Cách lấy phiếu EIR

Quy trình Giao nhận, khai báo và làm TTHQ NHẬP khẩu hàng đóng container

4/23/2018

6 Comments

Quy trình Giao nhận, khai báo và làm Thủ tục Hải Quan NHẬP khẩu hàng đóng container về cảng Cát Lái: (Hàng bình thường, không bị vướng Giấy phép hay KTCN…)

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ gồm:
Commercial Invoice,Packing list,Bill of lading, C/O...

Bước 2: Khai báo và truyền tờ khai Hải quan nhập khẩu trên phần mềm Khai hải quan.

- Sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS để khai Hải quan và truyền dữ liệu.
- Nhận phản hồi về phân luồng Tờ khai trên phần mềm.
- In toàn bộ tờ khai nhập khẩu đã phân luồng và đi nộp thuế nhập khẩu. Có thể chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặcnộp thuế Hải quan điện tử qua CỔNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ THÔNG QUAN 24/7 (Xem clip hướng dẫn bên dưới)

Bước 3: Đi lấy lệnh giao hàng (Delivery order- D/O)

Trước khi tàu cập cảng khoảng 1 đến 2 ngày, hãng tàu / Forwarder sẽ gửi một thông báo hàng đến - Arrival Notice. Chú ý: nên đọc kỹ các yêu cầu về lấy D/O trong AN. Vì 1 số hãng tàu bắt buộc phải ký hậu bill, một số phải kèm theo AN…

Trường hợp hãng tàu dùng eD/O (lệnh giao hàng điện tử):

Nếu là B/L gốc: Sau khi chuyển khoản phí local charge cho hãng tàu, Chuẩn bị Chứng từ: Original Bill of lading và giấy giới thiệu, đi dến hãng tàu / fwd để nộp.

Nếu là B/L điện: chuyển khoản phí local charge cho hãng tàu.

Kết quả sẽ nhận được mail eD/O, giấy hạ rỗng, giấy cược cont, hóa đơn phí local charge, phí lưu cont... qua email.

Trường hợp hãng tàu dùng lệnh giao hàng thủ công:

- Nếu là Master BL, đi Hãng tàu: Đóng tiền local charge, đóng tiền cược cont và lấy D/O giao thẳng hoặc rút ruột. (Đa số hãng tàu đều bắt bốc số và chờ tới số mới làm).

- Nếu là House B/L, đến công ty Forwarder: đóng tiền local charge tại forwarder -----> nhận 2 bộ D/O gồm 1 bộ “Master” D/O và 1 bộ “House” D/O (có tên của consignee) -----> chạy như bay qua hãng tàu đóng tiền cược cont và đóng dấu giao thẳng.

Kết quả: Nhận lại Phiếu cược, D/O có đóng dấu “giao thẳng” còn hạn lấy cont (một số hãng tàu đã bỏ dấu này) và Giấy trả cont rỗng.

Bước 4: Ra cảng Cát lái làm thủ tục Hải quan.

-Đăng ký tờ khai tại CCHQ CK Cảng Sài gòn Khu vực 1 – CL. Bộ hồ sơ gồm:

+ Tờ khai hải quan nhập khẩu
+ Bill tàu
+ Invoice
+ Packing list
+ C/O nếu có.

- Rút Tờ khai Hải quan Nhập khẩu đã thông quan tại bộ phận trả tờ khai.

Bước 5: Kiểm hóa container hàng nhập tại bãi Cát lái (dành cho TKNK luồng đỏ, luồng Vàng và Xanh bỏ qua bước này).

