động.

Hướng dẫn tham gia Staking trên Binance

Bước 1: Đăng nhập Binance, trong trường hợp anh em chưa có tài khoản thì có thể xem hướng dẫn Binance chi tiết và đăng ký tại đây: link.coin98.net/go/binance-bnb

Bước 2: Tại trang chủ, trong mục Finance, chọn Binance Earn.

Cách Staking NEAR trên Binance

Cách vào Binance Earn

Bước 3: Chọn hình thức Staking phù hợp với nhu cầu của bản thân trong 5 mục đã kể trên bao gồm: Savings, Locked Staking, Launchpool, BNB Vault ETH 2.0 Staking.

Ở đây mình sẽ minh họa mục Locked Staking, các mục khác cũng sẽ thao tác tương tự nhưng không có phần chọn ngày.

Cách Staking NEAR trên Binance

Bước 4: Bắt đầu Staking bằng cách chọn “Stake Now”.

Để hủy Staking, anh em vào mục Earn trên Binance, sau đó bấm Redeem. Số phần thưởng nhận được sẽ bị hủy hết, và sẽ đợi vài ngày để trả hoàn toàn tài sản.

5 thông số cần chú ý khi Staking trên Binance

Cách Staking NEAR trên Binance

Một vài điểm chú ý ở Locked Staking

Trước khi thực hiện Staking, anh em cần lưu ý 5 thông số sau:

  • 1 - Token: Tìm xem có hỗ trợ tài sản anh em cần Stake không?
  • 2 - Est. APY: APY như vậy có hợp ý chưa?
  • 3 - Duration: Chọn số ngày phù hợp, số ngày khóa càng lớn, APY càng cao.
  • 4 - Minimum Locked Amount: Kiểm tra xem số lượng Stake có đáp ứng số lượng tối thiểu không?
  • 5 Kiểm tra xem còn có thể Stake ở số ngày khóa đó không?

So sánh Staking trên Binance với các nền tảng khác

Nếu so với các sàn khác, thì việc Staking trên Binance cũng không có điểm gì quá vượt trội, bởi vì Staking hiện tại không còn là tính năng quá đột phá, tạo ra sự khác biệt cạnh tranh với đối thủ.

Do đó, có lẽ điều cần quan tâm ở đây là tài sản bạn muốn Staking nhiều hơn là sàn, bởi vì có thể Binance không hỗ trợ Staking tài sản này, nhưng sàn khác như AscendEX hoặc Kucoin thì có.

Còn so sánh với việc Staking trực tiếp trên dự án, thì mình đánh giá là một việc đánh đổi. Nghĩa là nếu anh em Staking trên Binance, thì có thể thuận tiện trong việc bán hoặc mua thêm nếu không đủ số lượng. Nhưng sẽ đổi lại là không có các quyền lợi khác, ví dụ như Stake ở dự án có thể nhận được NFT, hoặc một phần thưởng nào đó,…

Tổng kết

Việc Staking trực tiếp trên sàn đã không còn mới, bởi vì sàn chính là nơi hoạt động của nhiều trader nhất, lượng coin tham gia lưu thông ở trên đây cũng sẽ là nhiều nhất.

Cách này sẽ là bước đi lợi cả đôi đường cho sàn (dùng sẵn tệp khách hàng là những trader có sẵn) và người dùng (sẵn coin tham gia Staking để tăng lợi nhuận). Cùng với Lending, Staking chính là xu hướng kiếm tiền thụ động trong Crypto mà các sàn giao dịch gần đây đã ra mắt người dùng.

Trên đây là bài viết chi tiết về Staking trên Binance và cách tham gia. Hy vọng anh em đã nắm được thông tin và có lựa chọn Staking phù hợp với nhu cầu của mình.

Đừng quên theo dõi thường xuyên (hoặc bookmark) chuyên mục Kiến Thức Đầu Tư của Coin98 Insights - nơi cập nhật mọi kiến thức mới và cần thiết nhất để phục vụ cho quá trình đầu tư Crypto lâu dài của anh em!

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin98 Insights dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng: