Các vấn đề có thể so sánh

Nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, hàng ngày bạn có thể bắt gặp hàng trăm trạng thái chia sẻ những khoảnh khắc đẹp, những thành công của bạn bè, người quen và thật tự nhiên điều này dẫn đến việc bạn so sánh bản thân mình với họ. Trong hầu hết các trường hợp, việc liên tục so sánh bản thân mình, đặc biệt là sự nghiệp của bạn với người khác là một thói quen có hại. Dưới đây là những lí do vì sao bạn nên loại bỏ nó, hãy cùng tham khảo nhé!

Bạn và họ làm công việc khác nhau

Bạn vừa nghe thông tin rằng một người bạn vừa trở thành sếp cho một công ty tên tuổi. Thay vì tự hào, bạn lập tức có cảm giác ghen tị bởi có lẽ họ kiếm được rất nhiều tiền và ước rằng mình cũng có được một công việc “siêu ấn tượng” như họ. Nhưng hãy nghĩ lại, bạn thậm chí không làm một công việc giống họ và cũng chưa bao giờ muốn làm việc trong lĩnh vực của họ. So sánh bản thân với người khác là một chuyện nhưng làm như vậy khi đối phương có bối cảnh hay ngành nghề thậm chí không liên quan chỉ là một sự lãng phí thời gian.

Các vấn đề có thể so sánh

Thay vào đó, hãy tìm những người có ảnh hưởng hoặc các chuyên gia thành đạt trong lĩnh vực của bạn – người thực sự thúc đẩy và truyền cảm hứng cho bạn – để học hỏi nhằm đạt được thành công tương tự. So sánh “táo” với “cam” hoàn toàn không mang tính xây dựng.

Bạn không biết phía sau “cánh cửa” công việc của họ

Có thể một trong những người bạn của bạn có công việc khá tuyệt vời và họ luôn đăng bài về các đặc quyền và cơ hội thú vị của họ. Những điều này có thể đủ để khiến bạn ghen tị nhưng đừng như vậy – mọi thứ có thể trông hoàn hảo nhưng bạn không bao giờ thực sự biết những gì đang diễn ra trong công việc mà họ không nói đến. Bất kỳ công việc nào cũng có những khó khăn, khiến họ lo lắng, sợ hãi và họ không nói về những điều này bởi họ không muốn bị đánh giá là thiếu năng lực, hơn nữa đề cập đến các khó khăn không thu hút bằng việc nói về những điều thú vị. Nếu so sánh bản thân với một công việc không tuyệt vời như vẻ ngoài của nó, đó chỉ là một hành động gây lãng phí năng lượng.

Làm giảm sự tự tin của bạn

Liên tục nghĩ rằng công việc của người khác tốt hơn của bạn rất nhiều không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu với việc làm hiện tại của bạn mà nó còn khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn về các lựa chọn cá nhân dẫn bạn đến công việc đó. Kiểu suy nghĩ này có thể làm giảm sự tự tin và gây xáo trộn sự nghiệp của bạn. Nếu bạn hài lòng hoặc ít nhất là ổn định với công việc trước đây thì bây giờ bạn sẽ bắt đầu nhận thấy tất cả các khía cạnh tiêu cực – điều mà trước đây bạn không chú ý đến. Bạn bắt đầu so sánh lịch trình của mình, cấp trên, trách nhiệm, đặc quyền và tất cả các thứ nhỏ nhặt khác.

Các vấn đề có thể so sánh

Vì tự tin là một phần thiết yếu để tăng năng suất và phát triển trong sự nghiệp nên nếu không tự tin, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối. Thêm vào đó, nếu bạn đạt được thành công nào đó thì cũng rất khó để bạn tận hưởng bởi đã dành toàn bộ thời gian để suy nghĩ về việc người khác đã làm tốt hơn bạn như thế nào.

Không tập trung vào công việc của mình

Ngoài việc khiến bạn phải suy nghĩ lại quyết định nghề nghiệp đã từng đưa ra thì việc so sánh sự nghiệp với người khác cũng khiến bạn mất tập trung vào công việc. Thay vì cố gắng tập trung vào các khía cạnh tích cực của công việc hoặc chú ý đến danh sách việc cần làm, thì bạn đang lãng phí thời gian để suy nghĩ về điều tuyệt vời mà người khác đang làm tại thời điểm đó. Tuyệt vời cho họ nhưng không tuyệt vời dành cho bạn khi bạn phải nói với sếp rằng không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Đừng để sự ghen tị cản trở con đường phát triển của bạn nhé.

So sánh không giúp bạn thành công

Với một liều lượng nhỏ, tinh thần cạnh tranh có thể thúc đẩy bạn làm tốt hơn và chăm chỉ hơn -hai phẩm chất có thể dẫn đến thành công. Nhưng quá nhiều sự cạnh tranh và so sánh thì ngược lại, nó làm cho bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân. Nếu bạn muốn sự nghiệp của mình trở nên thú vị hoặc hứa hẹn hơn, bạn cần phải tập trung vào bản thân mình. Tập trung vào người khác là không bao giờ là điều giúp bạn đạt được thành công.

