Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Đường Phạm Văn Đồng bắt đầu từ biểu tượng cầu Thăng Long đầi cầu phía nam đến ngã tư đường Xuân Thủy, trên quốc lộ 32.

Đường Phạm Văn Đồng dài 5.200m, rộng 23m.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Đường chạy trên đất các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Nghĩa Đô, Dịch Vọng của huyện Từ Liêm trước.

Nay thuộc địa bàn các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm và các phường Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng - quận Cầu Giấy.

Tên gọi trước dây là đường Nam Thăng Long (đường ở phía nam cầu Thăng Long).

Tên đường mới đặt tháng 7/2001.

Phạm Văn Đồng (1906-2000) bí danh là Tô, sinh tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi. Năm 1926 đi huấn luyện tại Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chứ, gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1927 về hoạt động ở Sài Gòn được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ rồi Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1929, đại biểu dự Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hương Cảng, trở về Sài Gòn bị Pháp bắt, kết án tù 10 năm Côn Đảo. Do phong trào Mặt trận Bình dân Pháp năm 1936, được trả tự do về hoạt động công khai ở Hà Nội. Năm 1940 sang Côn Minh gặp Nguyễn Ái Quốc, vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1942 về Cao Bằng xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng. Năm 1945 dự Đại hội Quốc dân Tân Trào, tham gia Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Sau cách mạng thành công, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền Nhân dân: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtenơblô, Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ, Phó Thủ tướng, Trưởng phái đàon Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Từ năm 1955-1987 là Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, là đại biểu QUốc hội từ khóa I đến khóa VII (1946-1987). Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, trong đó 50 năm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, từ Ủy viên dự khuyết đến Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị và Cố vấn Ban Chấp hành (1947-1997).

Ông là người cộng sản chân chính được toàn Đảng, toàn dân mến phục, bạn bè thế giới ca ngợi. Ông mất tại Hà Nội ngày 29/4/2000, thọ 95 tuổi.

Văn bản số 367/VPBCĐ-V.IV ngày 11/1/2013 gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, do Phó Chánh văn phòng Phạm Anh Tuấn ký nêu rõ: “Văn phòng Ban chỉ đạo (BCĐ) về phòng, chống tham nhũng nhận được đơn của đại diện 11 hộ dân, trú tại tổ 57, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội (đồng gửi Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban, Phó Thủ tướng Chính phủ - Phó Trưởng ban BCĐ về phòng, chống tham nhũng), nội dung phản ánh:

Năm 1990, các hộ dân trên được UBND xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm cấp đất làm nhà ở theo tiêu chuẩn đất giãn dân và ở từ đó đến nay; mặc dù nhà xuống cấp nghiêm trọng, đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc giấy phép sửa chữa, xây dựng nhà vì lý do đất quy hoạch nằm trong dự án.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Văn bản đề nghị giải quyết của Văn phòng BCĐ Trung ương về phòng chống tham nhũng gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Qua tìm hiểu được biết, nơi ở của các hộ dân trên thuộc dự án được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4029/QĐ - UB ngày 14/8/2000 (dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng, quận Cầu Giấy); Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 05/QĐ - TTg ngày 5/1/2001 giao đất cho Công ty kinh doanh nhà số 3 (nay là Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) để xây dựng dựng Khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Các hộ gia đình đề nghị Thủ tướng Chính phủ - Trưởng BCĐ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Phó Trưởng BCĐ về phòng, chống tham nhũng, Văn phòng BCĐ Trung ương về phòng chống tham nhũng, UBND TP. Hà Nội sớm có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra xác minh làm rõ những nội dung nêu trong đơn và đề nghị:

Nếu dự án không thể hoặc không nên triển khai tiếp thì xem xét và giải quyết cho các hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và được phép xây dựng nhà ở kiên cố, an toàn, ổn định trên mảnh đất họ đã được giao quyền sử dụng hợp pháp.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Vợ chồng ông Phạm Đức Hy chỉ mơ ước có được cuốn sổ đỏ lúc cuối đời

Nếu dự án xây kinh doanh, thương mại được triển khai hợp pháp, đúng quy định, các hộ gia đình trên cam kết ủng hộ và tham gia thực hiện theo phần nghĩa vụ của mình nhưng cần có sự thỏa thuận rõ ràng, cụ thể, tạo sự đồng thuận của người dân.

Văn phòng BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng xin chuyển đơn kiến nghị của các hộ gia đình nêu trên đến đồng chí Chủ tịch UBND TP. Hà Nội để chỉ đạo kiểm tra, làm rõ những nội dung phản ánh trong đơn và xử lý những nội dung kiến nghị, trả lời cho công dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà nước và công dân”.

Trước đó, ngày 7/11/2012, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Phạm Chí Công đã ký công văn số 8884/UBND - TNMT gửi UBND quận Cầu Giấy truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh đối với vụ việc này. Lãnh đạo TP. Hà Nội giao UBND quận Cầu Giấy kiểm tra, làm rõ theo phản ánh của báo điện tử Dân trí để xem xét và ra văn bản trả lời các hộ dân, thông tin cho báo điện tử Dân trí được biết, báo cáo kết quả về UBND Thành phố.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Danh sách các hộ gia đình tổ 57 được cấp đất năm 1990

Như thông tin đã đưa, trong đơn đề nghị của 11 hộ gia đình cư trú ổn định ở khu tập thể giáo viên tổ 57 phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội gửi đến báo Dân trí: Khu tập thể giáo viên Tổ 57 được hình thành từ cuối năm 1990, các hộ gia đình đều có quyết định cấp đất của Chủ tịch UBND xã Dịch Vọng khi đó là ông Nguyễn Mạnh Hiến. Kể từ khi được cấp đất, hàng năm các hộ gia đình đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định Nhà nước. Nhưng suốt 21 năm qua, quyền lợi tối thiểu mà các hộ dânmơ ướcđếntấm sổ đỏ vẫn là thứ xa vời, nhiều gia đình muốn sửa chữa lại ngôi nhà cấp 4 đang xuống cấp cũng không được chính quyền “bút phê”.

