Cách bơm nước muối rửa mũi

Niêm mạc mũi của chúng ta hằng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều khói bụi, khi bụi bẩn tích tụ quá lâu sẽ dẫn đến các bệnh về mũi như viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Một trong những sản phẩm hỗ trợ làm sạch mũi an toàn và hiệu quả là dùng nước muối sinh lý. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu cách rửa mũi bằng nước muối tại nhà đơn giản qua bài viết sau nhé!Tại sao cần phải rửa mũi?Rửa mũi là phương pháp có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay viêm đường hô hấp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng xem những lợi ích mà phương pháp rửa mũi mang lại:

  • Rửa mũi thường xuyên sẽ loại bỏ hết bụi bẩn, làm sạch các chất dịch nhầy trong mũi. Điều này giúp các loại thuốc nhỏ hoặc xịt mũi dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc mũi và phát huy tối đa công dụng hơn.
  • Mũi thường tiếp xúc nhiều với các vi khuẩn gây nhiễm bắt nguồn từ phấn hoa, bụi bẩn hay lông động vật. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm sạch các vi khuẩn bám trên mũi và giảm nguy cơ kích ứng, gây nhiễm trùng vùng mũi.
  • Bụi bẩn bám trên mũi thời gian dài có thể cản trở quá trình hô hấp. Rửa mũi sạch sẽ để tăng lượng khí lưu thông qua mũi và thông thoáng đường thở hơn.
  • Rửa mũi còn giúp rửa sạch các yếu tố gây viêm, hạn chế các nguy cơ tổn thương ở vùng mũi như phù nề, sưng viêm, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Xịt mũi vệ sinh mũi Fysoline isotonic spray 100 ml (hộp chứa một bình xịt 100 ml)

2Khi nào cần rửa mũi?

Khi chúng ta hít thở, mũi sẽ tự động tiết dịch để làm ẩm không khí. Tuy nhiên, nếu mũi bạn có quá nhiều vi khuẩn tích tụ và dịch mũi tiết ra nhiều sẽ vô cùng cản trở và gây khó khăn trong quá trình hô hấp. Tuy việc vệ sinh mũi là quan trọng nhưng bạn cũng không nên thực hiện quá nhiều lần trong tuần. Bạn chỉ nên rửa mũi trong những trường hợp sau đây:

  • Cảm cúm làm cho mũi nghẹt và khó thở.
  • Viêm mũi, mũi bị nhiễm khuẩn, tiết ra nhiều dịch mũi.
  • Ho có đờm, hô hấp khó.
  • Nhiễm trùng mũi họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Viêm xoang khiến mũi kích ứng, sổ mũi và nghẹt mũi liên tục.
  • Thở khò khè, khó khăn trong hô hấp.
  • Viêm mũi dị ứng làm đau mũi và ngứa mũi.
  • Chất nhầy trong mũi nhiều gây chảy nước mũi.
  • Chất nhầy đặc gây bít tắc đường thở gây nghẹt mũi.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Bạn nên rửa mũi những lúc cảm thấy khó khăn khi hô hấp

3Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý không?

Nước muối sinh lý không còn xa lạ gì trong thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày của chúng ta nữa. Đây được biết đến là sản phẩm giúp giảm viêm, rửa sạch chất nhầy, các chất gây dị ứng hiệu quả, từ đó làm đường thở thông thoáng, hít thở dễ dàng hơn và giảm thiểu các triệu chứng như viêm xoang, viêm mũi,...

Tuy nhiên, lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi quá thường xuyên không hẳn là một điều tốt. Lớp niêm mạc có trong khoang mũi thường tiết ra các chất nhầy để đẩy bụi bẩn ra ngoài và bảo vệ mũi khỏi vi khuẩn. Nếu bạn rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong điều kiện cơ thể bình thường, nước muối sẽ làm mất đi các chất nhầy và các chức năng của mũi cũng bị suy giảm.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi

4Nên dùng loại nước muối sinh lý nào để rửa mũi?

