Cách hạch toán nghiệp vụ tric bảo hiểm năm 2024

Khi công ty phát sinh các nghiệp vụ nộp bảo hiểm cho nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng, thường phát sinh các hoạt động sau:

1. Căn cứ vào Bảng lương của nhân viên, nhân viên chịu trách nhiệp nộp bảo hiểm sẽ lập yêu cầu chuyển khoản để nộp bảo hiểm.

2. Kế toán thanh toán lập Ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.

3. Ngân hàng căn cứ vào Ủy nhiệm chi của công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm, đồng thời lập giấy báo Nợ.

4. Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

3. Các bước thực hiện

Nghiệp vụ “Nộp bảo hiểm bằng tiền gửi ngân hàng” chỉ thực hiện được khi trên phần mềm đã phát sinh các chứng từ hạch toán chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Nghiệp vụ này được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Vào phân hệ Ngân hàng\tab Thu, chi tiền, chọn chức năng Thêm\Nộp bảo hiểm.
  • Nhập Ngày nộp bảo hiểm.

Cách hạch toán nghiệp vụ tric bảo hiểm năm 2024

  • Tích chọn các khoản bảo hiểm phải nộp và nhấn Nộp bảo hiểm => Phần mềm tự động sinh ra chứng từ Ủy nhiệm chi nộp tiền bảo hiểm.
  • Kiểm tra chứng từ chi tiền gửi và chọn tài khoản ngân hàng chi tiền.

Cách hạch toán nghiệp vụ tric bảo hiểm năm 2024

  • Nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn chứng từ chi tiền gửi cần in.

Lưu ý: Sau khi hạch toán xong nghiệp vụ nộp bảo hiểm bằng tiền gửi ngân hàng, phần mềm tự động chuyển thông tin của chứng từ vào Sổ tiền gửi ngân hàng. Thao tác xem báo cáo Sổ tiền gửi ngân hàng thực hiện tương tự như hướng dẫn Tại đây.

Trong doanh nghiệp kế toán tiền lương chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Cuối tháng, kế toán cần phải tính tiền lương để thanh toán lương cho người lao động. Đi kèm với tiền lương là tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Vậy cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện như thế nào?

Trong bài viết này, ACMan xin được chia sẻ cùng các bạn cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm theo thông tư 133 và thông tư 200 đầy đủ và chính xác nhất.

1/ Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả

Đầu tiên, các bạn các phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và Doanh nghiệp mình sử dụng chế độ kế toán 200 hay 133 để hạch toán cho chính xác.

Sau khi đã xác định được đơn vị của mình mình áp dụng chế độ kế toán nào và Tiền lương đó trả cho bộ phận nào, các bạn hạch toán tiền lương cụ thể như sau:

– Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT 133)

– Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang

– Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT 200)

– Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231) (Theo TT 200)

– Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271) (Theo TT 200)

– Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411) (Theo TT 200)

– Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133)

– Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) (Theo TT 200)

– Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133)

– Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

Cách hạch toán nghiệp vụ tric bảo hiểm năm 2024

2/ hạch toán tiền lương các khoản Bảo hiểm trích theo lương

a/ Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, kinh phí Công Đoàn trừ vào chi phí của doanh nghiệp

Các bạn phải hạch toán tiền lương thật chi tiết theo từng bộ phận

– Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%

– Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%

– Có TK 3384 (BHYT) : Tiền lương tham gia BHXH x 3%

– Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%

– Có TK 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương tham gia BHXH x 2%

Chú ý: Về hạch toán Bảo hiểm thất nghiệp

– Nếu theo Thông tư 200 thì hạch toán vào tài khoản 3386

– Nếu theo Thông tư 133 thì hạch toán vào tài khoản 3385

b/ Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên

– Nợ TK 334 : Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%

– Có TK 3383 : Tiền lương tham gia BHXH x 8%

– Có TK 3384 : Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%

– Có TK 3386 (hoặc 3385) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%

c/ Khi nộp tiền bảo hiểm

– Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)

– Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)

– Nợ TK 3386 (hoặc 3385): Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)

– Nợ TK 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)

– Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)

Cụ thể:

– Nộp cho bên Cơ quan BH là 32%

– Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2%

3/ Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp (nếu có)

a/ Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên

– Nợ TK 334: Tổng số thuế TNCN khấu trừ

– Có TK 3335: Thuế TNCN

b/ Khi nộp tiền thuế TNCN

– Nợ TK 3335: số Thuế TNCN phải nộp

– Có TK 1111, 1121

Cách hạch toán nghiệp vụ tric bảo hiểm năm 2024

4/ Khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương)

Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, ghi:

– Nợ TK 334: Phải trả người lao động

– Có TK 111, 112: Số tiền trả

Lưu ý: Các bạn kế toán cần phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương cho thật chính xác.

5/ Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá

a/ Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ

Nếu sản phẩm, khi hạch toán tiền lương hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

– Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

– Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

b/ Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán hạch toán tiền lương phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán:

– Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

– Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).

6/ Khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng

a/ Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng

– Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

– Có TK 334 – Phải trả người lao động.

b/ Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng

– Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.

– Có các TK 111, 112,. . .

Cách hạch toán nghiệp vụ tric bảo hiểm năm 2024

\=> Xem thêm: Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định

7/ Khi tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên

– Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)

– Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).

a/ Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho DN

– Nợ TK 111, 112

– Có TK 3383

b/ Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …)

– Nợ TK: 334

– Có TK 111, 112

Lưu ý: Điều kiện để đưa chi phí tiền lương vào chi phí hợp lý, những giấy tờ, thủ tục cần thiết.

8/ Chứng từ sử dụng

Việc hạch toán tiền lương là một công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Các chứng từ mà kế toán cần phải lưu ý bao gồm:

– Bảng chấm công

– Bảng thống kê khối lượng sản phẩm

– Đơn giá tiền lương theo sản phẩm

– Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc

– Hợp đồng giao khoán

– Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ

– Bảng lương đã phê duyệt

– Phiếu chi/ UNC trả lương

– Phiếu lương từng cá nhân

– Bảng tính thuế TNCN

– Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN

– Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng

– Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan

Có thể đấy, việc hạch toán tiền lương và quản lý tiền lương một cách khoa học và chính xác không phải chuyện đơn giản. Để giải quyết vấn đề này, quý khách hàng có thể ứng dụng phần mềm kế toán ACMan cho doanh nghiệp của mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kế toán – tiền lương – nhân sự hoặc muốn trải nghiệm thử miễn phí phần mềm của chúng tôi, quý khách có thể liên hệ với ACMan để được giải đáp: