Các thành phần kinh tế nhà nước


Nhận thức về vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.

Kinh tế nhà nước rộng và mạnh hơn bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Phân biệt được hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn vai trò kinh tế nhà nước là bước phát triển về nhận thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Để từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với trình độ phát triển hiện nay và trong những năm tới của lực lượng sản xuất ở nước ta, kinh tế nhà nước chỉ có thể tập trung phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ then chốt, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đặc biệt đến quốc phòng an ninh ... về quy mô nói chung thuộc loại vừa và lớn, công nghệ hiện đại, kinh doanh có hiệu quả cao.

Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) thì kinh tế nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền  kinh tế quốc dân. Vậy hiểu vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như thế nào? Theo tôi cho rằng: vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần được hiểu và thực hiện trên những phương diện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vai trò chủ đạo không phải biểu hiện ở số lượng cơ sở kinh tế của Nhà nước nhiều hay ít và cũng không phải ở tỷ trọng giá trị sản lượng do kinh tế nhà nước tạo ra chiếm bao nhiêu trong GDP. Mà vai trò chủ đạo trước hết phải được thể hiện ở trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng suất hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh cao.

Thứ hai, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường.

Thứ ba, kinh tế nhà nước độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vận tải đường không ... Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, phạm vi độc quyền của kinh tế nhà nước càng rộng bao nhiêu thì tác động tích cực của cạnh tranh càng bị thu hẹp bấy nhiêu, nghĩa là một trong những động lực mạnh nhất của kinh tế thị trường bị triệt tiêu. Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với kinh tế nhà nước độc quyền được biểu hiện cụ thể ở doanh nghiệp nhà nước nhất định, để không chuyển độc quyền của kinh tế nhà nước thành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước. Vì trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước độc quyền là để có điều kiện định hướng sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu nhất định và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Do vậy, nếu một doanh nghiệp nhà nước nào đó được độc quyền thì hoạt động của nó phải hướng tới với tính chất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước vì mục tiêu kinh tế - xã hội, vì quốc kế dân sinh, chứ không phải vì bản thân doanh nghiệp. Trong trường hợp hoạt động của doanh nghiệp không đạt được yêu cầu nói trên thì không nên trao cho doanh nghiệp đặc lợi độc quyền. Nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước độc quyền nhưng không làm triệt tiêu “luật chơi” của kinh tế thị trường và không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp nhà nước, mà hướng tới vì lợi ích kinh tế - xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới đúng nghĩa là thực hiện vai trò chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, kinh tế nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nước thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:

- Quy hoạch chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.

Thứ năm, kinh tế nhà nước hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của kinh tế nhà nước đối với các thành phần kinh tế bao gồm:

- Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của các thành phần kinh tế.

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế.

- Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết.

- Hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công  nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Duy trì kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính - tiền tệ, đất đai ... và cả ở hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để giải phóng mọi năng lực của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Trong thời kỳ bao cấp, Việt Nam chỉ có 2 thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Thế nhưng, với sự biến đổi không ngừng của xu thế phát triển thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi đáng kể đó là hình thành 4 thành phần kinh tế mũi nhọn.

Đặc điểm kinh tế của Việt Nam hiện nay

Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ, 4 thành phần kinh tế hiện nay mà nhà nước ta chú trọng là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế khác thì bình đẳng, được pháp luật bảo vệ.

Thành phần kinh tế này tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm và những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

  • Kinh tế tập thể, hợp tác xã

Kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, áp dụng những phương thức quản lý, vận hạnh và sản xuất tiên tiến. Nhà nước cũng có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thị trường.

Đối với kinh tế tư nhân, nhà nước khuyến khích thành phần này phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.

  • Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tham gia vào chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các thành phần kinh tế nhà nước

Cơ cấu 4 thành phần kinh tế Việt Nam năm 2018

>>>>Xem thêm: Nền kinh tế Trung Quốc 2018 có gì nổi bật?

4 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam

Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia lại lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn khác nhau. Trước đây, 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam là nông nghiệp, công nghiệp vừa và nhẹ, dịch vụ và kinh tế biển.

Đến năm 2018, Chính phủ Việt Nam thay đổi tầm nhìn, xác định 3 ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.

Riêng đối với ngành du lịch, ưu tiên tập trung vào 3 vấn đề chính là quảng bá nền du lịch của Việt Nam tới các thị trường lớn như châu Âu, Trung Quốc; các chính sách ưu tiên về visa để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo môi trường du lịch thân thiện.

Các thành phần kinh tế nhà nước

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn mới

>>>>Xem thêm: GDP là gì? Ý nghĩa của chỉ số GDP

4 đặc khu kinh tế Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 18 khu kinh tế (Vân Đồn, Đình Vũ – Cát Hải, Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây – Lăng Cô, Vân Phong, Nam Phú Yên, Định An, Năm Căn, Phú Quốc, Đông Nam, Ven biển Thái Bình, Ninh Cơ) và hàng trăm khu công nghiệp lớn nhỏ trên cả nước. Tuy nhiên, các khu kinh tế này chưa thể gọi là đặc khu kinh tế một cách đúng nghĩa.

Trái với những tin đồn về 4 đặc khu kinh tế Việt Nam, mới đây, Quốc hội đã cân nhắc thành lập 3 đặc khu kinh tế gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Các đặc khu kinh tế này sẽ được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư đặc biệt như giảm thuế, miễn thuế, cảng tự do… để tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Thế nhưng, để tạo được sức hút đầu tư cũng như sự thành công trong phát triển, cần có nhiều hơn các tính toán chính xác và an toàn.

Theo kỳ vọng, 3 đặc khu kinh tế khi được lan tỏa sẽ góp phần làm tăng GDP của cả địa phương và GDP bình quân đầu người. Riêng ở đặc khu kinh tế Vân Đồn, theo tính toán của các chuyên gia, với tình hình phát triển như hiện tại, mức GDP trong giai đoạn 2021 – 2030 có thể lên đến 15.53 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 25.056USD/năm.

Kinh tế Việt Nam năm 2018 được đánh giá có những bước tiến vượt bậc, nằm trong top đầu của khu vực. Kỳ vọng với những chính sách của nhà nước và sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế, GDP của Việt Nam trong năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.