Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là

Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội và có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Hiện nay, nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Chủ tịch nước được quy định như sau:

Về nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng đại diện, thay mặt nước về đối nội và đối ngoại của Chủ tịch nước:

- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSNDTC; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân;

- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế…

- Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ;

- Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Về nhóm các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc phối hợp với các thiết chế quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp của Chủ tịch nước

- Trong lĩnh vực lập pháp: Chủ tịch nước có thẩm quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua...

- Trong lĩnh vực hành pháp:

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc thành lập Chính phủ, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

- Trong lĩnh vực tư pháp

+ Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối, thẩm phán các tòa án khác; bổ nhiệm Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định đặc xá, theo quy định của Luật Đặc xá năm 2018 thì: 

“Đặc xả là sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thăn nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt”.

Với quy định này, đặc xá không bao gồm những trường hợp Chủ tịch nước ân giảm án tử hình cho người bị tòa án kết án tử hình xuống tù chung thân. Trước đó, cũng có ý kiến cho rằng đặc xá bao gồm cả việc Chủ tịch nước ân giảm án tử hình, vì vậy cần sửa đổi Luật đặc xá để bổ sung quy định này.

+ Về đại xá, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định đại xá.

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là

Mức lương của Chủ tịch nước hiện nay là bao nhiêu?

Nếu không vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020.

Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Chính phủ hoãn tăng lương cơ sở và giữ nguyên mức lương 1,49 triệu đồng từ ngày 1/7/2019 cho đến nay.

Với mức lương này áp vào bảng lương chức vụ theo Nghị quyết 730/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI, lương của các chức danh lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cấp cao không vượt quá 20 triệu đồng.

Cụ thể, lương của Chủ tịch nước cao nhất với hệ số 13,00 có mức 19,37 triệu đồng/tháng. Lương của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cùng hệ số 12,50 tương ứng hơn 18,6 triệu đồng/tháng.

Trên đây là câu trả lời của câu hỏi Chủ tịch nước có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì? Nếu còn thắc mắc. bạn vui lòng liên hệ 

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là
 19006199 để được hỗ trợ.

Trong những ngày chuẩn bị cho kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I và trong những ngày đầu tiên Chính phủ Liên hiệp kháng chiến chính thức được Quốc hội Khóa I bầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng.

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là
Chính phủ Liên hiệp kháng chiến làm lễ ra mắt và tuyên thệ trước Quốc hội tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2/3/1946. Ảnh tư liệu

1. Ứng phó linh hoạt với “thù trong” để kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I được tiến hành

Thắng lợi của Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Khóa I ngày 06/01/1946 đã tạo nên một Quốc hội liên hiệp, đồng thời đặt một nền móng vững chắc cho công cuộc củng cố, tái thiết đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Thắng lợi đó cũng khẳng định uy tín của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và sự ủng của Nhân dân ta đối với Nhà nước Việt Nam mới. 

Mặc dù giành được thắng lợi, nhưng kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I chưa thể tiến hành ngay được bởi sự phá hoại của các tổ chức Việt gian phản cách mạng. 

Đứng trước thử thách trên và yêu cầu bức thiết là phải có ngay một Chính phủ chính thức do Quốc hội bầu, có đầy đủ tư cách, năng lực, hiệu lực pháp lý, đại diện hợp pháp duy nhất thay mặt cho toàn thể nhân dân Việt Nam giải quyết mọi quan hệ đối nội, đối ngoại của đất nước và giải quyết những vấn đề cấp bách của dân tộc, Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy cái không thay đổi để ứng biến với cái luôn thay đổi để ứng phó với nạn “thù trong” (Dĩ bất biến, ứng vạn biến), nhằm cô lập các thế lực phản động, hạn chế sự chống phá của chúng để kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa I được tiến hành. 