- Gửi mail hoặc Đến phòng Thương vụ cảng Cát lái làm thủ tục Đăng ký chuyển bãi kiểm hóa: nộp một bản photo D/O trên đó có ghi tên, số điện thoại của người đi làm. (Nếu biết chắc chắn là hàng sẽ bị kiểm hóa thì nên gửi mail đăng ký Chuyển bãi kiểm hóa trước khi tàu cập cảng cát lái tối thiểu 4h, cont hàng nhập sẽ được chuyển trực tiếp từ Tàu về bãi kiểm hóa)

- Đến phòng điều độ Bãi cont hàng nhập làm thủ tục Cắt seal kiểm hóa / Cắt seal lấy mẫu:

+ Nộp D/O photo còn hạn lấy cont có ghi thông tin người yêu cầu + yêu cắt seal và giấy giới thiệu. Nhận lại Phiếu yêu cầu cắt seal. HIỆN TẠI, BẮT BUỘC LÀM PHIẾU CẮT SEAL QUA EPORT, sau đó in ra nộp.

+ Một số trường hợp, phải qua phòng kế toán ở kế bên đóng tiền bốc xếp. Có nhiều loại phí, vd: Rút đóng hàng thủ công, Rút đóng hàng bằng xe nâng…

+ Khi đã chắc chắn là cont hàng đã ở bãi kiểm hóa (nằm ở mặt đất, nếu không thì báo nhân viên điều độ điều xe cẩu hạ cont) thì mời công chức Hải quan kiểm hóa xuống kiểm hóa (nhớ điều công nhân cảng cắt seal đến cùng lúc).

+ Nhận lại tờ khai đã thông tại bộ phận trả tờ khai.

Bước 6: Khai eport và nhận mã Eport của cảng Cát lái.

Hiện tại, (23/04/2018), hàng xuất hay nhập đều bắt buộc phải khai qua cổng E-port Cát lái.

Trường hợp đã gia hạn D/O quá hạn thì phải đến phòng Thương vụ cảng nộp D/O có ghi mã E-port đã khai để đóng tiền phí quá hạn tại bãi và nhận phiếu EIR. Lưu ý: Xem kỹ mục hết hạn trên phiếu EIR để nhắc tài xế vào lấy cont cho phù hợp. VD: Lấy cont trước 10h59’ hay lấy cont trước 5h59’ ngày hôm sau. HIỆN TẠI, BẮT BUỘC ĐÓNG TIỀN GIA HẠN LƯU BÃI QUA EPORT.

Bước 7: Thanh lý tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan.

Chuẩn bị 2 tờ Danh sách cont mã vạch (in trên web Tổng cục hải quan hoặc in trên phần mềm khai HQ)

Đến Văn phòng đội giám sát cổng nôp 2 bản danh sách cont mã vạch và nhận về 1 bản mã vạch có đóng dấu của công chức Hải quan. (Nên kiểm tra lại trên e-port để biết cont hàng nhập đã được thanh lý chưa). HIỆN TẠI LÀ THANH LÝ HẢI QUAN TỰ ĐỘNG, không cần qua HQGS, trừ trường hợp trục trặc.

Bước 8: Lấy container hàng nhập ra khỏi cảng Cát lái.

Nhắn tin hoặc Giao phiếu EIR hoặc mã eport và phiếu mượn container / phiếu hạ rỗng của hãng tàu cho tài xế để kéo container về kho rút hàng và đi trả cont rỗng theo chỉ định trên phiếu.

Bước 9: Nhận lại cược cont ở hãng tàu (Một số hãng tàu đã bỏ vụ cược cont).

Hồ sơ gồm: Eir full, Eir rỗng, phiếu cược và giấy giới thiệu.

Nhận lại tiền cược cont. Trường hợp cont bị dơ hoặc hư hỏng… thì phải đóng thêm tiền phí vệ sinh cont bổ sung và phí sửa chữa container.

Bước 10: Cầm tiền cược cont và tất cả chứng từ về quyết toán với công ty chứ đừng lấy tiền cược cont đẫn người yêu đi xem phim…

Mọi vướng mắc hoặc chưa rõ về quy trình Quy trình Giao nhận, khai báo và làm Thủ tục Hải Quan NHẬP khẩu hàng đóng container về cảng Cát Lái, các bạn có thể đặt câu hỏi ở mục bình luận ở bên dưới, VietXnk sẽ trả lời cụ thể từng trường hợp.

Lưu ý: Đây là quy trình mới nhất, cập nhật ngày 10/12/2021.

Quý khách hàng có nhu cầu, xin vui lòng gửi mail đến
Hoặc liên hệ anh Việt / HP: 0919931314

Cách lấy phiếu EIR

Mời tham khảo thêm:

- Mã khai Hải quan ở Cảng cát lái, Cảng Sp-Itc, Cảng Tân cảng Hiệp lực, Kho CFS Tân cảng Phú hữu, CFS container lạnh cát lái, Kho CFS SP-ITC, Kho CFS Ngọc khanh, Kho CFS 1, 2, 3, 5 Cát lái, Kho CFS / KNQ Đông tây, Kho ngoại quan cát lái, Kho ngoại quan TPP.

-THỦ TỤC XUẤT TRẢ LÔ HÀNG NHẬP KHẨU CHƯA LÀM TTHQ.

-THỦ TỤC XIN RÚT CONTAINER HÀNG XK RA KHỎI CẢNG CÁT LÁI.

-Quy trình, hồ sơ và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu trường hợp nợ C/O và nộp bổ sung C/O.

6 Comments

Dưới đây là các bước làm thủ tục đổi lệnh ở cảng biển Hải Phòng cho lô hàng nhập khẩu nguyên container (FCL). Với hàng lẻ đóng ghép (LCL), các bước cũng gần giống như vậy, nhưng thực hiện tại kho CFS.

Bạn đang xem: Phiếu eir là gì? các lưu ý khi sử dụng phiếu eir cần biết

Bạn đang xem: Phiếu eir là gì

Đây là quy trình mà chúng tôi đang thực hiện, nên hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Trước hết cần chuẩn bị hồ sơ:

I. Hồ sơ làm thủ tục đổi lệnh ở cảng

Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

1. Tờ khai Hải quan (trang 1) + Mã vạch TKHQ

Sau khi tờ khai hải quan hàng nhập được thông quan và doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước (thông thường là thuế nhập khẩu và thuế VAT) thì chúng ta sẽ in được tờ mã vạch TKHQ bằng cách truy cập vào Website Tổng cục hải quan để kiểm tra số kiện, container, phương tiện chứa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan

Nhập Mã doanh nghiệp, Số tờ khai, Mã chi cục hải quan, Ngày tờ khaiBấm nút Lấy thông tin, sẽ được file mã vạch. 

2. Tờ khai phí + Hóa đơn (liên xanh) phí kết cấu hạ tầng


Cách lấy phiếu EIR


Một điểm khác biệt của Cảng Hải Phòng so với các khu vực cảng biển khác là nếu bạn muốn đổi lệnh và lấy hàng hóa nhập khẩu hay làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa đi thì phải đóng phí sử dụng công trình, kết cấu Hạ tầng Cảng Biển.

Khoản này bạn nhớ phải đi nộp phí trước khi làm thủ tục, tránh trường hợp quên không nộp đến Hải quan sẽ bắt bạn quay trở lại nộp phí, do các điểm đóng phí thường phân bố không đều nhau trên địa bàn Hải Phòng nên các bạn chú ý đóng phí trước lúc xuống cảng.

Giấy tờ nộp phí gồm: trang 1 TKHQ, 2 tờ khai phí (hình dưới), HBL photo. 

Sau khi nộp phí xong, sẽ đem về: 1 tờ khai phí có dấu “đã thu tiền”, và 2 liên biên lai (hồng + xanh).


Cách lấy phiếu EIR


Lệnh giao hàng của hãng tàu, và forwarder (nếu có có House B/L). Nhớ photo 1 bản đính kèm, tùy theo yêu cầu của từng cảng. 

Bạn lưu ý kiểm tra trên lệnh giao hàng xem hạn lệnh đã hết hạn chưa. Thường thì hạn lệnh sẽ được cung cấp trên lệnh của hãng tàu vì hãng tàu trực tiếp cho mượn vỏ cont.

Nếu đã hết hạn lệnh bạn phải đến Hãng tàu làm thủ tục xin gia hạn lệnh thì xuống Cảng mới làm được thủ tục. Dù có vội đến mấy bạn hãy để ý những chi tiết này nhé, tránh trường hợp mang lệnh xuống Cảng đổi lệnh mà chưa gia hạn trên lệnh là bạn không được đổi lệnh hàng nhập.

