Mục tiêu khi thiết kế mạng là gì

Chuyên gia đầu ngành chia sẻ 3 yếu tố đáng được quan tâm khi thiết kế hệ thống mạng doanh nghiệp giúp bạn sở hữu mạng Lan, Wifi đạt tốc độ cao, tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên và dễ dàng quản lý dữ liệu hơn bao giờ hết. 

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của 3 yếu tố này, trước tiên, hãy cùng TAKO so sánh hiện trạng mạng của Công ty dạy học trực tuyến E-Learning trước và sau khi được tư vấn thiết kế bởi TAKO – Chuyên gia cung cấp mạng văn phòng chất lượng Quốc Tế

I. So sánh hệ thống mạng doanh nghiệp trước và sau khi được thiết kế bởi TAKO

1. Trước khi được thiết kế hệ thống mạng chuyên nghiệp

  • Hệ thống mạng đang sử dụng Router modem nhà mạng, hay chập chờn treo mạng, reset modem lại chạy bình thường trong khoảng nửa ngày lại mất.
  • Wifi kết nối chậm và kém ổn định làm gián đoạn công việc. 
  • Hệ thống dây mạng cũ có nhưng dây bị đứt, vỡ vỏ khiến mạng tậm tịt.
  • Không tận dụng được Wifi Marketing để giới thiệu công ty tới khách hàng. 
  • Internet không được cài đặt phân quyền ưu tiên cho khách hàng và nhân viên công ty. 

2. Sau khi được thiết kế hệ thống mạng chuyên nghiệp

  • Được tư vấn lựa chọn các thiết bị phù hợp với quy mô công ty và được thiết lập sử dụng cùng lúc 2 đường truyền mạng, 1 đường chính và 1 đường dự phòng để đảm bảo không bao giờ bị mất kết nối.
  • Tốc độ mạng cao để đảm bảo cho quá trình làm việc trực tuyến luôn nhanh, hiệu quả. 
  • Đảm bảo phủ sóng Wifi ở cả 6 phòng ban làm việc bao gồm phòng Giám đốc, phòng họp, phòng tiếp khách, phòng giải trí, phòng sáng tạo, phòng sale…
  • Tự động chuyển wifi giúp kết nối wifi liền mạch không bị ngắt quãng khi di chuyển từ phòng làm việc tới phòng họp và các khu vực khác trong công ty. 
  • Được cung cấp tài khoản Wifi Marketing, được hỗ trợ cài đặt, tư vấn hướng dẫn thiết lập quảng cáo các ưu đãi khóa học nổi bật nhất. Quảng cáo có thể thay đổi thường xuyên theo các chương trình ưu đãi của công ty. 

>>> Mời bạn xem chi tiết: Phân tích nguyên nhân vì sao mạng Lan, wifi của công ty E-Learning kết nối chậm, kém ổn định và thuyết minh giải pháp khắc phục tại đây. 

Từ những so sánh trên, chắc hẳn bạn có thể dễ dàng đánh giá hệ thống mạng được thiết kế chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đến nhường nào.

Túm lại, nắm rõ 3 yếu tố quan trọng khi thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp không những giúp mạng Lan, wifi luôn ổn định mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc đáng kể. 

II. 3 lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm khi đầu tư thiết kế hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp của mình

1. Nhu cầu sử dụng mạng

Thiết kế hệ thống hạ tầng mạng cho doanh nghiệp như thế nào phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Có 3 nhu cầu được quan tâm như sau: 

  • Thứ nhất, bạn cần hiểu rõ mục đích sử dụng mạng wifi, internet để phục vụ những ai, để làm gì, các tác vụ công việc bao gồm những gì, cần có tốc độ Mbps cao như tải video hay chỉ cần tốc bô Mbps thấp để duyệt web là đã có thể đáp ứng công việc. 
  • Thứ hai, bạn cần nắm được chính xác diện tích và số lượng các phòng ban cần phủ sóng wifi, internet. 
  • Thứ ba, bạn cũng cần tính toán chính xác số lượng và mật độ các thiết bị trong văn phòng. 