Sau nhiều nỗ lực đấu tranh chống mọi sự phá hoại, chống đối của Việt Quốc, Việt Cách (vừa kiên quyết, vừa nhân nhượng và hòa giải) nhằm tạo không khí ổn định cho Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội Khóa I như: nhượng bộ để Nguyễn Hải Thần (Chủ tịch Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ. Thuyết phục Việt Quốc, Việt Cách tôn trọng công ý của nhân dân và đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của các Đảng phái, kiên quyết không để Việt Quốc, Việt Cách nắm giữ các Bộ quan trọng như Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính…, hoãn cuộc Tổng Tuyển cử đến ngày 06/01/1946 (2), thỏa thuận những điều kiện hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách. Mở rộng Chính phủ lâm thời, mời 50 người của Việt Quốc và 20 người của Việt Cách vào Quốc hội. Cải tổ Chính phủ lâm thời thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời (2) , mở rộng thêm thành phần Chính phủ để thêm một số thành viên của Việt Quốc. Việt Cách. 

Ngày 07/01/1946, dưới sự Chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đồng Chính phủ Liên hiệp lâm thời đã tiến hành họp quyết định: Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 03/3/1946 và lập ra Ủy ban trù bị khai Quốc hội gồm các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Cù Huy Cận, Dương Đức Hiền. Sau đó, ngày 09/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 3/NV ấn định Quốc hội sẽ họp tại Hà Nội vào ngày Chủ nhật 03/3/1946 (3),...

Tuy nhiên, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đang cố gắng, nỗ lực để hoàn tất mọi công việc để tiến tới kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I một cách khẩn trương, thể hiện sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thì Việt Quốc, Việt Cách dưới cái vỏ “thống nhất mọi lực lượng để chống xâm lăng” ngang nhiên công khai đòi giải tán Chính phủ Liên hiệp lâm thời (chỉ chưa đầy 10 ngày sau thành lập mà họ đã thỏa thuận với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời), đòi thành lập Chính phủ Liên hiệp quốc gia không cần họp Quốc. Mục đích của họ nhằm gây sức ép lên Tổng bộ Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh để đòi 1/3 ghế trong Quốc hội, 1/3 ghế là của những người không đảng phái, và 07 ghế Bộ trưởng các bộ quan trọng trong Chính phủ trước khi quân Tưởng rút về nước.

Đáp lại những đòi hỏi của Việt Quốc, Việt Cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ vẫn giữ nguyên tắc bất di bất dịch là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, kiên quyết trước những yêu sách vô lí, đồng thời kiên trì thương lượng và thuyết phục để đi đến những thỏa thuận có lợi cho Chính quyền cách mạng, có lợi cho quốc gia, dân tộc. 

Tại phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo cáo trước Hội đồng Chính phủ về việc thương lượng giữa các đảng phái và việc thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến gồm 10 Bộ: có 4 đảng phái tham gia, mỗi đảng sẽ 02 bộ, riêng Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng sẽ do hai người trung lập nắm giữ và sẽ lập một Ủy ban kháng chiến và một Đoàn Cố vấn. Ngày 25/02/1946, trên cơ sở báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 21/02/1946, sau nhiều lần thương lượng, Hội nghị liên tịch giữa Việt Minh, Dân chủ, Việt Quốc, Việt Cách đã đi đến thống nhất: thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến chính thức gồm 10 Bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng do trung lập nắm giữ, Bộ Tài chính, Giao thông Công chính, Giáo dục, Tư pháp do Việt Minh và Dân chủ nắm giữ, Bộ Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội, Canh Nông do Việt Quốc nắm giữ; thành lập Ủy viên kháng chiến Hội để chuyên lo việc kháng chiến; thành lập Quốc gia cố vấn đoàn do Cố vấn tối cao làm trưởng đoàn để giúp ý cho Chính phủ,...

