Các đề thi học sinh giỏi tỉnh môn văn 9 năm 2024

Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học

  • Các em có thấy gì không? Cả phòng học vang lên câu trả lời:
  • Đó là một vệt đen. Thầy giáo nhận xét:
  • Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận:
  • Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với những mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. ( Theo nguồn Internet ) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

2- Câu 2 (12,0 điểm): Trong văn bản “Tiếng nói văn nghệ” , Nguyễn Đình thi có viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”. Qua văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./.

-----Hết---

Họ và tên thí sinh:.......................................:.............

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. Cách cho điểm:
  • Điểm 7- 8: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, có sự sáng tạo.
  • Điểm 5- 6: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên. Viết bài hoàn chỉnh, đúng kiểu bài song còn mắc một vài lỗi nhở
  • Điểm 3- 4: Hiểu đề, đúng kiểu bài nhưng nội dung chưa đầy đủ, thuyết phục
  • Điểm 1- 2: Bài viết sơ sài, chưa xác định rõ yêu cầu bài viết hoặc viết sai kiểu bài
  • Điểm 0: Không làm bài 2 - Câu 2 (12,0 điểm): A. Yêu cầu chung: *** Về hình thức:**
  • Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh một vấn đề về văn học.
  • Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
  • Diễn đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp; trình bày sạch đẹp, rõ ràng, có cảm xúc.
  • Phương pháp: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề văn chương thông qua việc phân tích một tác phẩm truyện để là rõ vấn đề (luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục, biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu, biết kết hợp yếu tổ biểu cảm trong nghị luận...). * Về nội dung : Đề văn nhằm đánh giá kiến thức thí sinh về một tác phẩm cụ thể đồng thời ở một mức độ nào đó, đánh giá sự hiểu biết của các em về góc độ lí luận văn học, đó là tác dụng của nghệ thuật, cái hay của thơ ca. Ở đề này cái chính là hiểu và lấy văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Đình Thi về văn học nghệ thuật: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”. B. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể viết bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nắm được và làm toát lên những nội dung cơ bản sau: _ Dẫn dắt giới thiệu vấn đề:_* Nhận định trên đã nói lên chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ và chức năng giáo dục của nghệ thuật, của văn chương (tác dụng của nghệ thuật, văn chương.) _ Giải thích một cách khái quát nhận định: -_* Nghệ thuật là một loại hình độc đáo thể hiện cuộc sống qua các hình tượng, nét vẽ, màu sắc, hình khối, âm thanh. Nghệ thuật được tác giả nói ở đây nên hiểu là nghệ thuật văn chương.
  • Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta: nghệ thuật khác với những bài thuyết giảng đạo lí, mà các tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, trong đó các nhà văn gửi gắm những suy tư, ước vọng của mình đến với độc giả. Tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật là thứ tư tưởng náu mình.
  • Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta là: các tác phẩm văn chương tác động vào nhận thức, tâm tư, tình cảm của người đọc, giúp người đọc hiểu được hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm và qua sự rung động mà tác phẩm đem lại người tiếp nhận sẽ nhận thức rõ cái đẹp, cái đúng, cái sai trong thực tế cuộc sống, từ đó có những tình cảm yêu cái tốt đẹp, ghét cái xấu xa sai trái...
  • Khiến chúng ta tự phải bước đi lên đường ấy: Từ những tình cảm tốt đẹp mà tác phẩm nghệ thuật đem lại, người đọc sẽ có hành động phù hợp như kế thừa, phát huy, noi theo những điều tốt đẹp, đấu tranh, phê phán cái xấu xa, lỗi thời, hèn kém... _ Chứng minh nhận định qua văn bản “lặng lẽ Sa Pa”:_*

- Lặng lẽ Sa pa giúp cho người đọc thấy nghị lực phi thường và những phẩm chất cao đẹp của các nhân vật trong truyện mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên đã giúp người đọc thấy rõ những phẩm chất cao đẹp của người lao động mới trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền nam mà thêm trân trọng yêu mến những con người đó:

  • Một con người có nghị lực phi thường: trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống anh vẫn vượt lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ (D/C + PT)
  • Anh có lí tưởng đúng đắn : “Mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”...
  • Anh biết tìm niềm vui trong công việc nhàm chán của mình với suy nghĩ “Mình với công việc là đôi ai bào là một mình được”....
  • Anh ham học hỏi, nghiên cứu khoa học (D/C + PT)
  • Anh là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc “Một giờ sáng vẫn thức dậy đi ốp” mặc dù thời tiết ở Sa Pa rất lạnh giá...
  • Anh còn biết cải thiện cuộc sống, đã trồng rau, trồng hoa, nuôi gà....
  • Anh còn là người rất khiêm tốn, khi người họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn (D/C + PT)
  • Vẻ đẹp anh thanh niên đã có sức lan tỏa đến cô kĩ sư, ông họa sĩ (D/C + PT)
  • Các nhân vật khác như: cô kĩ sư, ông họa sĩ, bác lái xe, ông kĩ sư nông học, anh cán bộ sét, anh cán bộ khí tượng ở đỉnh cao hơn bốn ngàn mét.....đều say mê cống hiến cho đất nước.
  • Qua nhân vật anh thanh niên người đọc thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn của anh anh niên, thấy được ý thức công dân của mình trong cuộc sống.
  • Người đọc khâm phục những đức tính cao đẹp của anh thanh niên để từ đó học tập noi gương, có hành động đúng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay... _ Khẳng định nhận định_* : đánh giá thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
  • Truyện đã góp phần cổ vũ, động viện nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời cũng là bức thông điệp gửi đề mọi người ý thức công dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Thổi bùng trong ta lòng yêu đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước.
  • Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa khẳng định sức mạnh của nghệ thuật nói chung, của văn chương nói riêng. (Lưu ý: Học sinh có thể viết đan xen giữa các yếu tố biểu cảm trong bài song phải có lập luận chặt chẽ để làm sáng tỏ nhận định ). C. Cách cho điểm:
  • Điểm 11 - 12: Đảm bảo đủ các ý cơ bản, trình bày sạch đẹp, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
  • Điểm 9 – 10,75: Đảm bảo tương đối đủ các ý cơ bản, bố cục bài rõ ràng, đầy đủ, lập luận chặt chẽ trình bày bài sạch, đẹp, câu văn giàu cảm xúc. Có thể mắc một hoặc hai lỗi chính tả.
  • Điểm 7 – 8,75: Về cơ bản bài viết đủ ý, bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Có thể mắc vài ba lỗi chính tả, 1-2 lỗi dùng từ.
  • Điểm 4 – 6,75: Bài viết chưa đủ ý, trình bày sơ sài, lập luận chưa được chặt chẽ còn mắc 2-3,75 lỗi chính tả, 1 lỗi câu, 1-2 lỗi dùng từ.
  • Điểm 2 – 3,75: Bài viết thiếu ý nhiều, chưa biết cách lập luận, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu
  • Điểm 0,5 – 1,75: Bài viêt thiếu ý nhiều, có vẻ chưa hiểu đề, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Không hiểu đề, viết linh tinh hoặc để giấy trắng. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

QUẢNG NGÃI Ngày thi: 19/03/ Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 ( 8 điểm): Đọc hai đoạn văn sau: Đoạn 1: “ Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.” ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê Ngữ văn 7 , tập một, NXB Giáo dục, 2005)

Đoạn 2: “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy có một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.” ( An-đéc-xen, Cô bé bán diêm, Ngữ văn 8 , tập một, NXB Giáo dục, 2005) Suy nghĩ của em về hai đoạn văn trên. Qua đó, em muốn nhắn gởi điều gì cho thế hệ trẻ hiện nay.

Câu 2 ( 12 điểm): Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới. Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

.......................ết ...........................

Ghi chú : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀỀ CHÍNH THCỨ

Đềề thi này gồềm 01 trang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNHQUẢNG NGÃI LỚP 9- NĂM HỌC 2014-HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Câu 1 ( 8 điểm): A. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  • Bài viết trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình về hai đoạn văn trên, khuyến khích những bài viết có nhận thức bằng thực tế cuộc sống trải nghiệm của mình. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1- Nêu vấn đề nghị luận: Thói vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại là một thói xấu của con người , điều đó được phản ánh khá rõ nét trong cuộc sống và trong văn chương , cụ thể qua hai đoạn văn( theo đề bài). 2- Khẳng định: Có thể nói, cả hai đoạn văn đều phản ánh thói vô cảm, thờ ơ của con người trong xã hội. 2- Hiểu thế nào là thói vô cảm: Vô cảm là không có tình cảm, cảm xúc, sống khép mình, thờ ơ, lạnh nhạt với tất cả mọi người, mọi việc xung quanh. 2- Biểu hiện của thói vô cảm:
  • Trong văn chương: Thói vô cảm, thờ ơ của con người được phản ánh nhiều trong văn chương, cụ thể: Đoạn 1: Nỗi đau và mất mát quá lớn mà hai anh em Thành, Thủy phải chịu đựng, nhất là với Thủy, em không còn quyền được học tập, vui chơi..ưng “ mọi người vẫn đi lại bình thường..” khiến “tôi” kinh ngạc. Sở dĩ Thành kinh ngạc vì em nhận ra sự lạnh lùng, vô cảm, dửng dưng của người đời... Đoạn 2: Cái chết thương tâm của em bé bất hạnh, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa, giữa sự lạnh lùng vô cảm của người đời...
  • Trong cuộc sống: Cảnh mua bán, cướp giật; thái độ độc ác đối với trẻ em, với những người ăn xin, với những người gặp nạn... 2- Tác hại của thói vô cảm:
  • Vô cảm là một thói xấu, có nguy cơ cho xã hội loài người, làm mất đi lối sống đạo đức, nhân nghĩa ..ủa dân tộc, nhân loại lâu nay.
  • Làm mất tinh thần đoàn kết, tinh thần tương trợ, “thương người như thể thương thân”. 2- Phê phán lối sống vô cảm: một số người chỉ biết vun vén cho cá nhân mà quay lưng lại với cộng đồng, chỉ biết chạy theo giá trị vật chất mà quên đi đạo lí “Lá lành đùm lá rách”... làm mất đi phẩm chất tốt đẹp của con người. -Ca ngợi lối sống đúng đắn, biết yêu thương, quan tâm đến mọi người. 3- Lời nhắn gởi với thế hệ trẻ hôm nay: Hãy nuôi dưỡng lòng nhân ái, sống có trách nhiệm và yêu thương nhiều hơn..... 4- - Khẳng định, khái quát lại vấn đề.
  • Xác định thái độ sống đúng đắn cho bản thân trong tập thể, cộng đồng, thể hiện niềm tin vào tương lai tốt đẹp của xã hội.
  • Biểu điểm: - Kĩ năng: 1 điểm.
  • Kiến thức: 7 điểm. Cụ thể: + Ý 1: 1 điểm

