Cách hoạt động của máy giặt


  Nguyên lý hoạt động của máy giặt như thế nào? không phải ai cũng biết, việc chọn mua máy giặt là một điều đơn giản nhưng ít ai biết được chiếc máy giặt đó hoạt động như thế nào. Sau đây các kỹ sư sửa máy giặt của công ty điện lạnh Trường Thịnh sẽ cho bạn biết máy giặt hoạt động như thế nào để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn.

– Cho quần áo bẩn vào máy, đổ đủ lượng chất tẩy rừa hay xà phòng cần thiết và thiết lập chế độ phù hợp cho máy. Đó là những thao tác cần phải làm để chiếc máy giặt làm sạch quần áo của bạn. ở những vòng quay cuối cùng, thùng trong của máy giặt có thể đạt tới tốc độ 130km/g. Máy giặt hoạt động như thế nào Quy trình lưu chuyển của nước và chất tẩy rừa trong máy giặt.

Cách hoạt động của máy giặt

1. Nước nóng và nước lạnh đi tới khay đựng chất tẩy rừa qua các ống dẫn.

2. Nước hoà với chất tẩy rừa và cuốn vào thùng trong máy.

3. Thông qua các lỗ nhỏ ở thành của thùng máy, nước đi xuống đáy của máy.

4. Bộ phận đun sôi nước.

5. Động cơ sẽ khởi động khi nước đạt nhiệt độ cần thiết và làm quay thùng trong máy.

6. Thùng trong máy quay về phía trước và sau hoà trộn nước xà phòng với quần áo.

7. Máy bơm đưa nước bẩn ra ngoài.

– Những chiếc máy giặt tiên tiến nhất hiện nay được thiết kế theo tiêu chí thân thiện với môi trường, nghĩa là sử dụng càng ít nước và năng lượng càng tốt. Trước khi thực hiện một lần giặt, máy thường tính toán trọng lượng của mẻ quần áo và lượng nước cần thiết đủ để làm sạch khối lượng quần áo đó. Càng tiết kiệm được nhiều nước nghĩa là càng giảm thiểu được điện năng dùng đun sôi nước. Mặt khác thùng máy nhẹ sẽ cần năng lượng ít hơn để nó hoạt động. Một số máy còn chú trọng cả tới việc tiết kiệm các chất tẩy rừa. Khi thùng máy quay, các cánh quạt nhỏ lắp bên trong sẽ nâng cao hiệu quả hoà trộn giữa nước xà phòng và quần áo.

– Sau khi giặt sạch quần áo, thùng máy sẽ quay với tốc độ khoảng 1.400 vòng một phút để thực hiện công đoạn vắt khô. Trên bề mặt của thùng máy có hàng trăm lỗ nhỏ để khi quay với tốc độ cao, nước có thể từ đó thoát ra ngoài. Đa số các máy giặt hiện nay trong quá trình giặt đã tự đưa 2/3 lượng nước ra ngoài, vì thế khi vắt khô sẽ chỉ tốn ít năng lượng. Máy giặt đứng Đa số các loại máy giặt được thiết kế với thùng máy nằm ngang nhưng cũng có những máy có thùng máy đứng thẳng được gọi là máy giặt đứng. Với loại máy này, quần áo và chất tẩy rừa được đưa vào từ nắp máy nằm ở phía trên. Máy hoạt động bằng hệ thống các cánh quạt quay mạnh trộn lẫn nước, chất tẩy rừa với quần áo.

– Tuy nhiên theo các chuyên gia tư vấn sua may giat tai nha đánh giá, máy giặt đứng thực tế hoạt động không hiệu quả như máy ngang vì nó không đạt được tốc độ cao như máy ngang nên sẽ tốn nhiều năng lượng khi vắt. Bên cạnh đó máy ngang lại thân thiện với môi trường hơn. Mỗi lần giặt nó tiết kiệm khoảng 5% lượng nước. Một máy giặt làm sạch quần áo bằng cách khuấy chúng cùng với nước và các chất tẩy rừa, xà phòng nhiều lần sau đó quay với tốc độ cao đẩy nước ra ngoài để thực hiện công đoạn vắt khô. Trước khi có những chiếc máy giặt, công việc giặt giũ hoàn toàn phải làm bằng tay.

