Các dấu phẩy trong câu có tác dụng gì để làm được những việc nhọc nhằn đó

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Tiếng Việt 5

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

TÔI YÊU BUỔI TRƯA

Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...

Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều... Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.

Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi ngưòi ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.

Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !

(Nguyễn Thuỳ Linh)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ?

a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh.

b. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ.

c. Cả hai ý trên.

Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ?

a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn.

b. Có khói bếp cùng với làn sương lam.

c. Cả hai ý trên.

Câu 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ?

a. Buổi trưa.

b. Buổi trưa mùa hè.

c. Buổi trưa mùa đông.

Câu 4. "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?

a. Mùa xuân

b. Mùa đông

c. Mùa thu

Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ?

a. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp.

b. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.

c. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.

Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ?

a. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê.

b. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ.

c. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì ?

a. Đem thóc ra phơi.

b. Vun thóc lại thành đống.

c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô.

d. Giẫm lên thóc.

Câu 2. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương ?

a. Thức khuya dậy sớm.

b. Cày sâu cuốc bẫm.

c. Đầu tắt mặt tối.

d. Chân lấm tay bùn.

Câu 3. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên.

Câu 4. Câu "Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !" thuộc kiểu câu gì ?

a. Câu kể

b. Câu cảm

c. Câu khiến

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Dựa vào ý của câu cuối bài, hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn nêu rõ lí do em yêu thích mùa hè :

Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất vì những buổi trưa này đã giúp em hiểu ra rằng...

III. TẬP LÀM VĂN

Câu 1. Em hãy viết đoạn văn tả mảnh sân nhà em giữa trưa hè trong mùa thu hoạch, có phần mở đầu như sau :

Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân...

Câu 2. Hãy viết đoạn văn tả một buổi trong ngày. 

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 Câu 2 Câu 3
c c b
Câu 4 Câu 5 Câu 6
a c b

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. c

Câu 2. b.

Câu 3. trưa, sáng, sương, bầu không khí, chiều, gió, hoàng hôn, sương lam, mùa đông, mùa thu, nắng vàng, nắng, mùa xuân, mùa hè, trưa hè.

Câu 4. b.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo : Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, ai cũng muốn trốn trong bóng râm. Thế mà, bố mẹ em vẫn phải ra sân nóng như cái chảo rang ấy để dũi thóc, gẩy rơm, mặc cho mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt đỏ bừng hằn rõ nỗi vất vả, mệt nhọc. Nhưng nếu không có cái nắng trưa này thì liệu sân thóc kia sẽ ra sao ? Rơm rạ kia sẽ thế nào ? Còn quần áo củi lửa nữa chứ,...

Tôi thầm cảm ơn buổi trưa hè, cảm ơn người nông dân, cảm ơn bố mẹ đã một nắng hai sương để làm ra hạt thóc vàng nuôi tôi khôn lớn.

(Nguyễn Văn Tuấn)

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Dàn bài:

- Cảnh vật cần tả là cảnh gì ? Tả cảnh trong thời gian nào ?

- Lúc đó, thời tiết ra sao ? Trên sân có những gì ?

- Hoạt động gì diễn ra trên sân ?

Tham khảo : Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân nhà tôi. Mặt sân được làm bằng bê tông nóng như chảo rang. Xung quanh sân, những sợi rơm vàng óng bị nắng chiếu cong lên và lạo xạo dưới mỗi bước chân của mẹ. Ở giữa sân là chỗ mẹ tôi phơi thóc. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, mẹ tôi vẫn ra sân dũi thóc bằng đôi chân trần. Sau mỗi bưóc dũi, từng rãnh thóc hiện ra đều đặn như những dòng kẻ trên trang vở của tôi. Trên dây phơi, những bộ quần áo đủ màu sắc, khô cong thơm mùi nắng.

(Nguyễn Thị Sen)

Đề bài 2

Dàn bài:

- Em thích buổi nào trong ngày ? Vào mùa nào trong năm ?

- Mùa đó, vào buổi em tả, thời tiết ra sao ?

- Trong buổi đó có những hoạt động chính nào ? (Người, vật,...)