Thông thường, bạn không cần phải tự làm các công việc này. Khi thuê các đơn vị thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp chuyên nghiệp, họ sẽ khảo sát thực tế mặt bằng và giúp doanh nghiệp bạn tính toán một cách chính xác nhất. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên cảnh giác với những quảng cáo tràn lan trên internet của các đơn vị thiếu uy tín. Bởi nếu sai ngay từ khâu tính toán nhu cầu sử dụng, hệ thống mạng sẽ khó mà mang lại những hiệu quả như bạn mong muốn mà lại tốn kém cực nhiều chi phí phát sinh không đáng có để sửa chữa. 

Mục tiêu khi thiết kế mạng là gì
Bạn cần hiểu rõ mục đích sử dụng mạng wifi, internet trong doanh nghiệp

2. Thiết bị mạng 

Sử dụng thiết bị mạng của hãng nào? Sử dụng thiết bị mạng có công năng như thế nào? Số lượng bao nhiêu thì đủ đáp ứng nhu cầu công việc?…Đây cũng là những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình thiết kế hệ thống mạng doanh nghiệp. 

Có rất nhiều doanh nghiệp tận dụng thiết bị tặng kèm từ nhà mạng khi lắp đặt gói cáp quang. Tuy nhiên, các thiết bị này thường có công năng thấp, không được tích hợp các chức năng quản lý, lưu trữ dữ liệu tập trung. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng rất hay gặp tình trạng mạng chậm, yếu, wifi thường xuyên bị treo dù có đủ 4 vạch sóng.  

Vậy nên, doanh nghiệp cần được tư vấn lựa chọn thiết bị mạng chính hãng, phù hợp về công năng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo mạng wifi, internet luôn đạt tốc độ cao. 

Về hãng thiết bị mạng dành cho doanh nghiệp, TP-Link chính là lựa chọn hàng đầu, bởi những lý do sau: 

  • Sản phẩm thiết bị mạng của Tp-Link được có mặt và được tin dùng trên 120 quốc gia. 
  • Những sản phẩm của TP Link đều được chú trọng đến chất lượng, độ bền, tốc độ cao cùng nhiều tính năng hiện đại. 
  • Mức giá phải chăng, không quá đắt, tối ưu ngân sách cho mọi doanh nghiệp. 
  • Mẫu mã đa dạng, thiết kế sang trọng, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp 
  • Dễ sử dụng, dễ cài đặt

Về số lượng thiết bị và công năng của thiết bị mạng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, diện tích mặt bằng của từng văn phòng khác nhau. Để xác định chính xác cần trải qua quy trình khảo sát thực tế.

Tuy nhiên, TAKO có thể tư vấn cho bạn các thiết bị tối thiểu cần có trong một hệ thống mạng văn phòng bao gồm: 

  • Router
  • CoreSwitch: T2600G-28TS
  • Wifi/ EAP
  • Dây cáp mạng 

3. Nhà cung cấp và gói cáp mạng phù hợp 

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp dịch vụ cáp quang và được chia thành nhiều gói cước phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp, tốc độ đường truyền có thể đạt đến 100Mbps. Tùy thuộc vào từng nhu cầu, số lượng thiết bị sử dụng, sau đây TAKO xin gợi ý cho bạn những gói cáp quang có băng thông tối ưu nhất:  

  • Doanh nghiệp quy mô 10-15 nhân sự: >40Mbps
  • Doanh nghiệp quy mô 15-30 nhân sự: >60 Mbps
  • Doanh nghiệp quy mô 30-50 nhân sự: >80 Mbps

Nếu doanh nghiệp bạn có quy mô lớn hơn 50 nhân sự, hãy liên hệ ngay với TAKO – Chuyên gia cung cấp giải pháp mạng văn phòng chất lượng quốc tế để được tư vấn gói cáp quang phù hợp nhất nhé. 

4. Đơn vị thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng 

Hệ thống mạng wifi, internet cho doanh nghiệp sẽ khác với mạng wifi, internet dùng trong gia đình.

Nhà mạng chỉ cung cấp gói cáp quang chứ không thiết kế hệ thống mạng doanh nghiệp mang những đặc thù riêng của từng ngành nghề. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia cung cấp giải pháp mạng văn phòng

Có 4 tiêu chí quan trọng giúp bạn cần lưu ý khi tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp mạng văn phòng uy tín, đó là: 

  • Số năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia và kỹ sư. 
  • Quy trình khảo sát, thiết kế, lắp đặt chuyên nghiệp.
  • Dịch vụ hỗ trợ, chính sách bảo hành, bảo trì dài hạn. 
  • Các dự án mà đơn vị đó đã từng triển khai có hiệu quả hay không.