xem các bài viết kinh nghiệm sử dụng máy giặt liên quan tại đây:

Một số lý do khiến chị em phụ nữ hiện đại sợ máy giặt

4 nguyên tắt cần có để giặt sạch quần áo như mới

Cách phòng rủi ro khi giặt khô quần áo

Máy giặt nào thoả mãn nhu cầu cho cả nhà

Cách khắc phục các sự cố sau khi giặt đồ

   

[CHI TIẾT] Cấu tạo máy giặt và sơ đồ nguyên lý hoạt động cửa trên và cửa trước

Khá nhiều người dùng thắc mắc cấu tạo máy giặt cửa ngang và cửa trên cũng như nguyên lý hoạt động của máy giặt. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc này, hãy theo dõi những thông tin sau đây để có thêm đáp án cho những thắc mắc trên nhé!

Cấu tạo máy giặt cửa trên và cửa ngang

Máy giặt có thể chia thành 5 bộ phận chính bao gồm

- Bộ phận cấp nước vào máy

- Bộ phận giặt

- Bộ phận xả nước thải

- Bộ phận điều khiển

- Vỏ máy.

Chi tiết từng bộ phận này như sau:

1. Bộ phận cấp nước vào máy

Bao gồm những bộ phận Chi tiết chức năng từng bộ phận

- Đây là bộ phận được phân tích đầu tiên bởi việc phân tích theo trình tự sẽ giúp độc giả dễ dàng hiểu hơn về cấu tạo của máy. Bộ phận này bao gồm các thiết bị nhỏ như: đường ống nước vào, van cấp nước máy giặt, khay đựng bột giặt, nước xả vải, đường ống dẫn nước vào lồng máy giặt.

- Trong các bộ phận này chỉ có van cấp nước máy giặt là được điều khiển tự động, van này có chức năng đóng mở đường nước vào, phân chia đường nước và hòa trộn đường nước theo tỉ lệ nóng lạnh (chức năng này chỉ có ở một số máy giặt).

- Van cấp nước máy giặt: Bộ phận này có tác dụng điều khiển lượng nước vào trong máy giặt ở các giai đoạn khác nhau như cấp nước để hòa tan bột giặt hay cấp nước cho lồng giặt theo từng đợt. Đây chính là van điện từ được điều khiển tự động, van hoạt động nhờ một lõi điện từ thay đổi vị trí đóng mở khi có dòng điện cấp vào cuộn điện từ.

- Lồng máy giặt: Bộ phận này gồm hai thành phần chính là lồng bên ngoài và lồng bên trong, lồng bên ngoài thường bằng nhựa cứng có tác dụng chứa nước giặt trong quá trình giặt, lồng bên trong bằng inox có tác dụng chứa quần áo trong khi giặt. Lồng bên ngoài chính là lớp vỏ bao bọc các thành phần trong lồng giặt và được liên kết với khung máy giặt qua các thanh lò xo để giảm rung khi hoạt động, lồng bên trong được liên kết với trục quay để quay tròn trong quá trình giặt.

2. Bộ phận giặt

Cách hoạt động của máy giặt

Bao gồm những bộ phận Chi tiết chức năng từng bộ phận

- Đây là bộ phận trung tâm của máy giặt thực hiện các hoạt động chính trong quá trình giặt quần áo. Bộ phận này bao gồm các thiết bị như: lồng máy giặt, motor máy giặt, nắp máy giặt, dây curoa và một số bộ phận phụ. Các bộ phận này liên quan trực tiếp đến hoạt động của lồng giặt trong quá trình giặt.

- Lồng máy giặt: Bộ phận này gồm hai thành phần chính là lồng bên ngoài và lồng bên trong, lồng bên ngoài thường bằng nhựa cứng có tác dụng chứa nước giặt trong quá trình giặt, lồng bên trong bằng inox có tác dụng chứa quần áo trong khi giặt. Lồng bên ngoài chính là lớp vỏ bao bọc các thành phần trong lồng giặt và được liên kết với khung máy giặt qua các thanh lò xo để giảm rung khi hoạt động, lồng bên trong được liên kết với trục quay để quay tròn trong quá trình giặt.

