Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì năm 2024

Đa phần các loại thuốc cải thiện thoái hóa cột sống được khuyến cáo là có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí tăng nguy cơ suy tim, suy gan, thận, ảnh hưởng thần kinh… Những tác dụng phụ nào bạn cần đặc biệt chú ý ?

Khi cột sống thoái hóa nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp nhiều ngày, bác sĩ có thể sẽ phải cho người bệnh dùng thuốc điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc này được khuyến cáo là có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí tăng nguy cơ suy tim, suy gan, thận, ảnh hưởng thần kinh…

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc trị thoái hóa cột sống

Dưới đây là tác dụng phụ của các loại thuốc chữa thoái hóa khớp cột sống

Thuốc cải thiện thoái hóa cột sống theo triệu chứng bao gồm thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ… kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm.

– Thuốc giảm đau: Theo bậc thang tác dụng giảm đau của thuốc điều trị thoái hóa cột sống mà WHO phân chia: đầu tiên là Paracetamol, tiếp theo là Paracetamol kết hợp với Codein hoặc kết hợp với Tramadol; tác dụng mạnh hơn nữa là Opiat và dẫn xuất của Opiat. WHO cũng đặc biệt khuyến cáo, dùng nhiều các loại thuốc giảm đau, bệnh nhân thoái hóa cột sống có nguy cơ gặp các vấn đề về gan hoặc gây nghiện.

– Thuốc chống viêm không steroid điều trị thoái hóa cột sống: Bao gồm Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib… Bác sĩ cải thiện có thể cho dùng dạng ống tiêm bắp 2- 3 ngày đầu nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó mới chuyển sang dùng thuốc này dạng đường uống. Cần thận trọng khi dùng Celecoxib và Etoricoxib cho bệnh nhân có bệnh tim mạch và người cao tuổi. Tuyệt đối không phối hợp các loại thuốc điều trị thoái hóa cột sống trong nhóm này vì chúng có thể không tăng hiệu quả cải thiện mà còn khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ hơn (viêm loét tiêu hóa, gây độc gan, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, ù tai, lú lẫn, trầm cảm…).

Có thể bệnh nhận được cho dùng thêm thuốc chống viêm điều trị thoái hóa cột sống bôi ngoài da như: Diclofenac gel, Profenid gel, xoa 2-3 lần/ngày tại vị trí đau.

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì năm 2024

Không phối hợp các loại thuốc kháng viêm điều trị thoái hóa cột sống.

– Thuốc giãn cơ: Eperison hoặc Tolperisone. tác dụng ngoại ý có thể xảy ra khi dùng thuốc là rối loạn chức năng gan, thận, phát ban, buồn ngủ hoặc mất ngủ, nhức đầu, co cứng cơ, run đầu chi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu…

– Thuốc cải thiện triệu chứng tác dụng chậm: Các loại thuốc này thường được dùng kéo dài trong nhiều năm.

+ Glucosamine sulfate và Chondroitin sulfate.

+ Thuốc ức chế IL1: Diacerhein. Tác dụng phụ thường gặp là tăng huyết áp tạm thời, đau dạ dày, phù mi mắt, phù chi dưới, hen suyễn, đầy hơi, phân mềm, thấy khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, da bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

– Tiêm corticoid tại chỗ: tiêm ngoài màng cứng bằng Hydrocortison Acetate, hoặc Methyl Prednisolon Acetate trong trường hợp đau thần kinh tọa, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp liên mấu (dưới màn tăng sáng hoặc dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính). Tác dụng phụ có thể gặp phải: viêm loét dạ dày tá tràng; đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp; hội chứng Cuhsing; tăng đường máu, giữ nước, mất kali, mất calci; tăng huyết áp, suy tim mất bù; kích thích hoặc trầm cảm; tăng nguy cơ nhiễm trùng; loãng xương, yếu cơ. Corticoid có thể gây ra “hội chứng cai” khi ngưng dùng thuốc đột ngột.