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% sẽ là sản phẩm mà bạn nên chọn nếu muốn rửa mũi. Đây là loại nước muối có thành phần dung dịch tương đương với nồng độ dịch của cơ thể, giúp loại bỏ dễ dàng các dịch nhầy gây tắc mũi, nghẹt mũi. Đồng thời, sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% cũng làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, làm dịu niêm mạc, giảm đau rát và hỗ trợ lưu thông hô hấp.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (hộp 40 ống)

5Cách rửa mũi bằng nước muối cho người lớn

5.1 Các bước thực hiện

Bước 1: Sử dụng kim tiêm y tế lớn để chứa nước muối sinh lý, hoặc có thể thay thế các loại bình khác có sẵn tại nhà như bình phun sương, bình bóp, bình rửa mũi,... sau đó đổ đầy dung dịch nước muối sinh lý vào.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Sử dụng bình xịt, ống tiêm, bình bóp để chứa nước muối sinh lý

Bước 2: Đến gần bồn rửa mặt, hoặc để các vật dụng có thể đựng nước phía dưới, sau đó nghiêng đầu một góc 45 độ về phía bồn rửa mặt hoặc chậu hứng nước.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Nghiêng đầu góc 45 độ qua 1 bên

Bước 3: Dùng dụng cụ đã chuẩn bị xịt thẳng vào bên trong mũi để nước muối có thể chảy từ lỗ mũi này qua lỗ mũi kia và chảy xuống đúng vị trí chậu hứng, lặp đi lặp lại thao tác này từ 3 - 5 lần. Bạn nhớ hạn chế đừng ngả đầu ra sau, vì điều này có thể làm nước muối chảy ngược vào trong mũi.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Xịt thẳng vào bên trong mũi để nước muối có thể chảy từ lỗ mũi này qua lỗ mũi kia

Bước 4: Lặp lại hành động tương tự như trên với bên mũi còn lại. Lúc này, bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi. Đôi khi nước muối cũng có thể chảy xuống họng nhưng điều này không đáng lo ngại.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Lúc rửa mũi hãy hít thở bằng miệng

Bước 5: Sau khi hoàn thành các thao tác rửa mũi, bạn hãy kiểm tra lại mũi đã sạch chưa lần nữa bằng cách xì mũi nhẹ nhàng. Nếu mũi vẫn chưa sạch và còn các chất nhầy gây tắc nghẽn thì hãy thực hiện lại các bước rửa mũi trên một lần nữa.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra mũi đã sạch chưa

5.2 Những lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn

  • Trong những lần đầu rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn có thể có cảm giác nóng rát trong mũi. Nhưng sau vài lần rửa mũi, bạn sẽ dần cảm thấy quen với điều đó và không xảy ra tình trạng nóng rát nữa.
  • Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ, bạn hãy vệ sinh những dụng cụ hỗ trợ rửa mũi như bình xịt, ống tiêm,... lau khô chúng và để ở những nơi thoáng mát. Những dụng cụ này liên quan trực tiếp việc vệ sinh mũi, không nên để chúng bị bám bẩn.
  • Rửa mũi là phương pháp rất tốt để điều trị cho những người mắc bệnh viêm nhiễm mũi, cảm lạnh,... Tuy nhiên, bạn chỉ nên rửa mũi trong những trường hợp mũi bị viêm và kích ứng, nếu các triệu chứng viêm mũi vẫn không giảm, bạn cần phải gặp bác sĩ để xử lý ngay.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Vệ sinh những dụng cụ làm sạch mũi, không để vi khuẩn và bụi bẩn bám vào

6Cách rửa mũi bằng nước muối cho trẻ em

6.1 Cách rửa mũi bằng nước muối cho trẻ em

Trẻ em rất hay mắc phải những chứng bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng nên biết cách vệ sinh mũi cho bé để loại bỏ sự tắc nghẽn của mũi, tránh làm bé hắt hơi liên tục. Để thực hiện, bạn hãy áp dụng cho bé yêu của mình các bước rửa mũi bằng nước muối sinh lý như sau:

Bước 1: Đầu tiên, để tránh nhiễm khuẩn và bụi bẩn, ba mẹ phải rửa tay của mình thật sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi muốn rửa mũi cho bé.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Nước rửa tay Safeguard Trắng Tinh Khiết chai 450 ml