Trong thời kỳ mà hầu như địa hạt nào cũng được toàn cầu hoá, người ta không ngần ngại khẳng định, hoặc tái khẳng định, rằng văn học của mọi quốc gia không thể đứng biệt lập, nó nằm trong Cộng hoà văn chương thế giới. Nói cách khác, dù muốn dù không, văn học quốc gia không thu mình trong tháp ngà của dân tộc trung tâm luận mà nó nằm trong các mối quan hệ phức tạp. Tương tự như vậy, một trào lưu văn học của một đất nước, một nhà văn, một tác phẩm nào đó cũng không thể nằm ngoài hệ thống các mối quan hệ chằng chịt. Các nền văn học, các trào lưu văn học, các nhà văn, các văn bản văn học tiếp xúc với nhau, giao thoa với nhau, ảnh hưởng tới nhau, thậm chí xung đột với nhau... Cũng tương tự như vậy, bản thân văn học cũng không thể co ro trong bộ áo choàng mỹ miều của mình mà chịu ảnh hưởng của các loại hình nghệ thuật khác, và những yếu tố phi văn học khác. Văn học so sánh là một chuyên ngành có khả năng giải thích và nghiên cứu những mối quan hệ đó.

Có thể nói, ở Việt Nam ta, vì nhiều lý do khác nhau, lý luận văn học so sánh rất bị xem nhẹ. Điều này trước hết được thể hiện ở số lượng công trình có thể xếp loại vào chuyên ngành văn học này. Theo Trần Đình Sử, “Số tác phẩm nghiên cứu so sánh về văn học Việt Nam ở nước ngoài đến nay chưa được thống kê, tập hợp. Đó là một con số quá ít, đề tài lại rời rạc, phân tán, chưa tập trung, chưa đủ để nhận thức tính quốc tế và các mối quan hệ quốc tế của văn học Việt Nam”1 Theo chúng tôi, sở dĩ văn học so sánh chưa được đánh giá đúng mức như vậy là vì nhiều lý do. Dưới sự tác động của yếu tố truyền thống, phong tục tập quán, chiến tranh, văn hoá Việt Nam đã có một thời hoặc là thu mình trong dân tộc trung tâm luận, hoặc co lại trong phức cảm tự ti của một “nước nhược tiểu” trước sự lộng lẫy của các nền văn học phương Tây như Pháp, Đức v.v... Thêm vào đó, lý luận văn học so sánh, cũng như lý luận văn học thuần tuý ở Việt Nam chưa tìm tiếng nói chung với các nước khác trên thế giới. Trong một thời gian dài, giới nghiên cứu Việt Nam hiểu về vai trò và chức năng của văn học so sánh chưa được tường tận. Trương Đăng Dung, trong bài báo “Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh”2 định nghĩa rằng: “Văn học so sánh là một trong những ngành khoa học văn học nghiên cứu mối quan hệ qua lại cũng như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới”. Tương tự, Nguyễn Văn Dân, trong cuốn “Lí luận văn học so sánh”3, cho rằng, “Văn học so sánh có thể được định nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc”. Thực ra, như chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau, phạm vi nghiên cứu của văn học so sánh rộng lớn hơn nhiều.

“Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một truyền thống”.

Daniel-Henri Pageaux

“Khi không còn mối quan hệ nào nữa, cho dù đó là quan hệ của một người nào đó với một văn bản, của một tác phẩm nào đó với môi trường tiếp nhận, của một đất nước nào với một du khách, thì khi đó phạm vi của văn học so sánh mới kết thúc...

M.-F. Guyard

Khi chỉ giới hạn văn học so sánh ở việc nghiên cứu quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, chúng ta chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực không phải là “sở trường”, đó là tiếp nhận văn học nước ngoài. Định nghĩa mà Trương Đăng Dung hay Nguyễn Văn Dân đã đưa ra về văn học so sánh chưa đầy đủ ở chỗ văn học so sánh còn đối chiếu văn học với các loại hình nghệ thuật khác (điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc v.v…), còn so sánh những tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả, những tác giả khác nhau của cùng một trào lưu, những trào lưu khác nhau của cùng một dân tộc v.v… Chính vì lý do đó, chúng tôi thấy định nghĩa sau đây của Daniel-Henri Pageaux là đầy đủ hơn: “Văn học so sánh là chuyên ngành nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng, quan hệ họ hàng hay ảnh hưởng giữa văn học với các lĩnh vực nghệ thuật hay các lĩnh vực tư duy khác, giữa các sự kiện hay văn bản văn học, những mối quan hệ này có thể gần hay xa, trong không gian hay trong thời gian, miễn là chúng thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, hoặc nhiều văn hoá khác nhau, cho dù có chung một truyền thống”.4 Như vậy, khi chúng ta so sánh một tiểu thuyết nào đó với bộ phim được dựng theo tiểu thuyết này, khi chúng ta đối chiếu các tiểu thuyết của Jean-Paul Sartre với triết học hiện sinh hay tìm hiểu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc tới văn học Việt Nam là chúng ta đang nghiên cứu văn học so sánh.

Phạm vi nghiên cứu của văn học so sánh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, dưới những hình thức khác nhau và bằng nhiều phương pháp khác nhau. M.-F. Guyard đã viết vào năm 1951 rằng: “Khi không còn mối quan hệ nào nữa, cho dù đó là quan hệ của một người nào đó với một văn bản, của một tác phẩm nào đó với môi trường tiếp nhận, của một đất nước nào với một du khách, thì khi đó phạm vi của văn học so sánh mới kết thúc...”5