4. Phiếu cược vỏ của Hãng tàu

Tùy vào hãng tàu mà mẫu phiếu cược vỏ sẽ khác nhau (nên check kỹ với hãng tàu khi lấy lệnh trên hãng về phiếu cược vỏ vì phiếu này liên quan đến thủ tục lấy cược hàng FCL).

II. Thủ tục Hải quan & Thủ tục đổi lệnh ở Cảng :

1. Thủ tục Hải quan Giám Sát (HQGS):

Tùy vào sự phân công quản lý mà các đội HQGS sẽ được cử từ các chi cục xuống các cảng để làm nhiệm vụ giám sát lô hàng (bắn mã vạch). Thường thì phòng HQGS hàng nhập sẽ được bố trí kết hợp với phòng Thương vụ của cảng (phòng đổi lệnh).

Xem thêm: Hay Day Mod Apk V1

Sau khi gặp được cán bộ HQGS, chúng ta xuất trình các giấy tờ sau:

Sau khi xuất trình xong, Hải quan giám sát sẽ bắn mã vạch TKHQ, nếu hệ thống máy chấp nhận cán bộ Hải quan sẽ ký và đóng dấu vào tờ in mã vạch của TKHQ. Cán bộ hải quan sẽ trả lại bạn tờ mã vạch để bạn làm thủ tục tiếp theo là "đổi lệnh" ở Cảng để lấy hàng.

2. Thủ tục đổi lệnh ở Cảng:

Tại phòng thương vụ của Cảng, chúng ta tiến hành đổi lệnh. Đến đúng cửa làm thủ tục đổi lệnh và chuẩn bị những chứng từ cần thiết gồm:

Giấy giới thiệu có dấu của chủ hàngLệnh giao hàng (Delivery Oder) của hãng tàu (và của forwarder, nếu có), nhớ photo 1 tờ kèm theoPhiếu cược vỏ Hãng tàuMã vạch TKHQ đã được hải quan ký và đóng dấu đã kiểm tra (dấu này tùy cảng mà HQGS đóng).

Sau khi check các thông tin về lô hàng, nếu ăn khớp các thông tin và dữ liệu mà các bên cung cấp về thực tế hàng hóa, nhân viên đổi lệnh sẽ hỏi bạn về một số thông tin như họ tên, số điện thoại và mã số thuế của chủ hàng. Tốt nhất, trước khi bạn đưa chứng từ cho nhân viên đổi lệnh kiểm tra, bạn nên viết các thông tin vừa rồi vào một khoảng trống của tờ lệnh D/O.

Sau khi bạn cung cấp thông tin như trên, nhân viên đổi lệnh / nhân viên kế toán tại Thương vụ Cảng sẽ tiến hành lên Hóa Đơn GTGT để bạn thanh toàn tiền phí nâng hạ và các phụ phí khác (nếu có) với cảng để hoàn tất thủ tục đổi lệnh.

Lưu ý: tại bước này, bạn nên check lại thông tin xuất hóa đơn của khách hàng với thương vụ cảng. Trường hợp lên hóa đơn sai thông tin, việc điều chỉnh hóa đơn sẽ gây mất nhiều thời gian, có nhiều cảng sẽ không chấp nhận điều chỉnh hóa đơn và đồng nghĩa bạn sẽ phải bỏ ra khoản tiền đó để bù vào tiền làm hàng.

Sau khi đóng tiền đầy đủ tại quầy Thu ngân, họ sẽ đóng dấu xác nhận “đã thu tiền” (tùy cảng) và dấu treo của Cảng lên Hóa đơn GTGT, bạn cầm tờ này quay lại quầy Đổi lệnh để lấy Phiếu EIR (phiếu giao nhận cont).

Tôi vừa chia sẻ xong kinh nghiệm làm Thủ tục đổi lệnh ở cảng Hải Phòng cho hàng FCL nhập khẩu.

Người thực hiện: Trần Quang Đại

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!