Như vậy, với việc lấy cái không thay đổi để ứng biến với cái luôn thay đổi  để ứng phó với nạn “thù trong”, kiên định với mục tiêu cách mạng, kiên quyết với mọi yêu sách vô lí của các thế lực phản cách mạng, đồng thời kiên trì thuyết phục trên cơ sở nhân nhượng có nguyên tắc, chấp nhận cải tổ bộ máy ở trung ương và cho phép các đảng phái tham gia chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không chỉ chuyển được sức ép nguy hiểm và có nguy cơ bị thủ tiêu bởi các hành động phá hoại của kẻ thù ra bàn thương lượng, ngăn chặn kịp thời được sự lấn át của chúng trong việc giành sự kiểm soát chính quyền, mà còn đảm bảo quyền lãnh đạo tối cao thuộc về Chính quyền cách mạng và đưa các thế lực phản cách mạng vào thế phải chịu sự kiểm soát. Không những vậy, thông qua sự nhân nhượng, thỏa hiệp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn tạo nên những điều kiện căn bản để Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa I được tổ chức thành công, bầu ra Chính phủ chính thức, tạo ra cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao của Chính phủ ta. Ngày 02/03/1946, Quốc hội Khóa I đã được tiến hành sớm hơn so với dự kiến một ngày và bầu ra một Chính phủ Liên hiệp kháng chiến chính thức, đủ tử cách và hiệu lực để ta tiến hành cuộc đàm phán ngoại giao với Pháp ngay sau đó. Đây chính là một bước hòa để tiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhằm tránh cùng một lúc phải chiến đấu vời nhiều kẻ thù và từng bước gạt dần quân Tưởng và bè lũ tay sai phản cách mạng ra khỏi đất nước, đồng thời kéo dài thời gian hòa hoãn để ta tranh thủ mọi mặt củng cố chính quyền cách mạng, bồi bổ lực lượng, chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến kiến quốc lâu dài. 

2. Lập ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến, tạo nên cơ cấu liên hiệp đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau khi lãnh đạo Chính phủ Lâm thời tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội ở nước ta (ngày 06/01/1946) và lãnh đạo Chính phủ Liên hiệp lâm thời đi đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa I (ngày 02/3/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến để Quốc hội cử ra chính thức.

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là
Quyết định của Quốc hội truy nhận Chính phủ Liên hiệp kháng chiến tại khóa họp thứ I Quốc hội nước Việt Nam DCCH ngày 02/3/1946. Nguồn: TTLTQGIII, Phông Quốc hội, hồ sơ 03, tờ 35

Tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I, nhân danh Chính phủ Liên hiệp lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Diễn văn khai mạc báo cáo các công việc đã làm trong 6 tháng của Chính phủ Lâm thời; báo cáo về việc bổ sung 70 ghế Quốc hội không thông qua bầu cử cho hai đảng Việt Quốc, Việt Cách và đề nghị Quốc hội chuẩn y. Đồng thời, Người tuyên bố Chính phủ Liên hiệp lâm thời xin trao quyền lại cho Quốc hội, để Quốc hội tổ chức một Chính phủ mới. Người nói: “Chính phủ phải thừa nhận trước Quốc hội là con nhiều việc lớn lao nữa nên làm, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên Chính phủ chưa làm hết. Gánh nặng do Chính phủ để Quốc hội, cho Chính phủ mới và Quốc hội sẽ cử ra sau đây”. Người cũng trình bày những việc hệ trọng cần kíp đặt ra cho Chính phủ mới và hứa sẽ đem hết tài năng cống hiến cho Tổ quốc. Cuối cùng Người nói: “Bây giờ Chính phủ lâm thời giao quyền lại cho Quốc hội để tổ chức một Chính phủ mới: một Chính phủ kháng chiến và kiến quốc” (4) .

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là
Trang đầu tiên Báo cáo của Hồ Chủ tịch về việc lập Chính phủ kháng chiến tại khóa họp thứ I Quốc hội nước Việt Nam DCCH, ngày 02.3.1946
Nguồn: TTLTQGIII, Phông Quốc hội, hồ sơ 03, tờ 28

Ghi nhận những công lao to lớn của Chính phủ Liên hiệp lâm thời đối với đất nước, Quốc hội Khóa I, kỳ họp thứ nhất đã biểu dương: “Chính phủ lâm thời lãnh đạo quốc dân vượt qua trở lực… Nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhờ sự ủng hộ và lòng hy sinh của toàn thể quốc dân, Chính phủ lâm thời đã làm được nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc trong tình thế nghiêm trọng của nước nhà”, đồng thời tuyên bố Chủ tịch Hồ Chí Minh “xứng đáng với Tổ quốc” (5) và giơ tay tán thành bầu cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ, Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch và giao cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch thành lập Chính phủ mới.

