Cách Bấm máy tính giao thoa sóng

Cách Bấm máy tính giao thoa sóng

Cách Bấm máy tính giao thoa sóng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Cách Bấm máy tính giao thoa sóng
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sử dụng chức năng TABLE (MODE 7) để giải một số bài toán về sóng cơ, đây cũng là một chức năng khá hay để có thể áp dụng đối với cả môn toán và lí 12. Đối với những bạn học toán chương hàm số chắc cũng không còn xa lạ với chức năng này nữa.

I. Phương pháp
Bước 1:
Viết biểu thức hoặc sử dụng một số công thức cơ bản


Bước 2: Thay số liệu vào
Bước 3: Sử dụng casio + MODE 7 : nhập biểu thức vào màn hình máy tính + Gán: Gồm 3 phần: START, END, STEP

+ Bước 4: Phân tích kết quả hiển thị trên máy tính

Chú ý:

- Đối với máy tính casio 570 ES PLUS: sử dụng bình thường - Đối với máy tính casio 570 VN PLUS: tắt chức năng g(x) hoặc bấm "=" để bỏ qua g(x). + Cách tắt g(x): SHIFT + MODE 5 + 1 ----> f(x)

II. Ví dụ:

Câu 1: Hai đầu của đoạn dây AB = 1,2 m được giữ cố định. Biết trên dây có sóng dừng xảy ra và tốc độ truyền sóng trên dây là 240 m/s. Hỏi khi tần số sóng thay đổi từ 399 Hz đến 999 Hz sẽ có bao nhiêu lần sóng dừng trên dây có sóng dừng xảy ra:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Liên hệ với kiến thức vật lí 12 một tí: + Vì sóng dừng xảy ra với 2 đầu cố định nên chiều dài của đoạn dây AB là: [tex]l=k\frac{\lambda }{2}=k\frac{v}{2f}=> f=k.\frac{v}{2l}=k.\frac{240}{1,2.2}=100k[/tex]

- Sử dụng casio:

+ MODE 7 nhập vào f(x)= 100x ( thay k= x) + [tex]\left\{\begin{matrix} START=1 & & & \\ END=20 & & & \\ STEP=1 & & & \end{matrix}\right.[/tex] + Nhìn vào bảng ta sẽ thấy x và f(x) một số giá trị thỏa mãn: với x=4 thì f(x)=400,.... cho đến x=9 thì f(x)=900 Vậy từ bảng đó, chúng ta có thể rút ra kết quả: Khi tần số sóng thay đổi từ 399 Hz đến 999 Hz sẽ có 6 lần trên dây có sóng dừng xảy ra

Câu 2: Trên sợi dây thẳng có sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và nút thứ 4 bên phải nó là 15 cm. Tìm độ dài đoạn MN để hai đoạn này dao động vuông pha với nhau. Biết rằng [tex]10cm\leq MN\leq 15[/tex]

A. 13,125 cm

B. 12,250 cm C. 15 cm D. 11,785 cmBước sóng: [tex]2\lambda =15cm=> \lambda =7,5cm[/tex] Vì 2 điểm M, N là 2 điểm bất kì trên sợi dây nên có độ lệch pha: [tex]\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }[/tex] = [tex](2k+1).\frac{\lambda }{2}=> d=(2k+1).\frac{\lambda }{4}=1,875(2k+1)[/tex]

- Sử dụng casio:

+ MODE 7 nhập f(x)= [tex]1,875(2k+1)[/tex] ( thay k=x) + [tex]\left\{\begin{matrix} START=1 & & & \\ END=20 & & & \\ STEP=1 & & & \end{matrix}\right.[/tex] + Nhìn vào bảng ta sẽ thấy có một giá trị thỏa mãn với đáp án của đề bài khi x=3 thì f(x)=13,125 ( thoả với điều kiện của đề bài ) Vậy ta có thể kết luận: khi k=3 thì khoảng cách của đề bài MN=13,125 cm

Câu 3: Một đoạn dây AB dài 50cm, đầu A treo vào một nhánh của âm thoa, còn đầu B tự do. Khi âm thoa rung với tần số 100 Hz thì trên dây có sóng dừng xảy ra. Coi A là nút sóng và B là bụng sóng. Để trên dây không có sóng dừng thì vận tốc truyền sóng bằng:

A. 8 m/s B. 40 m/s C. [tex]\frac{200}{39}m/s[/tex]

D. 5 m/s


+ Theo đề bài ta được: [tex]l=(2k+1).\frac{\lambda }{4}=(2k+1).\frac{v}{4f}=> v=\frac{4lf}{(2k+1)}=\frac{200}{2k+1}[/tex]

- Sử dụng casio:

+ MODE 7 nhập f(x)= [tex]\frac{200}{2k+1}[/tex] + [tex]\left\{\begin{matrix} START=1 & & & \\ END=20 & & & \\ STEP=1 & & & \end{matrix}\right.[/tex] + Nhìn vào bảng ta sẽ loại dần được những đáp án: tương ứng những giá trị của x có những giá trị f(x) tương ứng với kết quả của đề bài ta sẽ loại dần. * Tương ứng với x=2 thì f(x) =40 => loại B * Tương ứng với x=12 thì f(x) = 8 => loại A * Tương ứng với x=19 thì f(x)= 200/39 => loại C Vậy, ta có thể kết luận: ứng với v = 5 m/s sẽ không có hiện tượng sóng dừng xảy ra.