Ngày nay, không ít người vẫn giữ quan điểm sử dụng thuốc để xoa dịu cơn đau do cột sống bị thoái hóa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thuốc trị thoái hóa cột sống không thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn.

Thoái hóa cột sống phát sinh khi một phần cấu trúc của bộ phận này mất dần theo thời gian, dẫn đến hệ quả suy giảm chức năng cột sống.

Một người mắc phải căn bệnh này có khả năng phải chịu đựng hàng loạt triệu chứng khó chịu vô cùng, bao gồm:

Thoái hóa cột sống cổ:

  • Đau nhức cổ, cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, có thể lan xuống vai hoặc cánh tay
  • Khó khăn khi vận động cổ
  • Tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay; mất cảm giác đôi bàn tay
  • Nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1-C2, bệnh nhân có thể bị đau đầu, chóng mặt

Thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Đau vùng quanh thắt lưng âm ỉ kéo dài
  • Cơn đau tăng khi ngồi lâu, khi xoay người hoặc khiêng vác đồ vật
  • Khi bệnh nặng hơn, các cơn đau có thể lan xuống hông và chân, gây tê liệt, yếu chân, hạn chế vận động

Những biểu hiện trên hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời, nếu kéo dài, chúng còn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ luôn nhấn mạnh việc chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống ngay từ đầu.

Hiện nay có nhiều phương hướng điều trị thoái hóa cột sống, trong số đó, hầu hết sử dụng thuốc trị thoái hóa cột sống.

1. Thuốc trị thoái hóa cột sống và những điều bạn cần biết

Khi nhắc đến thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống, nhiều người thường nghĩ đến:

  • Thuốc giảm đau như paracetamol
  • Thuốc kháng viêm (aspirin, ibuprofen…)
  • Chất bổ sung hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, ví dụ như glucosamine sulfate và chondroitin sulfate

Không những vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ còn đề xuất một vài bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng thảo dược với mục đích làm chậm quá trình lão hóa của các đốt xương.

Tuy nhiên, bạn sẽ cần lưu ý tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc như thế nào (liều lượng, thời gian uống…) để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Việc tự ý thay đổi liều lượng thuốc thực tế không có tác dụng nâng cao hiệu quả thuyên giảm tình trạng thoái hóa cột sống. Thay vào đó, điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể bằng cách gây tổn thương nghiêm trọng cho hàng loạt cơ quan, bao gồm dạ dày, gan và thậm chí là cả thận.

Ngoài ra, bạn cũng không nên phối hợp sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống với những hoạt chất bổ sung hay thuốc không kê đơn mà không có hướng dẫn từ bác sĩ. Hành động tự ý này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn do các hoạt chất trong thuốc tương tác với nhau, từ đó khiến sức khỏe càng suy yếu.

Có thể bạn quan tâm:
Những thói quen giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống Người bị thoái hóa cột sống tập thể dục sao cho hiệu quả? TOP thực phẩm dành cho người bị thoái hóa cột sống

2. Liệu thuốc đặc trị thoái hóa cột sống có đem lại hiệu quả như mong đợi?

Phần lớn trường hợp, tuổi tác là nguyên nhân đứng đằng sau tình trạng thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe này còn dễ dàng xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động khác, ví dụ như:

  • Chấn thương cột sống
  • Béo phì
  • Ngồi hoặc đi đứng sai tư thế, khiến cột sống mất đường cong sinh lý
    Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì năm 2024
    Béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Như vậy, có thể thấy khái niệm về thuốc đặc trị thoái hóa cột sống dường như không tồn tại. Những loại thuốc được đề cập bên trên chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, thông qua đó giải quyết phần ngọn của vấn đề mà bạn gặp phải. Điều này cũng tương tự đối với lựa chọn phẫu thuật, một phương pháp trị liệu y tế khác.