- Motor máy giặt: Đây là động cơ điện được sử dụng để tạo chuyển động quay tròn cho lồng giặt trong khi giặt và vắt khô quần áo. Motor máy giặt được lắp trực tiếp trên thân của lồng giặt ngoài để đảm bảo truyền chuyển động quay tốt nhất.

- Nắp máy giặt: Với máy giặt kiểu đứng, nắp máy giặt chỉ có tác dụng bảo vệ và cách ly người sử dụng trong khi máy đang hoạt động, còn với máy giặt cửa ngang thì nắp máy giặt có tác dụng đóng kín để ngăn nước tràn ra ngoài trong khi giặt, do vậy khi máy đang hoạt động thì không thể mở cửa.

- Dây curoa: Đây là một loại dây đai được sử dụng phổ biến để truyền chuyển động quay từ trục động cơ sang trục quay của lồng giặt.

3. Bộ phận xả nước thải

Bao gồm những bộ phận Chi tiết chức năng từng bộ phận

- Bộ phận này bao gồm: lưới lọc bơm xả, bơm xả máy giặt và ống dẫn nước xả.

- Sau quá trình giặt phần nước thải cần được xả ra ngoài trước khi nước mới được cấp vào máy giặt, bộ phận xả nước có tác dụng bơm hết nước giặt ra ngoài trong thời gian ngắn.

- Lưới lọc bơm xả: Bộ phận này được đặt trước bơm xả nhằm lọc hết các loại rác lớn có trong nước xả sau khi giặt quần áo, nhằm tránh cho bơm xả máy giặt bị kẹt hay bị tắc đường xả.

- Bơm xả máy giặt: Sau khi kết thúc một lần giặt, nước bẩn trong máy giặt cần phải được thải ra ngoài, bơm xả chính là bộ phận bơm nước thải ra ngoài trước khi nước sạch được đưa vào lồng giặt cho quá trình tiếp theo.

4. Bộ phận điều khiển

Cách hoạt động của máy giặt

Bao gồm những bộ phận Chi tiết chức năng từng bộ phận

- Đây là bộ phận điều khiển toàn bộ hoạt động của máy giặt theo chương trình lập trình sẵn trong chíp điều khiển, trên bảng điều khiển máy giặt có các núm điều chỉnh chế độ, các công tắc đóng ngắt thông thường và một màn hình hiển thị.

- Bộ điều khiển động cơ: Đây là phần bảng mạch điện tử có tác dụng điều khiển motor máy giặt, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ bộ phận này sau.

- Bảng điều khiển máygiặt: Đây là một bảng mạch điện tử có chức năng điều khiển toàn bộ hoạt động của máy giặt thông qua các chương trình điều khiển được nạp trong chíp điều khiển.

5. Vỏ máy

Bao gồm những bộ phận Chi tiết chức năng từng bộ phận

- Đây là phần khung vỏ bao bọc bề ngoài máy giặt thường làm bằng thép không gỉ mang đến sự bền bỉ và sang trọng trong thiết kế máy giặt

- Bộ phận vỏ máy giặt có tác dụng bảo vệ toàn bộ các thiết bị bên trong máy giặt.

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng máy giặt chính, được sử dụng phổ biến. Đó là máy giặt cửa trên và máy giặt cửa ngang. Cấu tạo 2 máy giặt này có gì giống và khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu để rõ hơn cấu tạo của 2 loại máy giặt này ngay sau đây nhé!

