Vì sao trump thất bại

(PLO)- Hàng loạt tòa án ở nhiều bang đã bác bỏ đơn kiện của ông Trump, trong khi đồng minh lần lượt rời bỏ ông nhằm xúc tiến quy trình chuyển giao quyền lực hòa bình.

Từ khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 kết thúc hôm 3-11 đến nay, nền chính trị Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng khi vẫn không thể xác định ai là người chiến thắng cuối cùng khi đương kim Tổng thống Donald Trump cáo buộc đảng Dân chủ và ứng viên của đảng này là ông Joe Biden có hành vi gian lận phiếu. Hiện nhà lãnh đạo này cùng đội ngũ của ông đệ đơn kiện ở hàng loạt bang, chủ yếu là các bang chiến địa để yêu cầu kiểm phiếu lại.

Kết quả không như mong đợi

Dù vậy, nỗ lực pháp lý của ông Trump hiện vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Thắng lợi duy nhất của ông đến giờ là phán quyết ngày 12-11 của tòa án Pennsylvania ra lệnh các ủy ban bầu cử ở bang này xếp riêng hàng ngàn phiếu bầu được bổ sung thông tin cá nhân cử tri sau ngày 9-11. Theo luật của Pennsylvania, cử tri có tối đa sáu ngày sau bầu cử để bổ sung hoặc sửa chữa các thông tin cá nhân. Cuộc bầu cử năm nay diễn ra ngày 3-11 nên hạn chót để hoàn tất việc bổ sung, sửa chữa là ngày 9-11.

Dù vậy, chiến thắng này khó có thể đem lại cho ông Trump nhiều hy vọng vì một ngày sau, hãng luật Porter Wright Morris & Arthur đại diện cho đương kim tổng thống ở Pennsylvania bất ngờ ra thông báo rút khỏi các vụ kiện của ông tại bang này không rõ lý do. Tờ The New York Times cho rằng nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn nội bộ xung quanh, nhiều luật sư cho rằng những vụ kiện của ông Trump đang làm suy giảm “tính toàn vẹn của cuộc bầu cử”.

Vì sao trump thất bại

Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 5-11. Ảnh: REUTERS

Đến ngày 14-11, ông Trump tiếp tục nhận tin xấu ở Pennsylvania khi tòa án ở hai hạt Philadelphia và Montgomery cùng lúc bác bỏ sáu đơn kiện yêu cầu loại bỏ khoảng 9.000 phiếu bầu qua thư không hợp lệ vì không ghi đủ thông tin cá nhân ngoài thư với lý do không đủ bằng chứng cấu thành hành vi gian lận bầu cử.

Tình hình ở bang Arizona cũng không khá khẩm hơn khi tờ The Hill cho biết đội ngũ của ông Trump ngày 13-11 đã đồng ý rút đơn kiện yêu cầu kiểm phiếu lại sau khi trao đổi và được xác nhận của tòa án hạt Maricopa rằng số phiếu bầu còn lại chưa kiểm đếm không vượt mức cách biệt giữa ông Trump, ông Biden và không đủ để thay đổi kết quả bầu cử ở bang này. 

Ở bang Michigan, tòa án bang ngày 13-11 bác bỏ đơn yêu cầu hoãn tiến trình xác nhận phiếu bầu ở hạt Wayne, chờ kết quả kiểm phiếu lại. Thẩm phán Timothy Kenny khẳng định việc trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình kiểm phiếu toàn bang, đồng thời khẳng định trong lịch sử chưa từng có tiền lệ tòa án can thiệp quá sâu vào các hoạt động chính trị như vậy.

Còn tại cấp liên bang, đài NPR cho biết một luật sư của ông Trump tối 12-11 đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang tại thủ đô Washington, D.C. nhưng lại gửi đến sai chỗ. Tiêu đề của đơn kiện cũng có vấn đề khi viết là “Donald Trump v. USA”, giống như thể ông Trump muốn kiện cả nước Mỹ.

Ngoài ra, một diễn biến khác cực kỳ bất lợi cho ông Trump là một nhóm 16 công tố viên liên bang ngày 13-11 đã cùng viết một bức thư gửi lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr đề nghị hủy lệnh điều tra các cáo buộc gian lận phiếu mà ông đã đưa ra hôm 9-11 vì “quá phi thực tế”, theo đài CNN. Bức thư còn nêu rõ quyết định của ông Barr đang đặt các công tố viên vào tình thế khó xử vì họ không muốn phải vướng vào tranh chấp giữa các đảng phái khác nhau.