rất nhiệt tình, say mê gắn bó với nó.Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động, cống hiến. 2- Đánh giá, bình luận:

  • Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã đáp ứng được những yêu cầu của lịch sử và thời đại. Ở ngoài tiền tuyến khói lửa là hình ảnh của những người lính dũng cảm, kiên cường. Nơi hậu phương là những người lao động bình dị mang nhịp thở của thời đại mới. Hình ảnh người chiến sĩ và người lao động đã kết tinh thành sức mạnh của con người và dân tộc Việt Nam thế kí XX.
  • Các tác giả văn học thời kì này vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là người lính, người lao động cầm bút để ca ngợi về con người và dân tộc Việt Nam với niềm say mê và tự hào. Họ đã làm nên vẻ đẹp rạng ngời và sức sống mới mãnh liệt cho Văn học Việt Nam.
  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu suy nghĩ hoặc liên hệ mở rộng của bản thân.
  • Biểu điểm: - Kĩ năng: 1 điểm.
  • Kiến thức: 11 điểm. Cụ thể:
  • Ý 1: 1,5 điểm
  • Ý2 : 8 điểm (2: 2 điểm; 2: 4 điểm ; 2: 2 điểm) +Ý 3 : 1,5 điểm
  • Điểm 11-12 : Nội dung bài làm phải đáp ứng được các yêu cầu trên, tỏ ra nắm chắc vấn đề, chứng minh thuyết phục, có nhiều cảm nhận tinh tế, phát hiện sâu sắc. Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục.
  • Điểm 8- 10 : Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu của đề về cả kiến thức và kĩ năng, giải quyết khá thuyết phục các yêu cầu trên. Tuy nhiên các ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc. Diễn đạt khá tốt, lời văn gợi cảm.
  • Điểm 5,5 -7,5 : Bài viết tỏ ra hiểu đề, đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, nội dung trình bày chưa sâu, chưa thật sự làm sáng tỏ vấn đề; còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 3- 5: Bài làm có nội dung song kĩ năng nghị luận chưa tốt, nhiều chỗ lan man, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả.
  • Điểm 0,5- 2,5 :Bài làm quá sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  • Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHANH HOÁĐỀ THI CHÍNH THỨCKỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2013- Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 9 - THCS Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

Câu 1 (2 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong

đoạn thơ sau:

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt

sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng

lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the

xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình

minh...” (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam , NXBVH 1997) Câu 2 (6 điểm) Trong bài thơ Quê hương , Đỗ Trung Quân viết: “ ... Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi...” Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương. Câu 3 (12 điểm) Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. ===== Hết =====

Thi học sinh giỏi bao nhiêu điểm là đậu?

Đối với mỗi môn thi, điểm bài thi được xếp từ cao xuống thấp theo thang điểm 20 và những học sinh có điểm bài thi đạt từ 10 trở lên được công nhận đạt giải học sinh giỏi thành phố. Tỉ lệ học sinh đạt giải chiếm không quá 60% tổng số thí sinh dự thi của môn đó.

Làm thế nào để học tốt môn văn?

Cách học Ngữ văn hiệu quả dành cho học sinh.

Thay đổi quan điểm về văn học..

Đọc sách và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến văn học..

Không nên quá phụ thuộc vào sách mẫu..

Tập trung nghe giảng để ghi nhớ nội dung bài học..

Luyện tập tính tự giác trong quá trình học..

Học bằng sơ đồ tư duy ngắn gọn..

Học với tâm thế thoải mái..

Ngữ văn lớp 9 học những gì?

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh phải học nhiều dạng bài Tập làm văn như: Văn thuyết minh; Văn tự sự; Văn biểu cảm; Văn nghị luận. Đặc biệt, dạng bài học sinh thường gặp nhất trong các đề thi chính là Văn nghị luận, gồm: +/ Nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Nghị luận một hiện tượng đời sống.

Ngữ văn lớp 9 có bài gì?

Soạn văn 9 tất cả các bài, Ngữ văn 9 , tổng hợp văn mẫu hay nhất.

Bài 1. Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà ... .

Bài 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két. ... .

Bài 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. ... .

Bài 4. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ ... .

Bài 5. ... .

Bài 6. ... .

Bài 7. ... .

Bài 8..