Các bài văn mẫu để ôn thi lớp 6 năm 2024

Mời bạn cùng tham khảo bài văn mẫu lớp 6 do Taimienphi.vn cung cấp. Đây là những bài văn hay do chúng tôi tham khảo, chọn lọc giúp các em có thêm tư liệu ôn tập và biết cách viết một bài văn hoàn chỉnh, chuẩn về ngữ nghĩa được thầy cô giáo đánh giá cao. Bạn đọc có thể tham khảo và tải miễn phí những bài văn mẫu lớp 6 về máy để dùng nếu cần.

Bài văn mẫu lớp 6 có rất nhiều chủ đề, từ những đề bài đơn giản đến những đề bài có yêu cầu khó hơn, cao hơn. Nhìn chung đây là những bài văn chuẩn về ngữ pháp cũng như có sự sáng tạo, chọn lọc trong nội dung. Qúy phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm và tham khảo để dùng.

1. Bài văn mẫu lớp 6 mang tính chất tham khảo

Bất kỳ một môn học nào cũng cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng cũng như có những tài liệu đi kèm để tham khảo. Văn mẫu là những bài văn đã được viết sẵn theo một chủ đề nhất định. Những đề bài này có thể sẽ không chính xác 100% hoặc cũng có nội dung không giống với đề bài mà giáo viên sẽ ra. Tuy nhiên những tài liệu giáo dục học tập này chỉ mang tính chất tham khảo, giúp cho các em học sinh có thể nắm bắt được cách viết, hiểu được văn phong, cảm nhận được và biết cách viết được một bài văn hay và sâu sắc. Các con không nên lạm dụng và không nên sao chép y nguyên 100% nội dung của bản chính mà chỉ đọc để cảm nhận, để hiểu và sau đó viết lại theo văn phong của mình.

Các bài văn mẫu để ôn thi lớp 6 năm 2024

2. Nội dung các bài văn mẫu vô cùng đa dạng

Bài văn mẫu lớp 6 mà Taimienphi.vn cung cấp bao gồm rất nhiều các dạng đề bài khác nhau. Nhìn chung những đề văn này xoay quanh hai kỹ năng cơ bản là tả và kể. Đây là những kỹ năng mà ngay từ khi còn học bậc Tiểu học các em đã được làm quen. Tuy nhiên càng lớn thì mức độ “khó” cũng như yêu cầu của đề bài chắc chắn sẽ cao hơn. Bạn có thể tham khảo Bài văn mẫu kể về một việc tốt em đã làm để hiểu cụ thể hơn về cấu trúc một bài văn hoàn chỉnh.

Bài văn mẫu lớp 6 từ những đề bài đơn giản như: Tả một đêm trăng đẹp đến những đề thi khó hơn như: Cảm nghĩ ngày đầu tiên tới trường, kể về những đổi thay ở địa phương em, tả một ngày mùa đông mưa phùn….đến những đề bài có liên quan đến các tác phẩm văn học như: Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Lợn cưới áo mới”, phát biểu cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”….

Những bài văn mẫu này cũng giúp các em làm bài tốt hơn khi gặp các đề thi tương tự, biết cách dẫn dắt vấn đề, phát triển vấn đề dựa trên những gì đã được học.

3. Một số phương pháp giúp các em làm văn tốt

Bài văn mẫu lớp 6 chỉ mang tính chất tham khảo, muốn làm bài tốt, muốn đạt được điểm số cao và viết được những bài văn chất lượng các em cần chú ý một số yếu tố sau.

Đọc nhiều hơn

Yêu cầu cơ bản đầu tiên của việc học văn đó chính là cần phải đọc nhiều, có đọc bạn mới hiểu được nội dung, mới biết được mình cần phải viết những gì. Có đọc bạn mới cảm nhận được tác phẩm văn học cũng như nắm bắt được tinh thần chung để viết. Việc đọc nhiều sẽ khiến các em “ngấm” dần những kiến thức văn học. Nếu không đọc chắc chắn người học sẽ không thể nào viết được một bài văn hoàn chỉnh. Bạn có thể đọc các tác phẩm hoặc đọc những bài văn mẫu lớp 6 để xem cách viết và hiểu nội dung cũng như biết cách sáng tạo, triển khai ý.

Những bài văn mẫu lớp 5 cũng là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 5 với những bài văn mẫu tiêu biểu để các em tham khảo, thông qua bài văn mẫu lớp 5 các em sẽ trau dồi được vốn từ ngữ, khả năng viết và khả năng sắp xếp các ý trong bài.

Viết nhiều hơn

“Văn ôn võ luyện”, đây là câu nói rất quen thuộc với nhiều người và nhất là đối với các em học sinh. Việc học nếu như không có sự ôn tập kỹ càng thì chắc chắn sẽ không thể nào có thể học tốt được. Học văn cũng vậy, muốn làm văn tốt bên cạnh việc trau dồi những kiến thức cần thiết, đọc nhiều thì bạn cũng cần phải viết nhiều. Có viết nhiều thì văn phong mới tiến bộ hơn, khi bạn tự viết một bài mẫu sau đó đọc lại xem câu cú, ngữ pháp như vậy đã ổn chưa để từ đó biết được mình cần phải trau dồi, bổ sung, sửa chữa như thế nào để bài viết lần sau tốt hơn. Cách học này sẽ giúp người học tiến bộ hơn rất nhiều và nội dung bài viết cũng sẽ chất lượng hơn.

Ngoài ra, các em học sinh có thể download bộ đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 để tự kiểm tra kiến thức của mình, với bộ Đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 kèm đáp án chi tiết, các em sẽ biết kiến thức của mình tới đâu để khắc phục cũng như rèn luyện thêm.

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 năm 2023 trong thời gian sắp tới, môn Toán và Tiếng Việt là 2 môn thi bắt buộc mà các bậc phụ huynh cần lưu ý trong quá trình ôn thi của các con. Trong bài viết này, HOCMAI sẽ chia sẻ đến các phụ huynh những thông tin cần thiết để có thể hỗ trợ cho việc ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt để các con có được kết quả tốt nhất.

I. Phần Tiếng Việt

Trong phần này, các em học sinh cần tập trung vào một số nội dung sau:

Quy tắc viết chính tả

1. Quy tắc viết các chữ c/k; g/gh; ng/ngh

– Viết các chữ k, gh, ngh trong trường hợp khi đứng trước các âm chính bao gồm có: i, ê, e, iê, ia.

Ví dụ: nghịch, kiếm, kem, ghi, ghê,…

– Viết c, g, ng khi đứng trước các âm còn lại. Ví dụ: cầm, gỗ, ngang,…

2. Quy tắc viết các chữ l/n; r/d/gi; s/x; tr/ch

Trong tiếng Việt, khi viết các từ liên quan tới các chữ l/n; r/d/gi; s/x hay tr/ch thông thường các em học sinh phải dựa trên ý nghĩa của từ chứa hiện tượng chính tả này trong ngữ cảnh câu.

3. Quy tắc viết iê/yê, ia/ya; uô/ua; ưa/ươ

– Viết iê khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, vd: tiếng, miền, chiêm, tiếp,…

– Viết yê khi âm tiết không có phụ âm đầu, không có âm đêm và có âm cuối (khi yê mở đầu âm tiết)

Một số ví dụ ao gồm có: yên, yếm, yêu,… hoặc viết chữ yê khi đứng sau âm đệm u & âm tiết có âm cuối

Một số ví dụ: uyên (uyên ương), uyển (uyển chuyển), chuyên, truyện, thuyết,…

– Chữ ia trong trường hợp đứng ngay đằng sau phụ âm đầu & âm tiết không có sự xuất hiện của âm cuối

Một số ví dụ về chữ ia: chia, tỉa, mía,…

– Viết chữ ya khi đứng sau âm đệm & âm tiết mà không có âm cuối, ví dụ khuya, tuya,…

– Viết chữ uô khi đứng phía sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, một số ví dụ: cuộc, muốn, khuôn, buồm, chuối,…

– Viết chữ ua khi đứng ở phía sau phụ âm đầu & âm tiết không có âm cuối, một số ví dụ: mua, của, chúa, búa,…

– Viết chữ ươ khi đứng ở phía sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, một số ví dụ: mười, người, mượn, bước, cướp,…

– Viết chữ ưa khi đứng ở phía sau phụ âm đầu & âm tiết không có âm cuối, một số ví dụ: chưa, thưa, cứa, cửa,…

4. Về các quy tắc viết hoa

4.1. Quy tắc viết hoa là tên riêng của người, tên dân tộc, tên một vị trí địa lí Việt Nam

– Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng: Ví dụ: Vũ Mạnh Dũng, Mai Văn Thành,… Tày, Kinh, Mông,… Hà Nội, Hưng Yên,…

– Đối với trường hợp tên của dân tộc và tên người thuộc các dân tộc thiểu số tại Việt Nam mà có cấu tạo từ nhiều âm tiết thì viết hoa chữ cái đầu của các bộ phận cấu thành tên riêng và gạch nối giữa các âm tiết tạo thành mỗi bộ phận.

Vd: Ba – na, Xơ – đăng,… H’hen – Niê,…

– Đối với trường hợp có một số địa danh, tên gọi bao gồm hai bộ phận thì thêm dấu gạch ngang ở giữa các hai bộ phận đó. Một số ví dụ: tỉnh Thừa Thiên – Huế, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,…

4.2. Quy tắc viết hoa tên riêng của người, tên vị trí địa lí nước ngoài

– Trương trường hợp tên riêng của người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm qua Hán Việt thì quy tắc viết hoa giống như quy tắc viết hoa tên người ở Việt Nam

Vd: Khổng Tử, Lưu Bị, Lữ Bố,… Luân Đôn, Thụy Sĩ…

– Đối với trường hợp tên riêng của người người, tên vị trí địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp thì viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận cấu thành tên riêng; bộ phận được tạo thành bởi nhiều tiếng hoặc âm tiết thì giữa các tiếng hay âm tiết cần sử dụng dấu gạch nối.