Cách chữa ung thư vòm họng sống được bao lâu

Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng rất nhiều. Căn bệnh này rất nguy hiểm nên khiến người bệnh rất hoang mang và lo lắng. Đặc biệt, khi bị bệnh này người bệnh rất quan tâm về thời gian sống của mình. Vậy cùng Sunkun tìm hiểu về bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu nhé!

Cách chữa ung thư vòm họng sống được bao lâu

Bệnh ung thư vòm họng

I. Ung thư vòm họng sống được bao lâu

Như chúng ta đã biết vòm họng nằm ở vị trí rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó tiếp xúc với các bộ phận của vùng mặt và có vai trò đặc biệt. Do đó, khi bị bệnh ung thư vòm họng có thể xuất hiện rất nhiều triệu chứng mà người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh của cơ quan xung quanh.

Thông thường ở giai đoạn đầu người bệnh ít ảnh hưởng đến sức khỏe vì lúc này các tế bào ung thư phát triển chậm. Ở giai đoạn này nếu được điều trị kịp thời và đúng liệu trình có thể khỏi bệnh. Chính vì vậy bệnh nhân bị ung thư vòm họng giai đoạn đầu có tỉ lệ sống khá cao trên 5 năm,chiếm khoảng 82%. Không những vậy, một số bệnh nhân có thể sống lâu hơn kéo dài đến 10 đến 15 năm.

Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 sẽ có tỷ lệ sống thêm 5 năm thấp hơn giai đoạn đầu từ khoảng 65% - 75%. Khác với giai đoạn đầu ở giai đoạn này các khối u ung thư vòm họng có sự phát triển nhanh chóng cả về kích thước và vị trí xâm lấn. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều triệu chứng xuất hiện nặng hơn với tần xuất dày đặc hơn. Nhất là vùng đầu – mặt – cổ của bệnh nhân thường có các biểu hiện: ù tai, viêm tai, chảy máu mũi cùng với các chất nhày, xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ. Chính vì vậy thời gian sống của bệnh nhân càng rút ngắn, do mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cơ thể càng nguy hiểm hơn.

Cách chữa ung thư vòm họng sống được bao lâu

Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Giai đoạn cuối bệnh ung thư vòm họng là giai đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng người bệnh. Ở giai đoạn này tỷ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh chỉ đạt 51%. Điều quan trọng hơn ở Việt Nam có đến 80% bệnh nhân thường đến khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4. Khi ở các giai đoạn cuối này việc điều trị không còn dễ dàng, bởi các khối u đã lớn và bắt đầu xâm lấn làm cho sức khỏe. Từ đó sức khỏe của bệnh nhân yếu đi dẫn đến thời gian sống cũng giảm xuống nhiều.

II. Các biện pháp phòng và điều trị ung thư vòm họng

Theo một số thống kê hiện nay ung thư vòm họng chiếm 3% các trường hợp ung thư mới sau này. Bên cạnh đó tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng, nhất là ung thư vòm họng giai đoạn cuối tăng trung bình 0,7% mỗi năm trong một thập kỷ vừa qua. Chính vì vậy để giảm nguy cơ rơi vào tình trạng ung thư vòm họng giai đoạn cuối, mọi người cần chú ý một số biện pháp sau:

1. Hạn chế sử dụng những đồ ăn gây kích ứng vùng hầu họng

Vòm họng là nơi tiếp giáp với hầu họng, chính vì thế để bảo vệ vòm họng của mình bạn nên chú ý giữ gìn, tránh cho vùng hầu họng bị tổn thương. Hạn chế ăn những đồ ăn nóng, cay, nhiều dầu mỡ, bởi những món ăn này rất ngon miệng nhưng khiến cho hầu họng rất dễ bị kích ứng, sưng tấy.  Điều này tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh. Những người bệnh ung thư vòm họng nhớ lưu ý và hạn chế mức tối thiểu nhé.

Cách chữa ung thư vòm họng sống được bao lâu

Một số biện pháp cải thiện ung thư vòm họng

2. Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng mũi hầu họng

Đa số những bệnh nhân ung thư vòm họng đều bị tổn thương vùng mũi hầu họng và rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Chính vì vậy các bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như:

  • Thường xuyên đánh răng mỗi ngày 2 lần
  • Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý
  • Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh nguồn không khí bị ô nhiễm

3. Không nên sử dụng rượu bia, các chất kích thích

Đối với bệnh nhân bị ung thư vòm họng không nên sử dụng các loại thức uống có cồn như rượu, bia…Nó sẽ gây tổn thương ảnh hưởng rất lớn đến vòm họng. Đặc biệt, không nên hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, xì gà và thuốc lá điện tử. Bệnh nhân có thói quen này, từ bây giờ nên thực hiện các bước để bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe tránh trường hợp xấu nhất.

4. Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe

Các bạn cần nâng cao về sức khỏe của mình để chiến đấu với căn bệnh này. Bởi không chỉ là một cơ quan mà cần sự khỏe mạnh của tất cả các bộ phận cơ thể tổng hợp. Nên xây dựng một chế độ rèn luyện ngĩ ngơi hợp lý như sau:

- Bạn không nên thức khuya và cần đi ngủ sớm.

- Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm bớt những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống.

- Thường xuyên vận động, tập thể dục với cường độ phù hợp với bản thân: đi dạo, chạy bộ nhẹ, đánh cầu lông…

Trên đây là tất cả những thông tin trả lời thắc mắc bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh và kéo dài thời gian sống của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này nhé! Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Tỏi đen SunKun lun đồng hành cùng bạn ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. Nhờ quá trình lên men theo công nghệ Nhật Bản, Tỏi đen chứa hàm lượng dưỡng chất cao tăng miễn dịch cho cơ thể. Mỗi ngày chỉ từ 1-2 củ tỏi sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn, phòng chống bệnh tật.

Để được tư vấn rõ hơn về bệnh cũng như sản phẩm điều trị hiệu quả bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0989.274.727  hoặc để lại thông tin của bạn tại đây: https://sunkun.vn/

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

Tư vấn viên: 0989.274.727  ( Mr.Luân)

Trụ sở: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

Email: 

Chúc bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe mỗi ngày cùng SUNKUN

--> Thực hư thần dược tỏi đen ngăn ngừa điều trị ung thư

Cách chữa ung thư vòm họng sống được bao lâu
Cách chữa ung thư vòm họng sống được bao lâu

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, xuất hiện khi những khối u ác tính đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy, thời gian sống của bệnh nhân còn được bao lâu và phương pháp phòng ngừa như thế nào? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Ung thư vòm họng bao gồm tất cả tình trạng tế bào đột biến phát sinh ở các bộ phận thuộc khoang miệng và vòm họng, chẳng hạn như:

Khi căn bệnh này xảy ra, nhiều khối u ác tính sẽ di căn đến những mô lân cận, các hạch bạch huyết ở cổ và thậm chí cả một số bộ phận khác trong cơ thể.

Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, 39,1% là tỷ lệ sống sót tương đối trong vòng 5 năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư vòm họng là bệnh gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị?

Làm thế nào để xác định ung thư vòm họng giai đoạn cuối?

Sau khi chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ tiếp tục xác định giai đoạn ung thư. Các chuyên gia sẽ dựa trên những yếu tố sau để đánh giá:

  • Vị trí tế bào đột biến phát sinh
  • Kích thước khối u
  • Phạm vi lan rộng của mầm bệnh ung thư
  • Mức độ nguy hiểm của khối u ác tính

Việc xác định giai đoạn ung thư sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định về các lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Phân loại giai đoạn ung thư bằng hệ thống TNM

Hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM là phương pháp xác định giai đoạn ung thư phổ biến nhất, bao gồm:

  • T: mô tả kích thước của khối u.
  • N: thể hiện số lượng tế bào đột biến lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • M: đề cập đến tình hình ung thư đã di căn sang bộ phận khác hay chưa.

Theo hệ thống TNM, bệnh đã ở giai đoạn 4 là lúc kích cỡ của những khối u rất đa dạng và đã lan sang:

  • Một số mô gần đó, chẳng hạn như khí quản, miệng, tuyến giáp và hàm
  • Các hạch bạch huyết ở cổ
  • Những bộ phận không thuộc vòm họng như gan hoặc phổi

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia trong khoảng một thập kỷ đổ lại, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh. Vậy, ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cụ thể như sau:

  • Mầm mống ung thư vừa phát sinh (giai đoạn 1): 83,7%
  • Tế bào đột biến lan sang hạch bạch huyết và những mô gần đó: 65%
  • Gai đoạn cuối: 39,1%

Các phương pháp phòng ngừa ung thư vòm họng

Theo nhiều nhà nghiên cứu đến từ Viện Ung thư Quốc gia, ung thư vòm họng chiếm 3% các trường hợp ung thư mới sau này. Một số mô hình thống kê chỉ ra tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng, đặc biệt là ung thư vòm họng giai đoạn cuối tăng trung bình 0,7% mỗi năm trong một thập kỷ vừa qua.

Để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thay đổi một số thói quen sống lành mạnh như sau:

  • Không hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, xì gà và thuốc lá điện tử. Nếu có thói quen này, bạn hãy bắt đầu thực hiện các bước để bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ về các kế hoạch cai thuốc lá hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn như bia, rượu…
  • Tiêm chủng HPV đầy đủ
  • Điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây

Khi bạn nhận kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bên cạnh phương hướng điều trị, bác sĩ còn có thể cho bạn lời khuyên về triển vọng cũng như tỷ lệ sống sót. Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ sống sót sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố cá nhân như:

  • Sức khỏe tổng thể
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Khả năng đáp ứng với liệu trình điều trị

Ngoài ra, tỷ lệ sống tương đối không phản ánh những cải thiện gần đây trong biện pháp điều trị.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.