Cửa thắng của ông Trump ngày càng hẹp

Giới chuyên gia nhận định nỗ lực pháp lý của ông Trump ngay từ đầu đã không có nhiều hy vọng và cơ hội chiến thắng ngày càng giảm đi theo số lượng tăng dần các tòa án bác bỏ đơn kiện của ông. Trả lời phỏng vấn của kênh WCTV, luật sư kỳ cựu Barry Richard từng làm việc cho cựu tổng thống George W. Bush khẳng định ông Trump đang phải đối mặt với thách thức rất lớn vì để thành công, ông phải chứng minh được việc gian lận không chỉ đã xảy ra mà còn phải xảy ra với quy mô và số lượng lớn đủ để hủy kết quả đã công bố từ trước. Trong khi đó, đội ngũ pháp lý mà ông Trump đang có quá nghiệp dư, rời rạc khi liên tục đưa các lập luận đầy lỗ hổng, thiếu thuyết phục và không tìm được bằng chứng vững chắc. 

Không chỉ gặp vấn đề về bằng chứng mà đội ngũ của ông Trump cũng đang phải đánh vật với thời gian. Khả năng lật ngược thế cờ của ông Trump đang bị thu hẹp nhanh chóng khi các bang bắt đầu xác nhận kết quả bầu cử theo thời hạn quy định, tại Georgia là ngày 20-11, sau đó là Pennsylvania và Michigan vào ngày 23-11, Arizona ngày 30-11, Wisconsin và Nevada ngày 1-12, theo tờ The Wall Street Journal.

Vào thời hạn này, nghị viện và thống đốc các bang sẽ phải chứng nhận kết quả bầu cử, lập danh sách đại cử tri để gửi tới Thượng viện xác nhận. Một khi danh sách đại cử tri được lập, con đường kiện tụng của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ càng khó khăn hơn gấp bội và sẽ chính thức khép lại khi đại cử tri đoàn họp vào ngày 14-12 để bỏ phiếu bầu tổng thống.

Đồng minh của ông Trump cũng đang có ý định rời bỏ ông vì nhìn ra hậu quả nặng nề do danh tiếng đảng Cộng hòa nói chung và cá nhân những người còn ủng hộ nỗ lực pháp lý của ông. Thượng nghị sĩ Marco Rubio của bang Florida và James Lankford của bang Oklahoma tuần trước đã lên tiếng ủng hộ khởi động quá trình chuyển giao quyền lực cho ứng viên Joe Biden, kêu gọi Nhà Trắng nên bắt đầu giao nộp những tài liệu và thông tin cần thiết cho ông.•

 Cử tri trung thành vẫn tiếp tục ủng hộ ông Trump Dù công cuộc khởi kiện của ông Donald Trump không thuận lợi, hàng chục ngàn người trung thành với ông vẫn tập trung ở thủ đô Washington hôm 14-11 để ủng hộ nỗ lực của đương kim tổng thống. Theo đài Fox News, lượng người tham gia lấp kín các đại lộ dẫn về Nhà Trắng. Họ đội nón đỏ ghi dòng chữ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, vẫy cờ Mỹ cùng các băng rôn in nội dung cáo buộc đảng Dân chủ gian lận số phiếu. Một số nhân vật nổi bật trong giới cánh hữu Mỹ cũng có mặt trong đoàn người ủng hộ như cựu trợ lý Nhà Trắng Sebastian Gorka, Chủ tịch Liên minh bảo thủ Mỹ Matt Schlapp và hạ nghị sĩ tân cử của bang Georgia Taylor Greene.

Dù cuộc tuần hành diễn ra tương đối ôn hòa, một số vụ ẩu đả quy mô nhỏ giữa hai bên ủng hộ và chống ông Trump cũng diễn ra khiến ít nhất 20 người bị bắt giữ. 

Số lượng các thành viên đảng Cộng hòa muốn ông Trump hạ vũ khí và chấp nhận thất bại trong bầu cử Mỹ 2020 đã tăng lên gấp đôi. Các nhà quan sát Mỹ đã bàn về sự chia rẽ ngày càng tăng trong nội bộ đảng Cộng hòa và lý do đằng sau việc ông Trump từ chối nhận thua.

Vì sao trump thất bại
Tổng thống Donald Trump vẫn chưa thừa nhận thất bại dù đã "bật đèn xanh" cho quá trình chuyển giao quyền lực cho ông Biden. Ảnh: Getty

Theo hãng Sputnik, hôm 23/11, ông Trump cam kết sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, bất chấp việc đã ủy quyền cho Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ cung cấp các nguồn lực phục vụ việc chuyển giao quyền lực cho ông Biden.

"Chiến dịch thách thức pháp lý của chúng ta vẫn tiếp diễn mạnh mẽ, chúng ta sẽ tiếp tục cuộc đấu và tôi tin chúng ta sẽ chiến thắng", ông Trump đăng tải trên Twitter.

Có bất đồng quan điểm ngày càng tăng trong đảng Cộng hòa (GOP)?

Theo Epoch Times, tính tới ngày 23/11, đội ngũ của ông Trump và một số nhóm của đảng Cộng hòa đã theo đuổi 16 thách thức pháp lý tại 4 bang chiến trường là Pennsylvania, Michigan, Georgia, và Nevada.

