Cách phòng tránh lây thủy đậu

This post is also available in: English (English)

Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa nên bệnh thủy đậu đang phát triển mạnh mẽ. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi-rút Varicella Zoster Herpes gây ra.

Bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất dễ lây lan. Người lớn ít mắc bệnh hơn trẻ em nhưng bệnh thường nặng hơn. Khi một người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi và người khác hít phải những hạt bụi đó sẽ lây bệnh ngay.

Bên cạnh đó, vi rút này có khả năng sống được vài ngày trong vảy thủy đậu khi bong ra và tồn tại trong không khí nên bệnh cũng có thể lây lan từ dịch của nốt phỏng thủy đậu. Mặt khác, bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp với đồ vật, dụng cụ sinh hoạt có dính vi-rút gây bệnh. Một đường lây truyền khác là từ mẹ truyền sang thai nhi qua nhau thai hoặc khi sinh.

Cách phòng tránh lây thủy đậu

Người lành sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 10 – 14 ngày có khả năng xuất hiện các dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, xuất hiện các nốt ban đỏ, sau vài giờ xuất hiện bóng nước trên da vùng đầu, mặt; sau đó lan rộng xuống toàn thân.

Bên trong bóng nước có chất dịch trong suốt, nếu bị nhiễm trùng bóng nước sẽ to hơn và chứa chất dịch màu trắng đục. Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn cho đến hơn 500 mụn trái rạ trên thân thể.

Bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh và làm cho người bệnh dễ nhầm lẫn với một vài bệnh khác. Người bệnh có khả năng lây truyền cho người khác khoảng 5 ngày trước khi xuất hiện bóng nước đầu tiên đến khi khô vảy hoàn toàn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu

Bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê.

Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh… Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Cách phòng ngừa và điều trị thuỷ đậu

Vậy câu hỏi đặt ra: làm sao để không bị lây thuỷ đậu? Bệnh thủy đậu được điều trị chủ yếu là thuốc kháng virus, phòng ngừa nhiễm trùng và các thuốc nâng đỡ tổng trạng giúp cho bệnh sớm hồi phục và ít bị biến chứng nhất.

Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị đúng, kịp thời, vệ sinh và bôi thuốc đúng cách để giảm tối đa nguy cơ bị sẹo xấu.

Cách phòng tránh lây thủy đậu

Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau: tiêm 1 lần cho tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi; tiêm 1 lần cho các trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào; nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần cho các trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào.

Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.

Nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh thủy đậu, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu và cần tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.

Cách phòng tránh lây thủy đậu

Để phòng lây bệnh cho cộng đồng, người bệnh cần nghỉ học, nghỉ làm trong khoảng 7 ngày sau khi mụn nước khô; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hay khăn vải, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn; rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch sau khi ho, hắt hơi, trước khi ăn, chế biến thức ăn, nước uống; giữ thông thoáng nhà cửa, trường học, nơi làm việc; khử khuẩn đồ chơi của trẻ, dụng cụ sinh hoạt.

Mọi người cần hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh thủy đậu, từ đó, mỗi cá nhân tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh.

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo:

Bệnh thủy đậu có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Trong khi đó, bệnh này lại rất dễ lây lan nếu không biết cách chăm sóc đúng. Vậy để ngăn ngừa bệnh thủy đậu cần làm những gì?

Cách phòng tránh lây thủy đậu

I. Những con đường lây nhiễm của bệnh thủy đậu

  • Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu do một chủng virus có tên Varicella. Loại virus này gây bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona ở người lớn.
  • Virus gây bệnh thủy đậu dễ lây qua đường hô hấp. Phương thức lây lan có thể do người lành bệnh hít phải những giọt bọt bắn ra khi người bệnh thủy đậu hắt hơi, ho, nói chuyện…
  • Bệnh cũng dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch từ nốt mụn thủy đậu,.hoặc gián tiếp tiếp xúc với dịch này qua các vật dụng dùng chung. Các vật dụng đó có thể là khăn mặt, bàn chải đánh răng, ăn uống chung cùng người bệnh…

Cách phòng tránh lây thủy đậu

Hình ảnh minh họa bệnh nhân bị thủy đậu 

II. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

  • Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh dài. Khi phát bệnh, sau khoảng 7-10 ngày thì có thể xẹp các mụn nước và hồi phục. Tuy nhiên nếu không biết cách chữa và chăm sóc vệ sinh đúng các, bệnh dễ lâu lan. Đồng thời cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
  • Biến chứng thủy đậu có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Các biến chứng như viêm phổi nặng do virus, viêm thận cấp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu..
  • Thủy đậu cũng có thể có những biến chứng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng. Điển hình như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… Những biến chứng này còn có thể gây ra những di chứng về sau.
  • Thủy đậu ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm. Nếu người mẹ bị ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai. Khi sắp sinh có thể truyền sang con khiến trẻ có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh. Triệu chứng có thể thấy ở những đứa trẻ này là vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, nhẹ cân, chi ngắn, đục thủy tinh thể, chậm phát triển.
  • Đáng chú ý là, bệnh thủy đậu sau khi khỏi, siêu vi thủy đậu vẫn còn duy trì trong các hạch thần kinh ở dạng ngủ đông thời gian rất dài về sau. Khi cơ thể có điều kiện thuận lợi như sức đề kháng yếu… các siêu vi này sẽ gây bệnh trở lại. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh Zona thần kinh ở người lớn. Các siêu vi này có thể ngủ đông suốt 10,20 hoặc đến 30 năm.