Tham khảo : Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy trong tiếng gọi mùa xuân. Chao ôi ! Quang cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao ! Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương. Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai như những dải lụa mềm uốn lượn trên không. Trời sáng dần, đằng đông ửng hồng, những tia nắng ban mai đang lan xa. Một ngày mới lại bắt đầu. Trên con đường làng, những đứa trẻ quần áo gọn gàng trông rất đáng yêu, nắm tay nhau tung tăng đến trường. Tiếng cười đùa rộn rã, tiếng hỏi bài ríu rít. Các bác nông dân đi làm sớm, khăn choàng kín mặt, tiếng nói chuyện râm ran. Trên cành cây, tiếng hót của chim chìa vôi, chim chào mào lảnh lót làm cho buổi sáng của làng quê em càng thêm sôi động.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

TTO - Nhiều phụ huynh, giáo viên có ý kiến về đáp án đề thi học kỳ II môn tiếng Việt lớp 5 tại quận 1, TP.HCM ngày 7-5.

Cụ thể, ở câu số 8 của đề thi (0,5 điểm) với nội dung “Các vế trong câu ghép “Con hãy làm trái tim họ bình yên, nếu họ vẫn khóc” được nối với nhau bằng cách nào?”. Có bốn phương án:

A: nối bằng quan hệ từ

B: nối bằng quan hệ từ và nối trực tiếp

C: nối trực tiếp (không dùng từ nối)

D: nối bằng một cặp quan hệ từ.

“Theo đề này thì câu b là câu đúng và nhiều giáo viên, học sinh đều chọn câu b, nhưng đáp án của Phòng giáo dục quận 1 lại là câu a”, một phụ huynh cho biết.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Bình, Phó phòng giáo dục quận 1, giải thích: “Hơn 70 giám khảo và thanh tra chấm là giáo viên lớp 5, giáo viên THCS đều thống nhất đáp án đúng là câu a. Trước khi chấm, tổ chấm cũng đã đưa ra tình huống nhiều học sinh sẽ nhầm lẫn giữa đáp án a và b nếu không nắm chắc lý thuyết.

Tuy nhiên, đáp án chính xác là câu a. Cụ thể, sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5, phần “ghi nhớ” của bài Cách nối các vế câu ghép có ghi rõ: Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép, một là nối bằng những từ có tác dụng nối, hai là nối trực tiếp (không dùng từ nối) và trong trường hợp thứ hai, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. Như vậy, đã nối trực tiếp thì không dùng từ nối và trong câu hỏi trên, đáp án a là chính xác”.

BÀI ĐỌC THẦM: Tại sao mẹ khóc?

Thấy mẹ mình khóc, cậu bé hỏi: “Tại sao mẹ lại khóc?”

Người mẹ đáp:

- Vì mẹ là một phụ nữ, con yêu ạ.

- Con không hiểu - Cậu bé ngơ ngác.

Người mẹ ôm chặt con vào lòng và âu yếm:

- Con không bao giờ hiểu được nhưng nó là như thế đấy.

Thời gian trôi đi. Cậu bé lại hỏi cha:

- Sao mẹ lại khóc hả cha?

- Tất cả phụ nữ đều thế, con trai ạ. – Người cha mỉm cười đáp.

Khi cậu bé trở thành một người đàn ông, anh vẫn thường tự hỏi: “Tại sao phụ nữ lại khóc nhỉ?”

Cuối cùng, anh đã tìm đến nhà hiền triết. Nghe anh hỏi, nhà hiền triết đáp: “Khi thượng đế tạo ra phụ nữ, người đã làm cho họ thật đặc sắc. Người cho họ một sự dũng cảm để nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình, người thân, bạn bè. Ngay cả trong những lúc mọi người dường như buông trôi, dù có nhọc nhằn đến mấy đi nữa họ cũng không bao giờ than thở. Người cho họ tình cảm để họ yêu thương con cái, sự hi sinh, chịu đựng ngay cả khi con họ gây cho họ đau khỏ. Để làm được những việc nhọc nhằn đó, Người đã cho họ những giọt nước mắt để rơi, để họ sử dụng bất cứ lúc nào và đấy là điểm yếu duy nhất của họ. Khi con thấy họ khóc, hãy nói họ con yêu họ biết bao và nếu họ vẫn khóc, con hãy làm trái tim họ được bình yên”.

Câu 8 (0,5 điểm): Các vế trong câu ghép “Con hãy làm trái tim họ bình yên, nếu họ vẫn khóc.” được nối với nhau bằng cách nào?

a. Nối bằng một quan hệ từ.

b. Nối bằng quan hệ từ và nối trực tiếp.

c. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).

d. Nối bằng một cặp quan hệ từ.

(Trích “Đề thi học kỳ II, môn Tiếng Việt lớp 5 ngày 07/05/2013, Phòng giáo dục quận 1, TP.HCM)