P.s: Việc quan trọng nhất của phương pháp này là phải chọn START,END và STEP, và tuy nhiên đây không phải là cách làm chính thống cách này chỉ để sử dụng để dò đáp án.

+ Có thể làm lâu dần ta sẽ có kinh nghiệm. + Không phải lúc nào ta cũng cho START=1; END=20 và STEP=1 có những trường hợp khác phải điều chỉnh cho phù hợp.

Sưu tầm: Dương Minh Nhựt

Reactions: Nguyễn Huy Vũ Dũng, Kyanhdo, Đình Hải and 1 other person

Trang chủ Diễn đàn > VẬT LÍ > LỚP 12 > Chương 5: Sóng ánh sáng > Bài 25: Giao thoa ánh sáng >

8 Phương pháp giải nhanh Vật lý 12 bằng máy tính Casio

Tài liệu này giúp các em học sinh khối 12 sử dụng máy tính Casio để giải quyết nhanh các bài tập Vật lý bằng 8 phương pháp.

Đó là các phương pháp:

– Phương pháp 1: Ứng dụng tích phân trong máy tính Casio giải nhanh dao động cơ và điện xoay chiều

– Phương pháp 2: Kỹ thuật dò đáp án

– Phương pháp 3: Giải quyết bài toán cho phương án gần đúng

– Phương pháp 4: Gán dữ liệu

– Phương pháp5: Kỹ thuật bảng

– Phương pháp 6: Ứng dụng số phức

– Phương pháp 7: Tìm bội số chung nhỏ nhất trong giao thoa ánh sáng

– Phương pháp 8: Tìm bước sóng đa sắc trong giao thoa ánh sáng

Link download Tài liệu 8 Phương pháp giải nhanh Vật lý 12 bằng máy tính Casio:

Ebook, Sách tham khảo - Tags: casio, vật lý
  • Những viên kim cương trong Hóa học – Cao Cự Giác

  • Giáo án lớp 12 trọn bộ

  • Giáo án lớp 11 trọn bộ

  • Giáo án lớp 10 trọn bộ

  • Download trọn bộ Giáo án các cấp từ lớp 1 – 12

  • Giáo án lớp 9 trọn bộ

  • Giáo án lớp 8 trọn bộ

Phương pháp giải trắc nghiệm Vật lý bằng máy tính casio sẽ giúp thí sinh giải nhanh, chính xác một số dạng bài thường gặp. Với loại máy tính Casio Fx-570ES Plus; VINACAL Fx-570ES Plus, bạn có thể tham khảo cách giải dưới đây. 

Các phương pháp giải các dạng bài Vật lý được đề cập như sau:

PHẦN I: ỨNG DỤNG CỦA SỐ PHỨC TRONG BÀI TOÁN VẬT LÝ

  • Viết phương trình dao động điều hòa 
  • Giải nhanh tổng hợp dao động
  • Cộng (trừ) điện áp trong mạch điện xoay chiều
  • Tìm biểu thức i hoặc u trong mạch điện xoay chiều
  • Xác định hộp đen trong mạch điện xoay chiều
  • Xác định hệ số công suất trong mạch điện xoay chiều

PHẦN HAI: DÙNG PHÍM MODE 7 GIẢI BÀI TẬP GIAO THOA SÓNG

  • Dùng MODE 7 giải bài tập giao thoa sóng cơ
  • Dùng MODE 7 giải bài tập giao thoa sóng ánh sáng

PHẦN III. TÌM GIÁ TRỊ TỨC THỜI CỦA HÀM ĐIỀU HÕA

  • Tìm ly độ tức thời trong dao động điều hòa - độ lệch pha
  • Tìm giá trị tức thời trong dao động điện - độ lệch pha
  • Tìm độ lệch tức thời tại một điểm của sóng trong sự truyền sóng cơ

PHẦN IV. DÙNG MÁY TÍNH TÌM BỘI CHUNG NHỎ NHẤT (BCNN) VÀ ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT (UCLN) CỦA 2 SỐ

Áp dụng trong bài tập tìm khoảng vân trùng khi giao thoa ánh sáng với 2 hoặc 3 bức xạ đơn sắc. 

PHẦN V. TÌM NHANH ĐẠI LƯỢNG CHƯA BIẾT TRONG BIỂU THỨC

PHẦN VI: DÙNG CÁC HẰNG SỐ CÀI ĐẶT SẴN TRONG MÁY TINH

  • Các hằng số VẬT LÝ và ĐỔI ĐƠN VỊ VẬT LÝ

PHẦN VII: DÙNG TÍCH PHÂN TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÕA

Phương pháp giải nhanh trắc nghiệm Vật lý bằng máy tính Casio

XEM VÀ TẢI PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ BẰNG MÁY TÍNH CASIO TẠI ĐÂY

Suzy