Hiện tại, TAKO là nhà phân phối thiết bị mạng chính thức của TP-Link. Với thâm niên hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là chuyên gia tư vấn các giải pháp mạng chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. 

Đến với TAKO bạn sẽ nhận được 5 lợi ích siêu giá trị, bao gồm: 

  • Được tư vấn chính xác, tận tình bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
  • Được sở hữu mạng internet thiết kế phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Được cung cấp 100% thiết bị chính hãng, bảo hành uy tín.
  • Được chuyển giao quy trình vận hành hệ thống mạng thông minh, tối ưu.
  • Được tối ưu chi phí vận hành, bảo trì, mở rộng.

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất, tối ưu chi phí nhất.

Đại Học Cần Thơ – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Giáo Trình Thiết Kế & Cài Đặt Mạng – V1.0 Chương 1 Tổng quan về thiết kế và cài đặt mạng Mục đích Chương này nhằm giới thiệu cho người đọc những vấn đề sau : • Các bước cần phải thực hiện để xây dựng một mạng máy tính và các vấn đề liên quan • Nhắc lại mô hình OSI Biên soạn : Th.s Ngô Bá Hùng – 2005 1Đại Học Cần Thơ – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Giáo Trình Thiết Kế & Cài Đặt Mạng – V1.0 1.1 Tiến trình xây dựng mạng Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của tất cả các cơ quan xí nghiệp. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu được trong thời đại công nghệ thông tin. Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng một hệ thống mạng không vượt ra ngoài khả năng của các công ty xí nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác một hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ của các cơ quan xí nghiệp thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Hầu hết người ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp: lãng phí trong đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng. Có thể tránh được điều này nếu ta có kế hoạch xây dựng và khai thác mạng một cách rõ ràng. Thực tế, tiến trình xây dựng mạng cũng trải qua các giai đoạn như việc xây dựng và phát triển một phần mềm. Nó cũng gồm các giai đoạn như: Thu thập yêu cầu của khách hàng (công ty, xí nghiệp có yêu cầu xây dựng mạng), Phân tích yêu cầu, Thiết kế giải pháp mạng, Cài đặt mạng, Kiểm thử và cuối cùng là Bảo trì mạng. Phần này sẽ giới thiệu sơ lược về nhiệm vụ của từng giai đoạn để ta có thể hình dung được tất cả các vấn đề có liên quan trong tiến trình xây dựng mạng. 1.1.1 Thu thập yêu cầu của khách hàng Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách hàng trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là:  Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì?  Các máy tính nào sẽ được nối mạng?  Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người / nhóm người ra sao?  Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có ở đâu, số lượng bao nhiêu ? Phương pháp thực hiện của giai đoạn này là bạn phải phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng mạng có máy tính sẽ nối mạng. Thông thường các đối tượng mà bạn phỏng vấn không có chuyên môn sâu hoặc không có chuyên môn về mạng. Cho nên bạn nên tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn để trao đổi với họ. Chẳng hạn nên hỏi khách hàng “ Bạn có muốn người trong cơ quan bạn gởi mail được cho nhau không?”, hơn là hỏi “ Bạn có muốn cài đặt Mail server cho mạng không? ”. Những câu trả lời của khách hàng thường không có cấu trúc, rất lộn xộn, nó xuất phát từ góc nhìn của người sử dụng, không phải là góc nhìn của kỹ sư mạng. Người thực hiện phỏng vấn phải có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phải biết cách đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin. Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát thực địa” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý đến ràng buộc về mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đường dây mạng bên trong nó. Giải pháp để nối kết mạng cho 2 tòa nhà tách rời nhau bằng một khoảng không phải đặc biệt lưu ý. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực Biên soạn : Th.s Ngô Bá Hùng – 2005 2Đại Học Cần Thơ – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Giáo Trình Thiết Kế & Cài Đặt Mạng – V1.0 địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp cho chúng ta sơ đồ thiết kế của công trình kiến trúc mà mạng đi qua. Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách hàng, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này. 1.1.2 Phân tích yêu cầu Khi đã có được yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp là ta đi phân tích yêu cầu để xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ những vấn đề sau:  Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thư điện tử, Truy cập Internet hay không?, ...)  Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client / Server? ...)  Mức độ yêu cầu an toàn mạng.  Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng. 1.1.3 Thiết kế giải pháp Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê như sau:  Kinh phí dành cho hệ thống mạng.  