Được sự tín nhiệm của Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo việc thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến (mà Người đã dựng lên sau nhiều lần thương lượng với các đảng Dân chủ, Việt Quốc Việt Cách trước đó), Người nói:“Chắc Quốc hội cũng biết rằng Chính phủ này ra mắt gồm có các đại biểu các đảng phái và các anh em không đảng phái, trước đây đã thương lượng và thoả thuận với nhau, vì vậy sự tổ chức mới được nhanh chóng như thế. Bây giờ tôi xin giới thiệu những bộ trưởng cử ra, đều là những người có tuổi tác, danh vọng, đạo đức, một mặt có thể giúp ý kiến cho Chính phủ, một mặt có thể điều khiển quốc dân” (6). Người đã đọc tên từng người của Chính phủ để ra mắt Quốc hội. - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Tường Tam - Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng - Bộ trưởng Bộ Kinh tế: Chu Bá Phượng - Bộ Trưởng Bộ Tài chính: Lê Văn Hiến - Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng: Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Xã hội, kiêm Y tế, Cứu quốc và Lao động: Trương Đình Tri - Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Đặng Thai Mai - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp: Vũ Đình Hoè - Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính: Trần Đăng Khoa

- Bộ trưởng Bộ Canh nông: Bồ Xuân Luật

Về cố vấn đoàn do Vĩnh Thụy (Cố vấn tối cao) đảm nhiệm. Kháng chiến Uỷ viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch và Vũ Hồng Khanh làm Phó Chủ tịch.

Sau khi Quốc hội công nhận Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn và Kháng chiến uỷ viên hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh xin phép Quốc hội đọc Lời tuyên thệ nhậm chức: “Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Tối cao cố vấn đoàn và Ủy viên hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, xin thề quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc gìn giữ nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hi sinh tính mệnh cũng không từ”(7).

Sau lời tuyên thệ, đại diện Quốc hội đã đọc lời chào mừng Chính phủ mới quyết định truy nhận và “trao quyền bính” cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ chí Minh lập ra, đồng thời giao nhiệm vụ cho Chính phủ: “Chính phủ Liên hiệp kháng chiến có nhiệm vụ thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng của quốc dân về phương diện quân sự, tuyên truyền cũng như về phương diện hành chính tư pháp, tổng động viên nhân lực và tài sản của Quốc gia theo sự nhu cầu của tình thế, để đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn.…Chính phủ Liên hiệp kháng chiến phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và toàn thể quốc dân. Quốc hội thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam chúc Chính phủ Liên hiệp kháng chiến vượt hết mọi trở lực và làm tròn nhiệm vụ”(8). 

Như vậy, sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách cam go và vô cùng quyết liệt, dưới sự chỉ đạo và ứng biến linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỳ họp đầu tiên Quốc hội Khóa I đã được tiến hành, bộ máy Chính phủ liên hiệp chặt chẽ các đảng phái, kể cả trong lẫn ở hải ngoại mới về được thành lập và được Quốc hội bầu chính thức, tạo nên một Chính phủ Liên hiệp kháng chiến có cơ cấu liên hiệp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có đủ uy tín, có quyền hành pháp cao nhất, hiệu lực nhất, để trở thành đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, thực hiện mọi quan hệ đối nội, đối ngoại của đất nước. Có thể nói, đây là một thành tựu có tính chất lịch sử to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam mới mà Người đặc biệt quan tâm thực hiện.

3. Thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để tranh thủ cho cuộc kháng chiến lâu dài

Sau khi được Quốc hội chuẩn y danh sách thành viên Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đệ trình tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa I, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có một Chính phủ liên hiệp kháng chiến có đầy đủ tư cách pháp lý để tiếp xúc, thương lượng với Pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Trước đó, các cuộc đàm phán Việt – Pháp đã diễn ra trên thực tế, cụ thể là: Ngày 01/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các ông Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám chính thức gặp Thiếu tá Jean Sainteny (Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Bắc Bộ), ông Léon Pignon (một viên chức cựu trào của cơ quan thuộc địa Pháp), ông Louis Caput (Bí thư Đảng Xã hội Pháp ở miền Bắc) để trao đổi các vấn đề rộng rãi liên quan đến mối quan hệ Việt – Pháp. Cuộc gặp này có thể được coi là cuộc trao đổi đầu tiên giữa đại diện của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện của Chính phủ Pháp. Tại cuộc họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ ý muốn có cuộc gặp gỡ với Đô đốc Thierry D Argenlieu (Cao ủy Pháp tại Đông Dương) để bàn và thảo một kế hoạch đàm phán Việt – Pháp.

Cuối tháng 02/1946, đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện của Chính phủ Pháp đã có những cuộc tiếp xúc với nhau. Trong cuộc họp với Jean Sainteny ngày 25/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại lập trường của Việt Nam trong quan hệ Việt – Pháp là “độc lập và hợp tác”. Còn Jean Sainteny nói rõ nước Pháp có thể công nhận Việt Nam có Chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nhưng là một nước tự trị trong Liên hiệp Pháp (9). Hai bên đều thấy cần phải tạo một không khí hòa dịu, trước lúc mở cuộc thương lượng Việt – Pháp. 
Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết tại Trùng Khánh, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương. Tình thế mới này đòi hỏi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi thực hiện đàm phán với thực dân Pháp, phải lựa chọn và quyết đoán nhanh chóng.

Từ ngày 01/3 – 03/03/1946, các cuộc đàm phán bí mật Việt – Pháp được tiếp tục được thực hiện, nhưng chưa đạt được thỏa thuận về các vấn đề cơ bản.
Ngày 04/3/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến sau khi được Quốc hội bầu, đã tiến hành phiên họp Hội đồng Chính phủ đầu tiên quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại. Theo đó, về ngoại giao với Pháp, Hội đồng Chính phủ đề ra nguyên tắc: Chính phủ Việt Nam chỉ nhận điều đình với Chính phủ Pháp theo nguyên tắc “Dân tộc tự quyết” của Hiến chương Đại Tây Dương. Cũng trong ngày 04/03/1946, Hội đồng Chính phủ họp bất thường về ngoại giao với Pháp. Sau đó Hội đồng Chính phủ đã quyết định cử Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam phụ trách công việc đàm phán với Pháp.

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ với đại diện Chính phủ Pháp Sanh-tơ-ny ở số 4 Lê Lai - Hà Nội, ngày 06/3/1946. (đồng chí Hoàng Minh Giám đang đọc bản Hiệp định). TTLTQGIII, Phông Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, SLT 212 - 726

Sau đó, cuộc trao đổi áp chót giữa Việt Nam và Pháp được tiến hành và kéo dài tới 2.00 giờ sáng ngày 06/3/1946, nhiều vấn đề lớn như: thống nhất ba kì, Nam Kì và công thức thoả hiệp do Việt Nam nêu ra đã được phía Pháp chấp nhận. Chính phủ Pháp cam kết công nhận quyết định của nhân dân qua cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, vấn đề thể chế chính trị của Việt Nam thì chưa được 02 bên thống nhất. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đòi Pháp phải công nhận nền độc lập của Việt Nam, còn Pháp chỉ muốn coi ta là một quốc gia tự trị, … Cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm ra được cách giải quyết. Công thức “quốc gia tự do” trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp do Hồ Chí Minh chọn để nói về chủ quyền của Việt Nam đã được phía Pháp chấp nhận.