Trái ngược, một số đảng viên đảng Cộng hòa đã lên tiếng thúc giục Tổng thống đương nhiệm nhượng bộ. H.R. McMaster, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, nhận định trên CBS rằng, các nỗ lực của ông Trump mang tính chất "hủy hoại từ từ". Thống đốc bang New Jersey, Chris Christie, thậm chí, còn coi động thái từ đội ngũ pháp lý của ông Trump là "nỗi xấu hổ quốc gia".

Ban lãnh đạo đảng Cộng hòa tại quốc hội Mỹ, bao gồm lãnh đạo đa số Thượng viện, Mitch McConnell, và lãnh đạo thiểu số Hạ viện, Kevin McCarthy, không tham gia vào nhóm chỉ trích ông Trump. Đồng thời, 65% người "thân" đảng Cộng hòa ủng hộ quyết định không nhượng bộ của ông Trump, theo khảo sát mới nhất của Vox và dữ liệu từ khảo sát mới nhất của Progress. Ngoài ra, 73% cử tri đảng Cộng hòa và 44% trong tổng số cử tri nghi ngờ ông Biden giành chiến thắng không công bằng.

"Không ai nghi ngờ việc có gian lận quy mô lớn ở bầu cử Mỹ 2020", Paul Valone, nhà bình luận chính trị và giám đốc điều hành của tổ chức Rights Watch International, nói. "Nhiều đảng viên đảng Cộng hòa cho rằng việc kiểm lại phiếu là không đủ để thay đổi cục diện ở các bang chiến trường".

Jon R. Taylor, giáo sư tại Đại học Texas (Mỹ), cho rằng, mức độ chia rẽ trong đảng Cộng hòa đang ngày càng tăng khi ông Trump tiếp tục thách thức kết quả cuộc bầu cử.

"Ông Trump càng theo đuổi các thách thức và nỗ lực làm suy yếu tính hợp pháp của cuộc bầu cử, bằng những tuyên bố về gian lận cử tri, lâu bao nhiêu, thì sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng hòa lại lớn bấy nhiêu", giáo sư Taylor nói.

Ron Coleman, một luật sư và nhà bình luận ở New York, bày tỏ sự hoài nghi về ranh giới của các chính trị gia đảng Cộng hòa phản đối ông Trump, cho rằng một số người chỉ đang cố thu hút sự chú ý của truyền thông.

"Luôn có những người trong đảng Cộng hòa khao khát những lợi ích xã hội và nghề nghiệp hơn là ủng hộ chương trình nghị sự của đảng", vị luật sư ở New York nói.

Ông Coleman còn cho rằng khả năng cấp dưới của ông Trump thuyết phục được Tổng thống nhượng bộ là bằng không. Ông Trump dường như chỉ chịu thua khi các biện pháp pháp lý và hiến pháp đều không thể giúp đảo ngược tình thế.

Vì sao ông Trump không nhượng bộ?

Ông Trump đã thể hiện rằng "sẽ không bao giờ nhượng bộ" cái mà ông gọi là "cuộc bầu cử tham nhũng bậc nhất trong lịch sử chính trị Mỹ", "lá phiếu giả", và "Dominion" - nhắc đến công ty sở hữu hệ thống bầu cử Dominion, đang bị đảng Cộng hòa chỉ trích với các cáo buộc gian lận bầu cử.

Dominion liên tục phủ nhận các cáo buộc. Michael Steel, phát ngôn viên của Dominion, chia sẻ trên Fox News hồi cuối tuần trước rằng "những điều họ đang cáo buộc chẳng có gì đúng sự thật".

"Một câu hỏi lớn được đặt ra là vì sao ông Trump không chịu nhượng bộ?", Paul Poast, phó giáo sư tại khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Chicago (Mỹ), nói.

Ông Trump thực sự không cố gắng đảo ngược kết quả bầu cử, theo ông Poast.

"Thay vào đó, tôi nghĩ ông ấy đang trì hoãn với hy vọng tạo ra đủ lo lắng rằng ông ấy có thể "lật kèo" - hủy thỏa thuận mà mình chấp nhận nhượng bộ để được xá tội (không chỉ ở cấp độ liên bang mà còn ở cấp độ bang)", phó giáo sư Poast nhận định và nói thêm rằng Tổng thống đang đối mặt với "một loạt vấn đề " và "xá tội là lựa chọn cuối cùng của ông ấy".

Giáo sư Jon R. Taylor tin rằng, sẽ cần đến cuộc họp và bỏ phiếu của đại cử tri đoàn để ông Trump nhận ra rằng mọi thứ đã kết thúc. Giáo sư Taylor không loại trừ khả năng Tổng thống sẽ không nhượng bộ.

"Ông ấy có thể thừa nhận chiến thắng của Biden, đặc biệt là vào ngày 6/1/2021 khi quốc hội họp phiên chính thức để xác nhận số phiếu đại cử tri, nhưng rất có thể ông Trump không chính thức thừa nhận nhượng bộ và sử dụng nó làm động lực để tiếp tục đối đầu với ông Biden khi hé lộ có thể tranh cử vào năm 2024.

Nguồn: Dân Việt