Cấu tạo máy giặt cửa trên

Cách hoạt động của máy giặt

Cấu tạo máy giặt cửa trên gồm có các bộ phận sau:

- Vỏ máy giặt

- Nắp máy giặt

- Phích cắm điện máy giặt

- Bảng điều khiển máy giặt

- Tấm chắn chuột

- Chân đế

- Van cấp nước máy giặt

- Van xả nước máy giặt

- Thùng giặt

- Ngăn chứa bột/nước giặt, nước xả vải

- Bộ lọc xơ vải

- Mâm máy giặt

- Động cơ của máy giặt

- Bộ số máy giặt và dây curoa

- Bo mạch máy giặt

- Thụt đỡ lồng giặt

- Pháo áp lực, phao báo mực nước của máy giặt

- Công tắc cánh cửa máy giặt

Trên đây là những bộ phận tạo thành một chiếc máy giặt cửa trên. Tùy vào hãng sản xuất, mà các bộ phận trên có thể có hình dạng khác nhau.

Cấu tạo máy giặt cửa ngang/cửa trước

Cách hoạt động của máy giặt

- Máy giặt cửa ngang cũng bao gồm đầy đủ các bộ phận của máy giặt cửa trên. Chỉ khác, nếu máy giặt cửa trên có thiết kế cửa máy giặt phía trên. Thì máy giặt cửa trước, phần cửa máy giặt nằm ngang.

- Máy giặt cửa ngang sử dụng van xả nước cong. Thay vì sử dụng bơm xả nước như máy giặt cửa trên.

- Máy giặt cửa trên sử dụng tới 4 chiếc quang treo. Còn máy giặt cửa trước lại sử dụng 2 chiếc quang treo và 2 thụt đỡ bên dưới.

- Những chiếc máy giặt cửa ngang hiện nay hầu hết đều sử dụng truyền động trực tiếp. Đảm bảo máy giặt vận hành êm ái, không gây tiếng ồn lớn. Hoạt động bền bỉ theo thời gian.

Trên đây là cấu tạo máy giặt cửa ngang. Với tất cả thông tin được đề cập, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ các bộ phận của máy giặt. Sau đây mời bạn theo dõi sơ đồ nguyên lý máy giặt để hiểu được cách thức hoạt động của sản phẩm này nhé

Sơ đồ nguyên lý máy giặt

Dựa vào sơ đồ nguyên lý máy giặt, bạn sẽ thấy rõ cách thức hoạt động của máy giặt:

- Đầu tiên cho quần áo bẩn vào máy, đổ lượng bột/nước giặt phù hợp với khối lượng quần áo vào khay chứa bột/nước giặt. Sau đó, đóng nắp máy giặt lại. Lúc này, máy giặt sẽ đảo 2 chiều để cân lượng quần áo có trong lồng. Nhằm cân lượng nước cho phù hợp với máy.

Cách hoạt động của máy giặt

- Tiếp theo khi máy giặt đã cân xong, bo mạch cấp điện ra van cấp nước. Nước sẽ chảy qua van đi vào lồng giặt.

- Khi lượng nước cấp vào trong lồng giặt đủ với mức nước máy tự cân bằng ban đầu. Phao áp lực báo về bo mạch, bo mạch sẽ ngừng cấp điện cho van.

- Sau đó, sẽ bắt đầu cấp điện cho động cơ quay, máy giặt bắt đầu chu trình giặt.

- Sau khi đã giặt xong, động cơ máy giặt không quay nữa. Đến mức thời gian được lập trình sẵn trên bo mạch, máy giặt sẽ chuyển sang chế độ xả.

- Lúc này, bo mạch sẽ cấp nguồn điện cho van xả, van xả kéo ra cho nước thoát ra ngoài. Khi nước thoát hết, phao báo mực nước sẽ báo về bo mạch. Để bo mạch tiếp tục cấp nguồn cho động cơ máy giặt quay tiếp theo 1 chiều.

- Sau khi thực hiện quá trình vắt lần 1, máy quay trở lại chế độ cấp nước và máy giặt lại giặt. Giặt xong, máy giặt lại vắt thêm lần nước. Như vậy, kết thúc một chu trình giặt quần áo. Bạn đã có thể mở nắp máy giặt, lấy quần áo ra phơi.

Cách hoạt động của máy giặt

Mong rằng những thông tin về cấu tạo máy giặt và sơ đồ nguyên lý hoạt động trên đây mang đến bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi.

Siêu thị điện máy HC