Sáng 06/3/1946, Hội đồng Chính phủ họp phiên đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Tham gia phiên họp có Trưởng ban thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội, Trưởng đoàn Cố vấn tối cao và nhiều vị bộ trưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Hội đồng Chính phủ báo cáo nội dung của bản Hiệp định và sự nhân nhượng cần thiết liên quan đến quyền lợi của quốc gia với các đại biểu tham dự Hội nghị. Cuối cùng, Hội đồng đã ký vào một biên bản đặc biệt tán thành ký Hiệp định Sơ bộ. Đồng thời ủy quyền cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh thay mặt Chính phủ ký hiệp định trên với đại diện Chính phủ Pháp.

Người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước về đối nội đối ngoại là
Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946 
Nguồn: TTLTQGIII

Vào lúc 16.00 giờ chiều ngày 06/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh đã kí với Jean Sainteny, đại diện của Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 06/3/1946 tại nhà 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện của Trung Quốc, Mỹ, Anh và Louis Caput (đại diện Đảng xã hội Pháp). Nội dung căn bản của Hiệp định này như sau: 

“1. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ của mình, nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Việc thống nhất ba “kỳ” Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết. 2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy. 3. Các điều khoản trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi ký hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ  nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực” (10).  

Như vậy, sau một thời gian đàm phán thương lượng và nhân nhượng có nguyên tắc với đại diện của Chính phủ Pháp (diễn ra cùng thời điểm với các hoạt động chuẩn bị cho Tổng tuyển cử, chuẩn bị cho kỳ họp đầu tiên của Quốc hội và sau khi Chính phủ được Quốc hội Khóa I kỳ họp đầu tiên bầu chính thức), thỏa thuận Việt – Pháp đã được ghi nhận bằng Hiệp định sơ bộ 06/3 được ký kết chính thức giữa hai bên, tạo nên hành lang pháp lí cho các cuộc thương lượng Việt - Pháp tiếp theo sau đó (Hội nghị trù bị Đà Lạt (từ ngày 19/4 - 11/5/1946), Hội nghị Fontainebleau (từ ngày 6/7 - 01/8/1946), chuyến thăm Pháp của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam (từ ngày 25/4 - 16/5/1946), chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vị thế “thượng khách” của Chính phủ Pháp và bản Tạm ước 14/9/1946).  ***

Tóm lại, những hoạt động đối nội, đối ngoại của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu trong thời điểm trước, trong và sau Kỳ họp đầu tiên Quốc hội I là những hoạt động có tính chất lịch sử to lớn. Những hoạt động này, không chỉ góp phần vào đưa nước Việt Nam mới vượt qua tình thế hiểm nghèo, mà còn tăng cường củng cố khối đoàn kết toàn dân, làm thất bại mọi mưu đồ đen tối của các thế lực phản cách mạng, mà còn tạo nên cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh chính trị và ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những hoạt động này cũng khẳng định quyết định sáng suốt, sách lược khôn khéo, ứng phó tài tình, linh hoạt, khéo léo của Chủ tịch Hồ Chí Minh - con người của những quyết sách lịch sử, hiện thân của những khát vọng đối với nhân dân và tiền đồ của đất nước Việt Nam mới./.

Trịnh Châu

----------------------

Chú thích:  1.  Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ số 01, tờ số 125  2.  Việt Nam Quốc dân công báo, ngày 05/01/1946, tr1  3. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ số 2, tờ số 3.  4. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Phông Quốc hội, Hồ sơ số 3, tờ số 25-27  5. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Phông Quốc hội, Hồ sơ số 3, tờ số 28-29  6. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Phông Quốc hội, Hồ sơ số 3, tờ số 30, 31, 32  7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn kiện Quốc hội toàn tập. Tập 1: 1945-1960. Nxb Chính trị Quốc gia. H:2006, tr50  8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn kiện Quốc hội toàn tập. Tập 1: 1945-1960. Nxb Chính trị Quốc gia. H:2006, tr51-52  9. Báo Cứu quốc số 178, ngày 28/02/1946.  10. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, Hồ sơ số 1720, tờ số 33-34