Bước 2: Đặt bé nằm nghiêng sang một bên, đầu thấp, mông cao và nhờ người cố định bé ở tư thế này để bé không giãy giụa trong suốt quá trình rửa mũi. Để đề phòng nước muối sinh lý trào ngược ra ngoài, bố mẹ nên lót một cái khăn sữa ở dưới cổ bé để nước muối chảy ra thấm vào khăn.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Đặt bé nằm nghiêng, lót khăn phía dưới để nước muối chảy ra thấm vào khăn

Bước 3: Trước khi rửa mũi, bố mẹ hãy kiểm tra mức độ nghẹt mũi của bé. Nếu bé nghẹt mũi nhẹ, dịch vẫn còn lỏng, có thể tiến hành rửa mũi luôn bằng nước muối. Ngược lại, nếu dịch mũi bị đặc, có gỉ mũi thì trước hết hãy nhỏ 2 - 3 giọt nước muối vào trước cho nước muối thấm và làm mềm các gỉ mũi, sau đó mới dùng tăm bông khuấy nhẹ mũi bé để các gỉ mũi bong ra.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Nếu bé có gỉ mũi dày đặc, hãy tiến hành làm mềm gỉ mũi trước

Bước 4: Tiến hành rửa mũi cho bé bằng cách đặt đầu của dụng cụ rửa mũi vào lỗ mũi đang nằm phía trên của bé.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Dặt đầu của dụng cụ rửa mũi vào lỗ mũi đang nằm phía trên của bé

Bước 5: Bóp nhanh vòi bơm có chứa nước muối sinh lý một cách dứt khoát nhưng nhẹ nhàng để nước muối đi sâu vào bên trong mũi của bé và đẩy các chất nhầy trong mũi ra từ lỗ mũi còn lại, gỉ mũi cũng có thể đi ra từ đây.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Bóp nhanh vòi bơm có chứa nước muối sinh lý để nước muối đi sâu vào bên trong mũi của bé

Bước 6: Thực hiện động tác này với cả hai bên mũi và lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi nước chảy ra từ mũi có màu vàng trong và không còn thấy dịch nhầy của mũi ra theo là hoàn thành. Trong trường hợp dịch mũi quá đặc, bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi cho bé từ 3 - 5 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Dụng cụ hút mũi Pigeon có vòi hút K559

6.2 Những lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Trẻ em rất nhạy cảm đối với bụi bẩn và vi khuẩn, vì vậy khi muốn sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh cho trẻ đúng cách và đảm bảo an toàn nhất, bố mẹ cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Hãy đảm bảo vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi vệ sinh mũi cho bé để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mũi của bé và gây bệnh.
  • Việc rửa mũi có thể làm bé cảm thấy khó chịu, vì vậy hãy thực hiện vệ sinh mũi cho bé trước bữa ăn để tránh tình trạng nôn trớ.
  • Chỉ thực hiện rửa mũi lúc bé còn thức, vì lúc đó miệng bé mở liên tục sẽ ngăn được nước muối chảy xuống cổ họng của bé.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Vệ sinh mũi khi bé còn thức

  • Tuyệt đối không dùng ống tiêm để rửa mũi cho bé, ống tiêm có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của bé hơn. Hãy dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng.
  • Nếu gỉ mũi và dịch nhầy mũi quá đặc, không thể ra theo nước muối, hút mũi cho bé là điều cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ hãy tìm hiểu và thực hiện đúng cách để không gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn cao, vì vậy bố mẹ không nên sử dụng nếu bé không bị các bệnh viêm mũi. Dùng quá nhiều có thể phản tác dụng và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Cách bơm nước muối rửa mũi

Dùng những dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi cho bé

Xem thêm:

  • Nước muối sinh lý là gì? Thành phần, công dụng và lưu ý khi sử dụng
  • Có nên dùng nước muối sinh lý để trị mụn không? Những lưu ý khi sử dụng
  • Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không? 3 công dụng của nước muối

Mũi là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn và không khí bên ngoài. Do đó, giữ cho mình có một chiếc mũi khỏe mạnh sẽ tránh được nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ ngay!