Theo quyết định phân đất số 24/QĐ-UB ký ngày 10/12/1990 của UBND xã Dịch Vọng, cả xã có 16 hộ gia đình được cấp đất, trong đó có 8 hộ được cấp đất tại tổ 57 gồm: Phan Đăng Tiện, Phạm Đức Hy, Vũ Thị Liên, Bùi Thị Phiến, Đặng Thị Kim Thoa, Phạm Thị Kim Liên, Hoàng Thị Bản, Triệu Đức Thâm. Đến ngày 31/1/1991, UBND xã Dịch Vọng tiếp tục ký quyết định cấp đất cho 2 cán bộ khác là Lê Văn Thư, Vũ Đức Ngân. Ngày 17/11/1992, UBND xã Dịch Vọng ban hành thêm quyết định cấp đất cho ông Nguyễn Minh Yến.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

11 hộ dân tổ 57 sống cảnh "vô chủ" ngay trên mảnh đất của mình

Kể từ khi được cấp đất và xây nhà đến nay, chưa có gia đình nào sang nhượng, mua bán. Hàng năm, tất cả 11 hộ gia đình tđều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước, nghiêm túc thực hiện quy định ghi trong quyết định cấp đất của chính quyền địa phương. Trong bản đồ địa chính của phường Dịch Vọng cũng thể hiện rõ phần đất mà 11 hộ gia đình đang sử dụng ổn định từ cuối năm 1990 đến nay.

Vào các năm 1997 và 2003, các hộ gia đình sinh sống tại khu tập thể giáo viên tổ 57, phường Dịch Vọng đã nộp đơn đề nghị UBND phường Dịch Vọng làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ, bởi đây là khối tài sản hợp pháp của các hộ và được Nhà nước công nhận. Nhưng mong muốn của các hộ dân đã không được chính quyền sở tại giải quyết với lý do, khu nhà tập thể các hộ dân đang ở nằm trong dự án đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng.

Nhận được thông tin từ UBND phường Dịch Vọng, các hộ dân khu tập thể giáo viên tổ 57 mới đi tìm hiểu thông tin về dự án khu đô thị Nghĩa Đô - Dịch Vọng được TP. Hà Nội phê duyệt vào ngày 14/8/2000. Trong dự án được phê duyệt, Công ty Kinh doanh nhà số 3 thuộc Sở Địa chính nhà đất Hà Nội, nay chuyển thành Công ty TNHHMTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư dự án khu đô thị Nghĩa Đô - Dịch Vọng. Thời gian hoàn thành dự án được quy định kéo dài từ quý IV/2000 đến quý IV/2005.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Người dân khu tập thể giáo viên điêu đứng vì dự án "treo"

Theo ghi nhận, đến thời điểm này Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã thực hiện xong phần lớn các hạng mục thuộc dự án, đã bán và đưa vào sử dụng nhà từ trước năm 2005. Riêng khu đất thuộc lô C dự án, nơi 11 hộ dân khu tập thể giáo viên tổ 57, phường Dịch Vọng đang sử dụng vẫn “giậm chân tại chỗ” và chưa có dấu hiệu sẽ triển khai.

Trao đổi với PV Dân trí, tổ trưởng tổ dân phố 57, ông Triệu Đức Thâm cho biết: “Là chủ sở hữu hợp pháp của khu đất và luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, chúng tôi có quyền được ổn định cuộc sống như những khu dân cư khác. Nếu chưa xem xét cấp sổ đỏ, chính quyền cần cho người dân sửa chữa nhà để sinh hoạt cho an toàn. Hiện cả dẫy nhà đều xuống cấp nghiêm trọng, nếu xảy ra tai nạn thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm?”.

Các tổ ở phường dịch vọng dc chia thế nào năm 2024

Văn bản chỉ đạo giải quyết của TP. Hà Nội chưa được quận

Cầu Giấy hồi âm

Các hộ gia đình đề nghị cơ quan chức năng làm rõ việc xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm cấp đất ở cho 11 hộ gia đình từ cuối năm 1990 có phải là tài sản chính đáng và hợp pháp của các gia đình không? Trong quá trình sử dụng đất từ khi được cấp đến nay, người dân có sai phạm gì không? Trong trường hợp không sai phạm, vì sao đến nay người dân khu tập thể giáo viên Tổ 57 phường Dịch Vọng chưa được cấp sổ đỏ, không được phép xây dựng sửa chữa nhà?

Thực tế việc thực hiện quy hoạch dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Nghĩa Đô - Dịch Vọng diễn ra như thế nào? Đến nay quy hoạch còn giá trị thực hiện không? Việc chủ đầu tư thay đổi thiết kế và thông báo kế hoạch xây dựng toà nhà 21 tầng trên đất của các hộ gia đình có được các cơ quan chức năng quản lý cho phép không? Tại sao khi được yêu cầu xuất trình các văn bản liên quan để làm căn cứ thoả thuận đền bù, tái định cư thì chủ đầu tư lại tránh né, không chấp nhận xuất trình?