Vậy, đâu mới là giải pháp hữu hiệu cho người bị thoái hóa cột sống?

3. Điều trị thoái hóa cột sống không dùng thuốc hoặc phẫu thuật: một hướng đi mới

Bị thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì năm 2024
Kỹ thuật nắn chỉnh cột sống đưa đốt sống vào đúng vị trí

Hiện nay, ở nhiều quốc gia tiên tiến, mọi người thường lựa chọn các biện pháp không dùng thuốc hay phẫu thuật để điều trị những vấn đề về cơ xương khớp, bao gồm thoái hóa cột sống. Với tính chất không xâm lấn, Trị liệu thần kinh cột sống là một trong các lựa chọn được ưa chuộng nhất.

Ngoài ra, xác định vị trí thương tổn cũng là một phần của trị liệu thần kinh cột sống. Nhờ vậy, các chuyên gia có thể nắn chỉnh lại phần cấu trúc sai lệch của cột sống liên quan đến thoái hóa, từ đó kích hoạt cơ chế tự làm lành của cơ thể và giải quyết triệt để nguồn gốc cơn đau, đồng thời làm chậm tốc độ của quá trình thoái hóa cột sống theo thời gian.

4. Khám thoái hóa cột sống bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống ở đâu là tốt nhất?

Ở Việt Nam hiện có nhiều trung tâm, cơ sở y tế áp dụng hướng điều trị tân tiến trên. Trong đó, khi nói về đơn vị chuyên khoa uy tín nhất, hầu hết người bệnh đều tin tưởng lựa chọn Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống để điều trị thoái hóa cột sống với những ưu thế nổi bật như:

  • Tỷ lệ điều trị thành công lên đến 95%.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm sẽ đánh giá kỹ lưỡng thể trạng hiện tại của người bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị riêng, hiệu quả cho từng trường hợp.
  • Để giúp người bệnh sớm quay về cuộc sống thường ngày, các chuyên gia ở đây còn kết hợp điều trị với chương trình tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng với sự trợ giúp từ nhiều thiết bị hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV…
  • Đặc biệt, người bệnh mất khả năng đi lại còn có cơ hội hồi phục với liệu trình liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Chương trình trị liệu này bao gồm bảy bước với sự góp mặt của bốn loại máy giảm áp có thiết kế linh hoạt, hỗ trợ giảm áp cho nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
  • Trong khu vực Đông Nam Á, phòng khám ACC tại Việt Nam là đơn vị chuyên khoa duy nhất sở hữu hệ thống thiết bị Pneumex PneuBack.

Qua bài viết trên, bạn có thể thấy rằng dùng thuốc trị thoái hóa cột sống không phải là lựa chọn lý tưởng vì nó không giúp chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau nhức, tê yếu khó chịu. Do đó, nếu bạn nghi ngờ cột sống của mình đang có dấu hiệu thoái hóa, đừng ngần ngại tìm đến các chuyên gia uy tín để được điều trị hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể nhé.

Thoái hóa cột sống nên bổ sung thuốc gì?

Ngoài bổ sung canxi thì người bị thoái hoá cột sống nên bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết có nhiều trong các loại ngũ cốc. Những dưỡng chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Thoái hóa đốt sống cổ có ảnh hưởng gì không?

Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Mất ngủ: Bệnh nhân bị đau nhiều cả khi nghỉ ngơi, dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, thậm chí gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ; Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh sẽ gây tê liệt ở 1 hoặc 2 bên cánh tay.

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

Người gặp các vấn đề về thoái hóa đốt sống lưng được khuyên nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, và các loại ngũ cốc. Ví dụ, bông cải xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C giúp xương khớp chắc khỏe, cà rốt chứa nhiều vitamin A và E – đây là hai nguyên tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và các đầu xương.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh – Lumbar Degenerative Disease) là bệnh lý xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ, gây đau âm ỉ không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng, và khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm.