Các cơ quan ban hành văn bản pháp luật ppt năm 2024

  • 1. VĂN BẢN Tổng số tín chỉ: 2 - Lý thuyết: 28 tiết - Kiểm tra : 2 tiết HỆ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
  • 2. KHẢO [1]. Tên TG (2009), Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [2]. Tên TG (2007), Kỹ năng, nghiệp vụ quản lý Hành chính Nhà nước, NXB Khoa học và kỹ thuật. [3]. Văn bản luật về soạn thảo văn bản và thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ về soạn thảo văn bản hành chính. ngày 18/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 [4] Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 về công tác văn thư.
  • 3. GIÁ - Điểm chuyên cần (attention): 10% - Điểm kiểm tra giữa kỳ (midterm): 30% - Điểm thi cuối kỳ (final): 60%
  • 4. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
  • 5. nghĩa chung nhất: văn bản là chuỗi ký hiệu ngôn ngữ, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung, ý nghĩa trọn vẹn. 1.1.1. Văn bản
  • 6. là hình thức thể hiện và truyền đạt (bằng ngôn ngữ viết) ý chí của cá nhân hay tổ chức tới các cá nhân hay tổ chức khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện những hành vi nhất định, đáp ứng yêu cầu của người hay tổ chức soạn thảo. 1.1.1. Văn bản
  • 7. là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định.  Đằng sau chữ dịch: DIỆT  Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm – Đặng Trần Côn 1.1.1. Văn bản
  • 8. quản lý nhà nước. các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Văn bản quản lý nhà nước được cấu thành bởi các thành tố: Là các quyết định và thông tin quản lý phục vụ cho công tác quản lý nhà nước Các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân
  • 9. quản lý nhà nước. Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
  • 10. quản lý hành chính nhà nước. Văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của văn bản quản lý nhà nước, bao gồm những văn bản của các cơ quan nhà nước (mà chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước) dùng để đưa ra các quyết định và chuyển tải các thông tin quản lý trong hoạt động chấp hành và điều hành.
  • 11. theo hiệu lực pháp lý 1.2. Phân loại  Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luật, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. (theo định hướng XHCN) a. Văn bản quy phạm pháp luật
  • 12. theo hiệu lực pháp lý 1.2. Phân loại  Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia thành 2 loại: Các văn bản luật và các văn bản dưới luật.  Theo Hiến pháp 2013 (sửa đổi 1992) của nước ta quy định hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại văn bản có giá trị pháp lý từ cao đến thấp như sau: a. Văn bản quy phạm pháp luật
  • 13. Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được quy định trong Hiến pháp. Các văn bản này có giá trị pháp lý cao nhất. Các văn bản khác khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của các văn bản luật và không được trái với quy định trong các văn bản luật.
  • 14. Luật: - Là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật. Vì vậy, khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với những quy định của văn bản luật.
  • 15. QUAN BAN HÀNH TÊN VĂN BẢN VĂN BẢN LUẬT Quốc hội Hiến pháp; Bộ luât Luật; Nghị quyết VĂN BẢN DƯỚI LUẬT - Uỷ ban thường vụ Quốc hội - Pháp lệnh, Nghị quyết - Chủ tịch nước - Lệnh, quyết định - Chính phủ - Nghị quyết, nghị định - Thủ tướng Chính phủ - Quyết định, chỉ thị - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ - Quyết định, chỉ thị, thông tư - Hội đồng thẩm phán TANDTC - Nghị quyết - Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC - Quyết định, chỉ thị, thông tư - Giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bộ, cơ quan ngang Bộ – TANDTC, VKSNDTC; TANDTC - VKSNDTC, CQ NN có thẩm quyền - Tổ chức chính trị-xã hội - Nghị quyết, thông tư liên tịch - Hội đồng nhân dân các cấp - Nghị quyết - Uỷ ban nhân dân các cấp - Quyết định, chỉ thị
  • 16. Là hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị cơ bản và kiến trúc thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản QPPL. + Bộ luật: là cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội (ví dụ: Bộ luật Hình sự,Bộ luật Tố tụng Hình sự,Bộ luật Lao động,Bộ luật Dân sự,...). + Luật: trình tự ban hành và hiệu lực giống bộ luật điều chỉnh hẹp hơn, chỉ trong một lĩnh vực hoạt động,một ngành hoặc một giới (ví dụ: Luật đất đai, Luật thuế, Luật xây dựng,...). * Công dụng các hình thức văn bản luật: Hiến pháp; Bộ luật; Luật …
  • 17. là văn bản do Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành quy định những vấn đề về chính sách, chế độ chưa đủ điều kiện ban hành luật. Pháp lệnh sau một thời gian thực hiện có thể trình quốc hội xem xét ban hành thành luật + Nghị Định: là qui định những điều phải thực hiện nhằm mục đích nào đó. Nghị Định do người đứng đầu Chính phủ ban hành nên mọi công dân có trách nhiệm thực hiện đúng theo các điều khoản trong đó. * Công dụng các hình thức văn bản dưới luật: Pháp lệnh; Nghị Định; Nghị quyết; Thông tư ; chỉ thị ; Liên tịch
  • 18. Văn bản quy phạm pháp luật do UBTVQH ban hành để ghi lại và truyền đạt những kết luận và quyết định tại các kỳ họp của mình về những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp… +) Thông tư: là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành +) chỉ thị: Là những mệnh lệnh mang tính chỉ định về một nội dung công việc nào đó và bắt buộc thực hiện của người hoặc cấp có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới, hay cấp trực thuộc.... +) Liên tịch: là sự thống nhất liên kết giữa các đơn vị với nhau . ví dụ thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương là thông tư trong đó hướng dẫn thực hiện cho các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của hai Bộ đó * Công dụng các hình thức văn bản dưới luật: Pháp lệnh; Nghị Định; Nghị quyết; Thông tư ; chỉ thị ; Liên tịch
  • 19. bản dùng để truyền đạt thông tin trong hoạt động quản lý NN. Nhằm mục đích giải quyết các công việc cụ thể, thông tin phản ánh tình hình hoặc ghi chép các ý kiến, kết luận trong các hội nghị, thông tin giao dịch giữa các cơ quan với nhau hoặc các cơ quan với công dân. Nó mang tính thông tin quản lý, chứ không mang tính quyết định quản lý nên nó không mang tính quyền lực, áp đặt, không đảm bảo tính cưỡng chế của NN. b. Văn bản hành chính thông thường Khái niệm:
  • 20. 2. Công điện 3. Thông cáo 4. Thông báo 5. Báo cáo 6. Tờ trình 7. Biên bản 8. Đề án, phương án 9. Kế hoạch, chương trình 10. Diễn văn 11. Các loại đơn 12. Hợp đồng 13. Các loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép…) 14.Cácloại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…) Hệ thống các loại văn bản hành chính thông thường
  • 21. văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra quy tắc xử sự riêng đối với một nhóm đối tượng, với các hoạt động nghiệp vụ riêng, trên cơ sở những quy định chung và quyết định quy phạm pháp luật; của cơ quan cấp trên, nhằm giải quyết công việc cụ thể, phù hợp chức năng quyền hạn Các loại VB: Nghị quyết;Lệnh; Chỉ thị; Điều lệ; Quy chế;Quy định c). Văn bản cá biệt
  • 22. Các văn bản chuyên ngành về chuyên môn, kỹ thuật thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành. - Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức trính trị, chính trị - xã hội quy định. d. Văn bản chuyên môn – kỹ thuật
  • 23. chuyên môn: Trong các lĩnh vực tài chính, tư pháp, ngoại giao… - Văn bản kỹ thuật: Trong các lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, khí tượng, thủy văn…
  • 24. là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền. (được lưu tại văn thư).  “Bản chính” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Dùng phát hành (gửi đi) * “Bản sao” Là bản được sao nguyên từ các bản chính có giá trị như các bản chính đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. a. Theo tính chất sử dụng 1.2.2. Phân theo hình thức
  • 25. nội dung và phạm vi sử dụng, chia văn bản hành chính thành 2 loại:  Văn bản thông dụng Là những văn bản được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý của các cơ quan.  Văn bản chuyên môn Là loại văn bản thể hiện chuyên môn nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của một ngành hoặc một lĩnh vực công tác nhất định. b. Theo nội dung
  • 26. đến Là những văn bản do cơ quan khác ban hành và gửi tới. Ví dụ: Chỉ thị, thông tư của cơ quan cấp trên gửi xuống; báo cáo, tờ trình của cơ quan cấp dưới gửi lên hoặc công văn hành chính của các cơ quan ngang cấp gửi tới. - Văn bản đi Là văn bản do cơ quan ban hành nhằm mục đích gửi cho các cơ quan khác. Ví dụ: Báo cáo, tờ trình gửi lên cơ quan cấp trên; Chỉ thị, quyết định gửi cơ quan cấp dưới. - Văn bản lưu hành nội bộ Là văn bản do cơ quan ban hành nhưng chỉ sử dụng trong nội bộ cơ quan, không gửi ra ngoài. c. Theo nguồn gốc xử lý văn bản
  • 27. sử dụng rộng rãi: Phổ biến cho mọi đối tượng tiếp nhận. không bí mật  Văn bản mật: Văn bản chỉ sử dụng (phổ biến) trong phạm vi hẹp, có nội dung bí mật của Nhà nước, của cơ quan kinh tế, chính trị, quốc phòng…. Mức độ mật như: mật, tuyệt mật, tối mật. d. Theo phạm vi sử dụng (rộng hẹp);
  • 28. đối tượng tiếp nhận văn bản thực hiện ngay với mức độ theo thời gian thực hiện như: Khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc. e. Theo mức độ cần thiết theo thời gian:
  • 29. hóa – sử liệu 1.3 Chức năng văn bản I II III IV V Chức năng xã hội
  • 30. năng cơ bản nhất: ghi lại các thông tin quản lý trong hệ thống quản lý hoặc từ cơ quan này đến cơ quan khác, giúp các cơ quan thu nhận thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý và đánh giá các thông tin thu được đó qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác. Thông tin truyền tải trong văn bản gồm: + Thông tin quá khứ: Là những thông tin liên quan đến những sự việc đã được giải quyết trong quá trình hoạt động và đã qua của các cơ quan quản lý.. + Thông tin hiện tại. + Thông tin tương lai.  Chức năng thông tin
  • 31. các quy phạm pháp luật và các quan hệ về mặt luật pháp tồn tại trong xã hội. - Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể. - Vận dụng các quy phạm pháp luật vào đời sống thực tế, vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội trên phương diện pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành. - Đảm bảo pháp lý cho các cơ quan, các đơn vị thực hiện bảo vệ quyền lợi mọi người trước pháp luật. Chức năng pháp lý của văn bản gắn liền với mục tiêu ban hành và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý. -Tạo mối ràng buộc về trách nhiệm giữa cơ quan và cá nhân.  Chức năng pháp lí
  • 32. quản lí - điều hành - Là công cụ tổ chức điều hành hoạt động quản lý nhà nước, trong phạm vi không gian và thời gian. - Chức năng này phát huy trong thực tiễn thì phải đảm bảo được khả năng thực thi Ví dụ: Các văn bản như quyết định, chỉ thị, thông tư, công văn hướng dẫn các công việc cho cấp dưới.
  • 33. văn hóa – sử liệu - Thông qua hệ thống văn bản, chủ thể ban hành có thể đưa vào đó các yếu tố văn hóa, các giá trị truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc nhằm giáo dục công dân; ta có thể thấy được những định chế cơ bản trong lối sống, nếp sống văn hóa của từng thời kì lịch sử. - Chức năng sử liệu của văn bản được phản ánh những biến cố xã hội, những sự kiện lịch sử đã hoặc đang xảy ra.
  • 34. xã hội - Các văn bản có khả năng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Văn bản ban hành chuẩn xác phù hợp tiến bộ xã hội phù hợp với nhu cầu xã hội. - Văn bản có thể phá vỡ mối quan hệ xã hội cũ tạo lên quan hệ xã hội mới.
  • 35. về Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước có liên quan đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan, đơn vị. - Thông tin về Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan, đơn vị. - Thông tin về hoạt động, quan hệ công tác giữa các cơ quan, các đơn vị với nhau. - Thông tin về đối tượng bị quản lý; sự biến động của các cơ quan, đơn vị; chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị. - Thông tin về Các kết quả đạt được trong quá trình quản lý… 1.4. VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH *) Văn bản là cơ sở đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của cơ quan.
  • 36. lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng, chính xác và đúng đối tượng, được đối tượng bị quản lý thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm được ý đồ của lãnh đạo để nhiệt tình, yên tâm và phấn khởi thực hiện. - Hệ thống văn bản giúp cho truyền đạt các thông tin quản lý một cách rộng rãi, đồng loạt và có độ tin cậy cao *) Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý, điều hành hoạt động
  • 37. là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo, quản lý Kiểm tra là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho bộ máy lãnh đạo và quản lý hoạt động có hiệu quả. Kiểm tra là một trong những biện pháp để nâng cao trình độ tổ chức trong công tác của các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay. Để kiểm tra có hiệu quả cần chú ý đúng mức cả 2 phương tiện của quá trình hình thành và giải quyết văn bản: Kiểm tra hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý thông qua hệ thống văn bản không thể tách rời
  • 38. pháp luật hành chính gắn liền với việc đảm bảo quyền lực Nhà nước trong hoạt động quản lý của các cơ quan. Các công dân có thể hoạt động theo những chuẩn mực pháp lý thống nhất, phù hợp với sự phân chia quyền hành trong quản lý Nhà nước. - Do đó, văn bản là công cụ tất yếu của việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng. *) Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật
  • 39. CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 1. 5.1 Hiệu lực về thời gian * Thời điểm có hiệu lực - Các văn bản không chứa đựng quy phạm pháp luật : Có hiệu lực từ thời điểm ký ban hành, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. - Các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật : + Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. + Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. + Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.
  • 40. về không gian và đối tượng áp dụng - Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan NN TW có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, trừ trường hợp văn bản đó có quy định khác. - Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền NN ở địa phương có hiệu lực trong phạm vi địa phương của mình. - Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của VN hoặc điều ước quốc tế mà CH XHCN VN ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Văn bản không chứa đựng quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với phạm vi hẹp, cụ thể, đối tượng rõ ràng, được chỉ định đích danh hoặc tùy theo nội dung ban hành.
  • 41. áp dụng văn bản. - Văn bản áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. - Nếu văn bản có quy định, quyết định khác nhau thì áp dụng các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn (của Chính Phủ cao hơn của Bộ) - Văn bản do cùng cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản ban hành sau - Các văn bản đình chỉ thi hành thì ngừng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền về việc: + Không hủy bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực. + Bị hủy bỏ thì văn bản hết hiệu lực. - Văn bản quản lý nhà nước hết hiệu lực (toàn bộ hoặc một phần) khi: + Hết thời gian có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. + Được thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan Nhà nước ban hành văn bản đó. + Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành văn bản hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản mới.