Công nghệ phổ biến trên thị trường.  Thói quen về công nghệ của khách hàng.  Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.  Ràng buộc về pháp lý. Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng được mô tả như sau: 1.1.3.1 Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng. Mô hình mạng được chọn phải hỗ trợ được tất cả các dịch vụ đã được mô tả trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là Workgroup hay Domain (Client / Server) đi kèm với giao thức TCP/IP, NETBEUI hay IPX/SPX. Ví dụ:  Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn mạng thì ta có thể chọn Mô hình Workgroup.  Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ nhưng có yêu cầu quản lý người dùng trên mạng thì phải chọn Mô hình Domain. Biên soạn : Th.s Ngô Bá Hùng – 2005 3Đại Học Cần Thơ – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Giáo Trình Thiết Kế & Cài Đặt Mạng – V1.0  Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thước mạng được mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn thì cần lưu ý thêm về giao thức sử dụng cho mạng phải là TCP/IP. Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là:  Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy, định cổng cho từng dịch vụ.  Phân chia mạng con, thực hiện vạch đường đi cho thông tin trên mạng. 1.1.3.2 Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng Chiến lược này nhằm xác định ai được quyền làm gì trên hệ thống mạng. Thông thường, người dùng trong mạng được nhóm lại thành từng nhóm và việc phân quyền được thực hiện trên các nhóm người dùng. 1.1.3.3 Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức luận lý, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa bước kế tiếp ta tiến hành thiết kế mạng ở mức vật lý. Sơ đồ mạng ở mức vật lý mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị nối kết mạng như Hub, Switch, Router, vị trí các máy chủ và các máy trạm. Từ đó đưa ra được một bảng dự trù các thiết bị mạng cần mua. Trong đó mỗi thiết bị cần nêu rõ: Tên thiết bị, thông số kỹ thuật, đơn vị tính, đơn giá,… 1.1.3.4 Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn như: Windows NT, Windows 2000, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như:  Giá thành phần mềm của giải pháp.  Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.  Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm. Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó. Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành được chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy trên nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Linux. Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với hệ điều hành đã chọn. 1.1.4 Cài đặt mạng Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế. Biên soạn : Th.s Ngô Bá Hùng – 2005 4Đại Học Cần Thơ – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Giáo Trình Thiết Kế & Cài Đặt Mạng – V1.0 1.1.4.1 Lắp đặt phần cứng Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã mô tả. 1.1.4.2 Cài đặt và cấu hình phần mềm Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm:  Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm  Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.  Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng. Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho người dùng pheo theo đúng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng. Nếu trong mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết phải thực hiện bước xây dựng bảng chọn đường trên các router và trên các máy tính. 1.1.5 Kiểm thử mạng Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng. Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng. Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống. Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu. 1.1.6 Bảo trì hệ thống Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng. 1.2 Nội dung của giáo trình Trong sáu giai đoạn cần thực hiện trong tiến trình xây dựng mạng ở trên, giáo trình này chủ yếu giới thiệu những vấn đề liên quan đến giai đoạn thiết kế mạng ở mức luận lý và vật lý. Đây chính là hai nội dung quan trọng trong tiến trình xây dựng mạng. Các vấn đề khác có thể tìm hiểu trong các môn học Mạng máy tính, Thực tập mạng máy tính. 1.3 Mô hình OSI. Để dễ dàng cho việc nối kết và trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau, vào năm 1983, Tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO đã phát triển một mô hình cho phép hai máy tính có thể gởi và nhận dữ liệu cho nhau. Mô hình này dựa trên tiếp cận phân tầng (lớp), với mỗi tầng đảm nhiệm một số các chức năng cơ bản nào đó. Để hai máy tính có thể trao đổi thông tin được với nhau cần có rất nhiều vấn đề liên quan. Ví dụ như cần có Card mạng, dây cáp mạng, điện thế tín hiệu trên cáp mạng, cách thức đóng gói dữ liệu, điều khiển lỗi đường truyền vv... Bằng cách phân chia các chức năng này vào những tầng riêng biệt nhau, việc viết các phần mềm để thực hiện chúng trở Biên soạn : Th.s Ngô Bá Hùng – 2005 5