III. Ngăn ngừa bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

Với người bệnh thủy đậu:

  • Tránh gió
  • Nên mặc quần áo rộng vải mềm để không cọ xát làm vỡ các nốt mụn nước
  • Không gãi mụn nước thủy đậu, tránh mụn vỡ khiến dịch bên trong lan ra, dễ lây lan ra các vùng da khác và những người có thể tiếp xúc.
  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn. Khi tắm rửa nên nhẹ nhàng để không làm vỡ mụn nước. Nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.
  • Khi bị bệnh thủy đậu nên cách ly, không nên dùng chung đồ và sinh hoạt chung cùng người chưa bị bệnh để tránh lây lan.

Chữa bệnh đúng cách:

Cách phòng tránh lây thủy đậu

  • Khi mụn nước hình thành và chưa bị vỡ, bạn dùng dizigone bôi lên các mụn nước này. Thuốc bôi sẽ giúp kháng viêm cho các mụn nước và ngăn ngừa sẹo hình thành. Đến giai đoạn mụn nước vỡ, vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn. Sau khi vệ sinh bạn hãy dùng dung dịch dizigone bôi vào các mụn vỡ này.
  • Khi có dấu hiệu biến chứng thủy đậu cần đưa đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để khám chữa kịp thời.
    Với người chưa bị bệnh:
  • Nên tiêm vắc xin phòng bệnh. Trẻ nhỏ tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ từ 1-13 tuổi. Các mũi tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng. Với trẻ trên 13 tuổi trở lên mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
  • Khi chưa tiêm vắc xin mà có tiếp xúc với người bị thủy đậu, nên tiêm vắc xin phòng ngừa trong vòng 3 ngày sau đó.
  • Nếu trong gia đình có người bị bệnh thủy đậu, nên cách ly. Không dùng chung đồ vật, không chạm vào các nốt mụn nước thủy đậu để tránh bị lây nhiễm.
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, dùng dung dịch sát khuẩn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Dung dịch sát khuẩn nào hiệu quả ngăn ngừa lây lan bệnh thủy đậu?

  • Là bệnh do virus gây ra, do đó, biện pháp phòng và chữa thủy đậu hiệu quả, ngăn ngừa lây lan là vệ sinh sạch sẽ. Trong đó, sử dụng dung dịch sát khuẩn hiệu quả đóng vai trò quan trọng.
  • Để vệ sinh nốt mụn thủy đậu sạch khuẩn, tránh để lại sẹo, các bác sỹ chuyên khoa khuyên dùng dung dịch Dizigone. Dung dịch sát khuẩn này có khả năng diệt khuẩn 100% trong vòng 30s. Nhờ đó sẽ nhanh chóng tiêu diệt các ổ nhiễm khuẩn tại nơi bị tổn thương. Khi diệt khuẩn, dung dịch này sẽ không gây tổn hại tới các tế bào lành khác. Do đó sẽ không khiến vết thương lâu lành như một số dung dịch sát khuẩn thông thường khách.
  • Nhờ diệt khuẩn nhanh và sạch, Dizigone giúp các tổn thương mụn thủy đậu nhanh lành, không để lại sẹo. Dizigone cũng không gây đau xót nên dễ sử dụng, đặc biệt là cho trẻ em bị thủy đậu.

Cách phòng tránh lây thủy đậu

Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn này cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng dung dịch Dizigone pha loãng chấm lên các vết thủy đậu để vệ sinh, kháng viêm. Thường chỉ sau 2 ngày, các mụn thủy đậu sẽ se lại và đóng vảy. Sau đó các vết này sẽ rất nhanh lành và liền sẹo.\

Nếu bạn đang cần tìm một dung dịch sát khuẩn cho thủy đậu hiệu quả và an toàn, hãy liên lạc ngay đến hotline 19009482 để được tư vấn cụ thể nhất.

Cách phòng tránh lây thủy đậu

Dược sĩ lâm sàng – Đại học Dược Hà Nội
7 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn – chăm sóc sức khoẻ. Chuyên gia tư vấn các lĩnh vực: bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc vết thương … Chuyên gia tư vấn tại Dizigone.