Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Thời gian vừa qua, lợi dụng dịch COVID-19, rất nhiều cơ sở kinh doanh tăng giá bán khẩu trang và dung dịch sát khuẩn đã bị các cán bộ quản lý thị trường kiểm tra, lập biên bản và xử phạt. Vậy hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường được quy định thế nào?

Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là gì?

Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quản lý thị trường (Pháp lệnh) quy định Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

Phạm vi kiểm tra

Điều 17 Pháp lệnh quy định về nội dung này như sau:

1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

3. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Hình thức kiểm tra

Theo Điều 18 Pháp lệnh, có 3 hình thức kiểm tra, gồm:

1. Kiểm tra định kỳ.

2. Kiểm tra chuyên đề.

3. Kiểm tra đột xuất.

Quyết định kiểm tra

Quyết định việc kiểm tra của quản lý thị trường được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh, cụ thể:

1. Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

2. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm ban hành quyết định kiểm tra;

– Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra;

– Họ, tên cá nhân, tên tổ chức, địa điểm kiểm tra;

– Nội dung kiểm tra;

– Thời hạn kiểm tra;

– Họ, tên, chức vụ của Trưởng Đoàn và thành viên Đoàn kiểm tra;

– Họ, tên, chức vụ của người ban hành quyết định kiểm tra.

Quyết định kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề phải được tổ chức thực hiện trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra đột xuất phải được tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.

Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra

Điều 20 Pháp lệnh quy định về nội dung này như sau:

Quyết định kiểm tra định kỳ, quyết định kiểm tra chuyên đề được ban hành căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra định kỳ và chuyên đề được gửi cho đối tượng được kiểm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan ngay sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

Quyết định kiểm tra đột xuất được ban hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được thẩm tra, xác minh, bao gồm: từ phương tiện thông tin đại chúng; từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; từ đơn yêu cầu kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân;

– Có đề xuất kiểm tra của công chức đang thi hành công vụ;

– Có yêu cầu kiểm tra bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thời hạn kiểm tra

1. Khi tiến hành kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra công bố và giao quyết định kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

2. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:

– Thời hạn một cuộc kiểm tra tại nơi kiểm tra không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra;

– Trường hợp vụ việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn một cuộc kiểm tra có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn một cuộc kiểm tra do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.

3. Thời gian không được tính vào thời hạn kiểm tra bao gồm:

– Thời gian thẩm tra, xác minh để kết luận việc kiểm tra;

– Thời gian tổ chức, cá nhân được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra.

Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra được thành lập để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Việc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra phải bằng văn bản của người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

2. Đoàn kiểm tra phải có từ hai công chức Quản lý thị trường trở lên; Trưởng Đoàn kiểm tra phải có thẻ kiểm tra thị trường. Thành viên của Đoàn kiểm tra phải không trong thời gian chấp hành kỷ luật hoặc bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

3. Công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra trong trường hợp có vợ, chồng, con, bố, mẹ, anh ruột, chị ruột hoặc em ruột của mình hoặc của vợ, chồng là đối tượng kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức là đối tượng kiểm tra.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra

1. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra.

2. Khi tiến hành kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền:

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với Đoàn kiểm tra. Trường hợp tổ chức, cá nhân được kiểm tra không có người đại diện, cá nhân không có mặt tại nơi kiểm tra thì Đoàn kiểm tra vẫn tiến hành việc kiểm tra nhưng phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã và người chứng kiến;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc người đại diện cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;

– Kiểm tra hàng hóa, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra;

– Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của người đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra tại nơi kiểm tra;

– Lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm để trưng cầu giám định, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;

– Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung Hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường được quy định thế nào? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.

Xem thêm: Công an phường có được kiểm tra tạm trú vào ban đêm không

(HNMO) - Trong 2 tuần cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2022, số người mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội tăng đột biến, dẫn tới nhu cầu mua, sử dụng các loại vật tư y tế như các kit test nhanh, thuốc điều trị Covid-19... tăng cao. Một số đối tượng lợi dụng tình hình phức tạp đã đẩy giá bán các thiết bị lên cao, gây nhiễu loạn thị trường. Trước thực tế này, chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch.

Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Cán bộ y tế huyện Phú Xuyên cấp, phát thuốc cho bệnh nhân Covid-19 điều
trị tại nhà (xã Phúc Tiến).

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ

Tìm hiểu thực tế tại quận Long Biên, phóng viên nhận thấy, trên địa bàn phường Việt Hưng hiện có 15 hiệu thuốc và 7 phòng khám đang hoạt động. UBND phường đã kiểm tra chặt chẽ và giao lực lượng y tế cùng các lực lượng chức năng kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện, chấn chỉnh vi phạm trong việc bán thuốc, thiết bị y tế, xét nghiệm.

Phó Chủ tịch UBND phường Việt Hưng Giáp Thị Thanh Nhàn cho biết, UBND phường cũng giao các tổ dân phố, cán bộ cơ sở cùng vận động người dân tham gia giám sát, phát hiện báo cáo sai phạm của các cơ sở bán thuốc, chữa bệnh để UBND phường có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, đến nay, UBND phường chưa phải lập biên bản xử lý trường hợp nào vi phạm các quy định hành nghề cũng như quy định của các cấp về lĩnh vực kinh doanh thuốc và khám bệnh.

Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Lãnh đạo huyện Hoài Đức kiểm tra công tác phòng dịch Covid-19 tại
Trạm Y tế xã Sơn Đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Đức Giang Nguyễn Thị Thuần, toàn phường có 25 nhà thuốc, 25 cơ sở khám, chữa bệnh, 8 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế. Thực hiện chỉ đạo của các cấp, UBND phường liên tục kiểm tra nhắc nhở và chưa phát hiện sai phạm nào phải xử phạt.

Theo Trưởng phòng Y tế huyện Phú Xuyên Nguyễn Thị Bích Phượng, toàn huyện có 60 quầy thuốc nhỏ lẻ tại các xã, thị trấn, khu dân cư, không có cơ sở kinh doanh vật tư y tế lớn. Qua nắm bắt dư luận, số người mắc Covid-19 trên địa bàn huyện tăng đột biến, trung bình mỗi ngày hơn 700 F0 nên nhu cầu mua, sử dụng các loại vật tư y tế tăng cao.

Nhưng qua thực tế kiểm tra tại các cửa hàng thuốc, hầu như không bày bán các mặt hàng này, mỗi cửa hàng chỉ để số lượng rất nhỏ từ 5 đến 10 bộ test nhanh.

"Ngoài ra, đối với các mặt hàng vật tư y tế khác và thuốc trong điều trị cũng như hỗ trợ điều trị Covid-19, không có hiện tượng khan hàng hoặc giá cả tăng cao", bà Phượng khẳng định.

Tại huyện Mê Linh, theo Trưởng phòng Y tế huyện Nguyễn Thành Khang, UBND huyện đã ban hành văn bản số 505/UBND-YT ngày 4-3-2022 về việc tăng cường quản lý đối với việc mua, bán thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn.

Qua rà soát, kiểm tra 23 cơ sở kinh doanh thuốc, khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn huyện, lực lượng chức năng chưa phát hiện các trường hợp vi phạm kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá thuốc và các thiết bị y tế trên địa bàn. Các cơ sở kinh doanh thuốc, kit test nhanh cũng ký cam kết không tăng giá bán, không tự ý buôn bán các loại thuốc có chứa hoạt chất Molnupiravir, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để điều trị Covid-19.

Tương tự, tại huyện Quốc Oai, qua rà soát, có 142 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược. Đoàn liên ngành của huyện đã kiểm tra được 15 nhà thuốc và chưa phát hiện cơ sở kinh doanh nào bán thuốc Molnupiravir...

Xử lý, ngăn chặn kịp thời vi phạm

Song song với việc kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh thuốc và thiết bị y tế, các địa phương cũng quyết liệt xử lý, ngăn chặn kịp thời các vi phạm. Tại quận Cầu Giấy, trao đổi với phóng viên, Phó Trưởng phòng Y tế quận Nguyễn Thị Tô Hà cho biết, thực hiện chỉ đạo của các cấp và chỉ đạo của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, Phòng Y tế quận đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc điều trị Covid-19 và kit test xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn quận từ ngày 1-1 đến 9-3.

Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Theo đó, các lực lượng đã tuyên truyền và ký cam kết đến 318 nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế trên địa bàn quận. 100% cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập ký cam kết nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, giữ ổn định giá thuốc, trang thiết bị, hóa chất sát khuẩn, khẩu trang, vật tư y tế. Đồng thời, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực y tế, quản lý thị trường kiểm tra 15 nhà thuốc, cơ sở kinh doanh thiết bị y tế, xử lý 7 vụ việc với số tiền 64,5 triệu đồng, số hàng hóa vi phạm trị giá 170 triệu đồng.

Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Cán bộ liên ngành quận Cầu Giấy kiểm tra các cơ sở kinh doanh
thuốc trên địa bàn quận.

Tương tự, mới đây, Công an quận Hoàng Mai phát hiện lô hàng gồm 5 thùng giấy, bên trong có chứa 3.000 bộ xét nghiệm nhanh Covid-19, tập kết trước cửa nhà số 8 đường Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt. Tại thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng là Q.Đ.Th (sinh năm 1991, ở huyện Đông Hưng, Thái Bình) không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc lô hàng. Hiện, Công an quận Hoàng Mai đang củng cố hồ sơ xử lý Q.Đ.Th về hành vi buôn bán hàng giả trong mùa dịch.

Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch cũng rất khẩn trương tại quận Hai Bà Trưng. Từ ngày 1-3 đến nay, Công an quận phối hợp với Quản lý thị trường số 5 đã phát hiện và thu giữ 4 vụ mua bán, vận chuyển hàng hóa là que test nhanh Covid-19 và hàng trăm hộp thuốc Liên Hoa Thanh Ôn (được giới thiệu là thuốc điều trị Covid-19) giả trôi nổi trên thị trường...

Quản lý thị trường kiểm tra nhà thuốc

Công an quận Hai Bà Trưng và quản lý thị trường bắt giữ vụ thuốc
điều trị Covid-19 giả.

Thượng úy Đoàn Ngọc Tú, cán bộ Đội Cảnh sát kinh tế (Công an quận Hai Bà Trưng) cho biết, phương thức của các đối tượng không mới, chủ yếu là thu gom, mua hàng trôi nổi trên mạng và giao bán trên các trang Zalo hoặc Facebook. Khi có khách đặt hàng, các đối tượng đặt ship hoặc dùng các đơn vị vận chuyển để gửi đến cho khách hàng. Các đối tượng thường xé nhỏ lô hàng ra để bán, việc vận chuyển rất đơn giản, có thể bằng xe máy, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý.

Tại địa bàn huyện Hoài Đức, Đội trưởng Đội quản lý thị trường Hoài Đức Nguyễn Huy Cường cho biết nhằm quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, nguốn gốc các thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống, chữa bệnh Covid-19 trên địa bàn, cơ quan chức năng huyện đã yêu cầu 36 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế ký cam kết bán hàng theo quy định, đúng giá niêm yết, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, có hóa đơn, chứng từ... Để siết chặt quản lý thị trường, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chức năng huyện tổ chức kiểm tra, phát hiện, xử phạt vi phạm 10 triệu đồng đối với 1 cửa hàng có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, là 115 máy đo nồng độ oxy SP02, trên nhãn có chữ PULSE, tổng trị giá 17,25 triệu đồng.

Ông Vũ Văn Huyện, Đội Phó Đội Quản lý thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết, sắp tới, đơn vị tiếp tục rà soát, ngăn chặn hành vi buôn bán các sản phẩm y tế liên quan đến chống dịch trôi nổi trên thị trường. "Hiện tại, toàn bộ các sản phẩm chữa trị Covid-19 phải nằm trong danh sách được kiểm định và toàn bộ các sản phẩm về thuốc phải được cấp phép để sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng các hàng hóa không rõ nguồn gốc gây nguy hiểm cho người dùng và không bảo đảm an toàn", ông Huyện cảnh báo.

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.