Các thủ tục và hướng dẫn báo cáo sáng kiến năm 2024

Cho tôi hỏi theo quy định mới của Viện kiểm sát, thì việc xét, đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Quyết định 619/QĐ-VKSTC năm 2019' onclick="vbclick('695CD', '315450');" target='_blank'>Điều 15 Quyết định 619/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định trình tự, thủ tục xét, đề nghị công nhận sáng kiến đối với cấp cơ sở như sau:

- Nộp hồ sơ đề nghị xét, công nhận sáng kiến

+ Tác giả (nhóm tác giả) nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Quy chế này đến Thường trực Hội đồng của cơ quan, đơn vị;

+ Thời gian nộp hồ sơ do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

- Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thường trực Hội đồng thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ.

- Họp Hội đồng để xét, đề nghị công nhận sáng kiến

+ Thường trực Hội đồng gửi hồ sơ và bản tổng hợp sáng kiến của các cá nhân đủ điều kiện đến các thành viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp Hội đồng ít nhất 03 ngày làm việc;

+ Hội đồng họp xem xét, đánh giá nội dung sáng kiến để quyết định trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công nhận hoặc không công nhận sáng kiến. Thời gian họp Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định;

+ Chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ khi có kết quả xét, đề nghị công nhận sáng kiến, Thường trực Hội đồng thông báo công khai tại cơ quan, đơn vị để cá nhân có sáng kiến biết. Thời hạn thông báo công khai là 03 ngày làm việc.

- Quyết định công nhận sáng kiến

+ Hết thời hạn thông báo công khai, nếu không có khiếu nại, tố cáo, Thường trực Hội đồng tổng hợp và hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Hội đồng trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận sáng kiến (theo mẫu 05).

+ Trường hợp có khiếu nại, tố cáo, Thường trực Hội đồng báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định việc giải quyết theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này.

  1. Việc xem xét, đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, do Hội đồng sáng kiến các cấp thực hiện.
  1. Sáng kiến trước khi được đề nghị đánh giá và công nhận phạm vi ảnh hưởng ở các cấp, phải được đơn vị cơ sở công nhận và được cấp giấy chứng nhận.

Đối với sáng kiến có nhiều tác giả, thì kết quả đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến để phục vụ công tác thi đua khen thưởng chỉ ghi nhận đối với các tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 20% trở lên. Ngoại trừ, các sáng kiến là các giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ do Thành phố giao và có phạm vi ảnh hưởng đặc biệt sâu rộng đến toàn Thành phố. Trong trường hợp này, trong bản mô tả cần có thuyết minh nội dung đóng góp của các tác giả trong quá trình thực hiện.

  1. Các sáng kiến sao chép của tác giả khác sẽ không được xem xét đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng. Sáng kiến đã được đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng nhưng bị phát hiện có sự sao chép nội dung hoặc bị phát hiện là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác thì Hội đồng sẽ quyết định hủy bỏ kết quả đã đánh giá.

2. Trình tự xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

  1. Trình tự xét công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở:

Bước 1: Đơn vị cơ sở có thẩm quyền công nhận sáng kiến tiếp nhận hồ sơ, gồm:

- Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (tham khảo Phụ lục I);

- Bản mô tả nội dung cơ bản của sáng kiến (tham khảo Phụ lục II);

- Các chứng cứ áp dụng và các tài liệu minh họa như: các bản đánh giá, nhận xét về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến...(nếu có).

Bước 2: Công nhận sáng kiến tại đơn vị cơ sở theo ba tiêu chí:

+ Có tính mới tại đơn vị cơ sở;

+ Đã được áp dụng tại đơn vị cơ sở đó;

+ Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực.

Bước 3: Đề xuất và gửi báo cáo sáng kiến (tham khảo Phụ lục III) đối với các sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng ở các cấp dựa trên:

+ Các chứng cứ chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra bên ngoài;

+ Các thuyết minh của tác giả, đồng tác giả về phạm vi ảnh hưởng.

  1. Trình tự xét công nhận, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến tại các đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, gồm:

- Danh sách sáng kiến đề nghị đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng (theo mẫu tại Phụ lục III) của các đơn vị cơ sở;

- Bản mô tả nội dung cơ bản của từng sáng kiến được đề xuất công nhận phạm vi ảnh hưởng kèm theo chứng cứ áp dụng như: các bản đánh giá, nhận xét, tài liệu minh họa về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến … (nếu có).

Bước 2: Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến dựa trên các nội dung hoặc tài liệu sau:

- Các chứng cứ hoặc thuyết minh về việc chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng sáng kiến ngoài phạm vi đơn vị cơ sở;

- Các bằng chứng hoặc thuyết minh về quy mô, số lượng tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ việc áp dụng sáng kiến.

Bước 3: Ban hành Quyết định công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng tại cơ sở và gửi báo cáo, đề xuất sáng kiến (tham khảo Phụ lục III) có phạm vi ảnh hưởng toàn thành phố cho Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố.

- Đối với các sáng kiến được xem xét đặc cách theo quy định riêng của các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ thì không phải qua bước đánh giá mà trình Chủ tịch Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở ban hành quyết định công nhận để làm cơ sở đề xuất danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định.

  1. Trình tự xét công nhận, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc (theo Điều 9 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đề nghị xem xét phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố

và toàn quốc, được gửi đến cơ quan thường trực của Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố (là Sở Khoa học và Công nghệ, địa chỉ 244 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, email: [email protected]) bao gồm:

- Danh sách sáng kiến đề nghị đánh giá phạm vi ảnh hưởng (theo mẫu tại Phụ lục III) gồm bản giấy và bản điện tử của đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở;

- Bản mô tả nội dung cơ bản của từng sáng kiến được đề xuất công nhận phạm vi ảnh hưởng kèm theo chứng cứ áp dụng như: các bản đánh giá, nhận xét, tài liệu minh họa về hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến… (nếu có).

- Quyết định công nhận phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến của đơn vị có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở (bản sao);

Bước 2: Đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

- Tổ giúp việc giúp Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố phân loại, thẩm định nội dung đối với các sáng kiến được đề xuất;

- Cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố (Sở Khoa học và Công nghệ) lập thủ tục xin ý kiến các đồng chí thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố về xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc;

- Thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến toàn thành phố và toàn quốc.

Bước 3: Ban hành Quyết định công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng toàn thành phố và toàn quốc

Cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận sáng kiến cấp thành phố phối hợp Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố lập thủ tục, hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng xét công nhận Sáng kiến cấp thành phố ban hành quyết định công nhận dựa trên kết quả nhận xét, đánh giá của các thành viên Hội đồng xét công nhận Sáng kiến cấp thành phố đối với các đề tài khoa học được đề xuất, xin ý kiến.